Chia sẻNotice: Trying to access array offset on value of type bool in /home/hocketoanthue.edu.vntneduv/public_html/hocketoanthue.edu.vntn.edu.vn.vi/wp-content/themes/publhocketoanthue.edu.vnher/includes/shortcodes/bs-social-share.php on line 339

Vóc dáng nhỏ nhắn, tóc búi cao, gương mặt hiền hậu, bà Phạm Chi Lan mang dáng dấp của một nhà giáo hơn là một chuyên gia kinh tế cấp cao của Chính phủ. Thế nhưng, đằng sau vóc dáng mảnh mai đó là một trí tuệ sắc sảo, một nghị lực mạnh mẽ, một cái tâm trong sáng và trên hết là niềm đam mê công việc. Bà sinh năm 1945, tại làng Đông Ngạc, một làng quê nổi tiếng của huyện Từ Liêm, Hà Nội, cha là cụ Phạm Trịnh Cán, nguyên Chánh án Toà án Quân Sự Trung ương, sau làm Chánh văn phòng Bộ Giáo dục.

*

Sinh ra trong một gia đình gia giáo, ngay từ nhỏ bà đã sớm bộc lộ tư chất thông minh và một ý chí ham học tuyệt vời. Tuổi thơ của bà là những tháng ngày giấu mình trong góc khuất của thư viện để đọc sách, tìm hiểu về kho tàng kiến thức của nhân loại. Với bà, đọc sách đã trở thành một nỗi đam mê, một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc đời.

Tốt nghiệp Đại học Kinh tài (nay là Đại học Kinh tế quốc dân), bà được phân công về làm việc tại Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và đã trưởng thành nhanh chóng trong môi trường thương mại quốc tế. Với những kiến thức tích luỹ được, bà đã đóng góp nhiều công sức để tạo ra môi trường kinh doanh cho các nhà doanh nghiệp, xây dựng thể chế, góp ý vào các văn bản pháp lý của nhà nước, tạo mối quan hệ khăng khít, hợp tác đối thoại giữa Chính phủ và doanh nghiệp. Đồng thời bà cũng góp phần cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức đào tạo về quản lý và tư vấn cho các doanh nghiệp trong nước.Được thừa hưởng từ người cha lối sống, cách thức làm việc, bà đã vận dụng để nghiên cứu những quy luật kinh tế, cách ứng xử theo đúng những chuẩn mực của từng quốc gia cũng như mọi thông lệ của quốc tế – điều rất quan trọng trong việc làm ăn kinh tế thời hội nhập.Ham học ngay từ hồi còn nhỏ tuổi, bà thường theo mẹ đến nơi làm việc tại một thư viện lớn của Hà Nội, ngồi yên lặng trong một góc khuất để đọc sách, say mê tìm hiểu kho tàng kiến thức mà nhân loại đã tích luỹ được. Sau đó việc đọc sách đã trở thành một nỗi đam mê, một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc đời bà.Bà cùng với chồng là ông Nguyễn Gia Hảo, cùng tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân và sau này cùng với con trai là Nguyễn Tuấn Anh, một doanh nhân trẻ tuổi đã hợp thành một gia đình kinh tế. Trong gia đình thường không thiếu những cuộc tranh luận, bàn cãi bất tận về đề tài kinh tế như: Quyền tự chủ của các xí nghiệp trong những ngày đổi mới, sự phát triển của các thành phần kinh tế trong những ngày đổi mới, sự phát triển của các thành phần kinh tế trong kinh tế thị trường, làm cách nào để phát triển bền vững, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất Việt Nam trên con đường hội nhập,… cho đến việc Việt Nam gia nhập WTO như thế nào, cũng như việc bảo vệ các thương hiệu Việt Nam ? v.v.Bà đã từng rơi nước mắt vì những cảnh sống còn quá nghèo khổ của những người phụ nữ Việt Nam ở những nơi vùng sâu, vùng xa, rồi lại chạnh lòng so sánh khi được chứng kiến cuộc sống phồn hoa ở các nước phát triển trong những dịp bà đi công tác ở nước ngoài. Từ đây bà nung nấu ý chí phấn đấu để làm sao đạt bằng họ. Không còn sự lựa chọn nào khác ngoài cách là phải lao vào công việc.Với những kiến thức tích luỹ được, bà đã đóng góp nhiều công sức để tạo môi trường kinh doanh cho các nhà doanh nghiệp, xây dựng thể chế, góp ý vào các văn bản pháp lý của Nhà nước, tạo mối quan hệ khăng khít, hợp tác đối thoại giữa chính phủ và các doanh nghiệp cùng chăm lo xây dựng đất nước, làm “bà đỡ” cho nhiều doanh nghiệp ra đời. Đồng thời bà cũng góp phần cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức đào tạo về quản lý và tư vấn cho các doanh nghiệp trong nước.Bà thường tâm niệm: Lịch sử đã cho thấy, khi nào sức mạnh của toàn dân tộc Việt Nam được tập hợp lại và được phát huy, thì việc khó khăn đến mấy dân ta cũng làm được. Với đức tính khiêm tốn, trong phòng khách và phòng làm việc của bà không thấy treo một tấm bằng hoặc huân, huy chương nào.

Dọc theo chiều dài đất nước, nhìn những ống khói các nhà máy xí nghiệp, những công ty mọc lên khắp nơi và trên thị trường tràn đầy hàng hoá “Made in Vietnam”, người ta đã ghi nhận những đóng góp của bà, đó là những tấm huy chương vô giá.Mảnh mai, trang nhã, giọng nói lúc nào cũng nhẹ nhàng, khúc chiết, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, ngay cả khi đã về hưu vẫn là người rất được xã hội chú ý bởi những ý kiến sắc sảo, thực tế của bà trong lĩnh vực kinh tế thời cơ chế thị trường.Ba mươi bảy năm gắn bó với ngành thương mại, rồi làm Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ba năm ở trong Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, đã nghỉ hưu nhưng bà Phạm Chi Lan vẫn miệt mài lao động, đọc sách, tham gia các dự án nghiên cứu để góp sức cho đất nước, cho doanh nhân.Ngoài việc hiện đang là chuyên gia kinh tế cấp cao của Chính phủ, bà còn là một trong những chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam, bà có nhiều chính kiến đóng góp cho những chủ trương, nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ như: “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Trách nhiệm Doanh nhân khi là ĐBQH”.

Để sinh viên Đại học Thái Nguyên có những cái nhìn rõ nét hơn về nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập Quốc tế, Hội sinh viên Đại học Thái Nguyên tổ chức sự kiện “SINH VIÊN ĐH THÁI NGUYÊN CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ” và trong chuỗi các hoạt động chính có Hội thảo “ Giáo dục Quốc tế – Cơ hội học tập và việc làm cho sinh viên trong thời kỳ hội nhập Quốc tế’’ với sự tham gia của bà Phạm Chi Lan và một số những nhân vật trẻ thành đạt khác.

Chào mừng Quý vị Đại biểu, các bạn sinh viên, học sinh về tham dự!

Địa điểm tổ chức: Hội trường Trung tâm học liệu, Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên.