Câu điều kiện là loại câu được sử dụng khá phổ biến trong tiếng Anh. Đây cũng là một chủ điểm ngữ pháp gây khó khăn cho người học về cách phân biệt, cách sử dụng, cách chia động từ,… Vì thế trong bài viết hôm nay hocketoanthue.edu.vn sẽ cung cấp các kiến thức liên quan để bạn hiểu hơn về câu điều kiện trong tiếng Anh.

Khái niệm câu điều kiện trong tiếng Anh

Câu điều kiện là câu diễn tả một giả thiết về một sự việc, mà sự việc đó chỉ có thể xảy ra khi điều kiện được nói đến xảy ra.

Câu điều kiện gồm có hai phần (hai mệnh đề), trong đó: mệnh đề nêu lên điều kiện chứa “if” là mệnh đề phụ hay mệnh đề điều kiện còn mệnh đề nêu lên kết quả là mệnh đề chính.

Ex: If it rains, we will study at home. 

(“If it rains” là mệnh đề điều kiện còn “we will study at home” là mệnh đề chính.)

Hai mệnh đề này có thể đổi vị trí cho nhau. Tuy nhiên, nếu mệnh đề chính đứng trước thì giữa hai mệnh đề không cần dấu phẩy, còn ngược lại thì phải có dấu phẩy.

Ex: 

You will pass the exam if you hard-working. – Bạn sẽ vượt qua kỳ thi nếu bạn chăm chỉ học tập.

=> If you hard-working, you will pass the exam. – Nếu bạn chăm chỉ học tập, bạn sẽ vượt qua kỳ thi.

*
Khái quát chung về câu điều kiện

Các loại câu điều kiện

Câu điều kiện loại 1

Định nghĩa: Câu điều kiện loại 1 (còn được gọi là câu điều kiện có thực ở hiện tại) được dùng để diễn tả một sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai nếu có một điều kiện nào đó.

Cấu trúc:

 

Mệnh đề điều kiện

Mệnh đề chính

Cấu trúc

If + S + V s(es)…

S + will / can/ may + V1 (won’t/can’t + VI)

Cách dùng

Điều kiện có thể thực sự xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai.

Kết quả có thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai nếu điều kiện trong mệnh đề if xảy ra.

Cách chia động từ

Thì hiện tại đơn

Will + V-inf

Ví dụ

If it rains, we will cancel the picnic. – Nếu trời mưa, chúng tôi sẽ hủy chuyến đi chơi picnic.

Câu điều kiện loại 2

Định nghĩa: Câu điều kiện loại 2 dùng để diễn tả một sự việc không thể xảy ra trong hiện tại nếu có một điều kiện nào đó không xảy ra.

Cấu trúc:

 

Mệnh đề điều kiện

Mệnh đề chính

Cấu trúc

If + S + V-ed /V2…

To be: were / weren’t

S + would / could / should + V1 (wouldn’t / couldn’t + V1)

Cách dùng

Điều kiện không có thật ở hiện tại.

Kết quả không thể xảy ra trong hiện tại nếu điều kiện trong mệnh đề if không xảy ra.

Cách chia động từ

Thì quá khứ hoàn thành

would + have + V3/V-ed

Ví dụ

If I spoke Chinese, I would work in Singapore. – Nếu tôi biết nói tiếng Trung Quốc, tôi sẽ làm việc ở Singapore.

Câu điều kiện loại 3

Định nghĩa: Câu điều kiện loại 3 là câu dùng để nói về một sự việc đã không thể xảy ra trong quá khứ nếu có một điều kiện nào đó.

Cấu trúc:

 

Mệnh đề điều kiện

Mệnh đề chính

Cấu trúc

lf + S + had + P.P

S + would / could / should + have + P.P

Cách dùng

Điều kiện không thể xảy ra trong quá khứ, chỉ mang tính ước muốn hay một giả thuyết trái ngược với thực trạng ở quá khứ.

Kết quả không thể xảy ra trong quá khứ nếu điều kiện trong mệnh đề if không xảy ra.

Cách chia động từ

Thì quá khứ đơn

Would + V-inf

Ví dụ

If I had hard-working, I would have passed the exam. – Nếu tôi đã chăm chỉ thì tôi đã vượt qua kỳ thi.

Những cách khác để diễn đạt câu điều kiện

Câu điều kiện loại 0

Câu điều kiện diễn tả thói quen, một hành động thường xuyên xảy ra nếu điều kiện được đáp ứng hay diễn tả một sự thật hiển nhiên, một kết quả tất yếu xảy ra.

Cấu trúc: If + S + V-inf, S + V-inf

If + mệnh đề 1 (thì hiện tại đơn), mệnh đề 2 (thì hiện tại đơn)

Chúng ta sử dụng cấu trúc này khi muốn nhắn nhủ ai đó.

Ex: If you see Huy, you tell him I’m in Vietnam. – Nếu bạn gặp Huy, bạn hãy nhắn với anh ấy rằng tôi đang ở Việt Nam nhé.

If + mệnh đề 1 (thì hiện tại đơn), mệnh đề 2 (mệnh lệnh thức)

Sử dụng cấu trúc này khi muốn nhấn mạnh điều gì đó.

Ex: If you have any question, please call me. – Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì, thì hãy gọi cho tôi.

Khi diễn tả thói quen, trong câu điều kiện thường xuất hiện các từ như often, usually, always,…

Ex: 

If water is frozen, it expands. – Nếu nước bị đông đặc nó nở ra.

Annie usually walk to school if she has enough time. – Annie thường đi bộ đến trường nếu cô ấy có thời gian.

*
Câu điều kiện trong tiếng Anh

Câu điều kiện hỗn hợp

Ngoài các câu điều kiện loại 1, 2, 3 thì trong tiếng Anh còn có nhiều cách khác nhau được dùng để diễn tả điều kiện trong mệnh đề chỉ điều kiện với “if”. Câu điều kiện hỗn hợp là trộn các loại câu điều kiện với nhau. 

Ex: 

If she hadn’t worked late last night, she wouldn’t be too tired now. – Nếu cô ấy không làm việc muộn vào đêm qua, bây giờ cô ấy sẽ không quá mệt mỏi.

If I were she, I would have learned English earlier. – Nếu tôi là cô ấy, tôi đã học tiếng Anh sớm hơn.

Câu điều kiện ở dạng đảo 

Trong 3 loại câu điều kiện thì câu điều kiện loại 2, 3 thường được dùng ở dạng đảo bằng cách dùng should, were, had đảo lên trước chủ ngữ.

Đảo ngữ câu điều kiện loại 1: Should + S + V-inf, S + Will +V-inf

Ex: Should I meet her next Friday, I will give her this letter. = If I meet her next Friday, I will give her this letter.

Đảo ngữ câu điều kiện loại 2: Were + S + to + V-inf, S + Would + V-inf

Ex: Were I you, I would buy this car = If I were you, I would buy this car.

Đảo ngữ câu điều kiện loại 3: Had + S + V3/Ved, S + Would have + V3/Ved

Ex: Had she driven carefully, the casualty wouldn’t have happened. = If she had driven carefully, the casualty wouldn’t have happened.

Những trường hợp khác trong câu điều kiện

Unless = If…not (Trừ phi, nếu…không)

If you aren’t hard-working, you can’t pass the exam. = Unless you are hard-working, you can’t pass the exam.

Cụm Từ đồng nghĩa

Những cụm từ có thể thay cho if trong câu điều kiện như: 

– Suppose/ Supposing: giả sử như

– In case: trong trường hợp

– Even if: ngay cả khi, cho dù 

– So long as, as long as, provided (that), on condition (that): miễn là, với điều kiện là

Ex: Supposing (that) she is wrong, what will she do then?

Without: không có 

Ex: Without money, life would be difficult. = If there were no water, life would be difficult.

Trên đây là toàn bộ kiến thức lý thuyết của câu điều kiện trong tiếng Anh hy vọng sẽ giúp bạn trong quá trình phát triển trình độ ngữ pháp của bản thân.