Mùa hè năm 1921, khi đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập, đất nước đang chìm trong hỗn loạn bởi xung đột và đói nghèo.

Bạn đang xem: Đảng cộng sản muốn khẳng định tính chính danh năm 100 tuổi

Một ngày tháng 7/1921, trong một ngôi trường tại Tô giới Pháp ở Thượng Hải, 12 người đàn ông tập hợp lại để thành lập một lực lượng chính trị mới, là đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trung Hoa Dân Quốc khi đó vẫn loay hoay trong những xung đột dân sự và nạn đói nghèo hoành hành, một thập kỷ sau sự sụp đổ của triều Thanh vào năm 1911, chấm dứt hàng nghìn năm phong kiến.

Những người thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc được truyền cảm hứng từ Cách mạng tháng Mười ở Nga. Tuy nhiên, chặng đường sau đó của đảng Cộng sản Trung Quốc không hề dễ dàng, với những thất bại liên tiếp và nhiều năm bất định.

Năm 1927, một cuộc nổi dậy của đảng chống lại Quốc dân đảng bị đàn áp một cách thảm khốc, khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Những thành viên còn lại phân tán, với một số người tái hợp tại một vùng núi thuộc tỉnh Giang Tây, nơi Mao Trạch Đông trở thành lãnh đạo.



Tại đây, những người cách mạng tuyên bố thành lập Cộng hòa Xô viết Trung Hoa vào năm 1930, nhưng 4 năm sau phải đối mặt với vòng vây của lực lượng Tưởng Giới Thạch. Cuộc Vạn lý Trường chinh, rút lui khỏi căn cứ địa, được tiến hành và kết thúc vào năm 1935, khi những người còn lại trong quân đội của Mao Trạch Đông đến được tỉnh Thiểm Tây. Một trong những lãnh đạo bấy giờ là Tập Trọng Huân, cha của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Xem thêm: Điểm Chuẩn Cao Đẳng Sư Phạm Tphcm 2021 Chính Xác, Trường Cao Đẳng Sư Phạm Trung Ương Tp

Từ căn cứ mới này, đảng Cộng sản Trung Quốc đã chiến đấu với quân Nhật trong Thế chiến II, đồng thời vận động đông đảo những người theo chủ nghĩa dân tộc. Sau khi Nhật đầu hàng phe Đồng minh vào năm 1945, cuộc chiến giữa đảng Cộng sản và Quốc dân đảng lại tiếp tục với chiến thắng cuối cùng thuộc về những người Cộng sản. Phe Tưởng Giới Thạch chạy khỏi đại lục, đến đảo Đài Loan.

Tình hình trong nước cũng không tươi sáng. Năm 1958, đảng Cộng sản Trung Quốc phát động phong trào Đại Nhảy Vọt, đưa hàng triệu nông dân vào các nhà máy nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa. Bước ngoặt này, cùng các thiên tai và việc giới chức phóng đại quá mức số lượng ngũ cốc hiện có đã dẫn đến Nạn đói Lớn, giai đoạn hàng chục triệu người chết đói.

Năm 1966, với lời cảnh báo của Mao Trạch Đông rằng "những kẻ theo chủ nghĩa xét lại" đang tìm cách lật đổ chính quyền, Trung Quốc bắt đầu cuộc Đại Cách mạng Văn hóa Giai cấp Vô sản, với mục tiêu chính là loại bỏ phần tử tư sản.

Trong giai đoạn đầu, Cách mạng Văn hóa do các đơn vị Hồng vệ binh tiến hành. Họ sử dụng hình thức đấu tố, ngược đãi, làm nhục bất kỳ ai bị coi là "kẻ thù của giai cấp". Những năm sau đó, thế hệ trẻ được đưa về vùng nông thôn để khơi dậy tinh thần cách mạng. Trong số này có Tập Cận Bình và Vương Nghị, người sau này trở thành Ngoại trưởng Trung Quốc.

Bất chấp những biến cố và thách thức, Eric Li, nhà khoa học chính trị tại Thượng Hải, chỉ ra rằng "khả năng tự đổi mới mạnh mẽ" là một đặc điểm nổi bật của đảng Cộng sản Trung Quốc, với minh chứng là công cuộc dẫn dắt quốc gia lớn nhất thế giới sau khi nắm quyền vào năm 1949.

Sau khi ông Mao qua đời năm 1976, dấu mốc được cho là chấm dứt một giai đoạn biến động, đảng Cộng sản Trung Quốc một lần nữa chứng minh khả năng này với việc mở cửa đất nước và cải cách kinh tế. Khởi đầu bằng các đặc khu kinh tế vào đầu những năm 1980, 4 thập kỷ sau, Trung Quốc đứng trước ngưỡng cửa trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.