(VOV5) -Trời phú cho giọng ngâm thơ ngọt ngào, rung động hiếm có, nhưng hơn ai hết NSND Trần Thị Tuyết rất biết trân trọng bản thân mình và trân trọng niềm tin yêu của thính giả.

Bạn đang xem: Nghệ sĩ trần thị tuyết qua đời


Với các thính giả nghe Đài, đặc biệt là thính giả yêu mến các chương trình về văn học Nghệ thuật của Đài Tiếng nói Việt Nam, thật khó lòng quên giọng ngâm thơ của NSND Trần Thị Tuyết, một chất giọng kim nhẹ nhàng, trong sáng, truyền cảm mạnh.

Nói như nhạc sĩ Dân Huyền, giọng thơ của NSND Trần Thị Tuyết có cái màdân gian hay gọi là “nảy hạt” tức làđộ rung rất quyến rũ.

*
Nghệ sĩ nhân dân Trần Thị tuyết trong một lần đọc thơ cho Chủ tịch Hồ Chí Minh nghe - Ảnh tư liệu/cstc.cand.com.vn

Khiêm nhường, hồn hậu, thân thương, giọng ngâm thơ trời phú, đó là điều đọng lại trong hồi ức của những người từng tiếp xúc, làm việc và ngưỡng mộ con người, tài năng của NSND Trần Thị Tuyết. Cái thời mà Nghệ sĩ lặng lẽ cống hiến hết mình cho nghệ thuật và thường tránh xuất hiện, thể hiện, tránh giãi bày, thổ lộ, có lẽ chỉ những người thân quen, từng tiếp xúc gần gũi trong công việc như PTV, NSUT Kim Cúc mới biết rằng trái ngược với chất giọng ngâm thơ đặc biệt, vang, sáng, khỏe khoắn, NSND Trần Thị Tuyết lại có vóc dáng giản dị, mảnh mai, nhỏ bé, nhanh nhẹn giữa đời thường. Cứ nhắc đến Trần Thị Tuyết là người nghe nhớ đến một giọng ngâm thơ rất hay, rất đặc biệt và để lại cảm xúc không bao giờ quên.

“Chị Trần Thị Tuyết có một giọng ngâm thơ thật đặc biệt. không có một giọng ngâm thơ nào giống như chị ấy. Và nhất là ngâm thơ Bác Hồ thì không ai có thể vượt qua được giọng ngâm của chị. Tôi nói “đặc biệt”, ở chỗ chị đã giữ được chất giọng thuần Việt, mộc mạc, bản sắc riêng dù các nghệ sĩ cùng thời chọn cách luyến láy, thêm độ ngân để nhuận sắc cách ngâm cũ của các thế hệ đi trước. Ngày tôi chưa về Đài Tiếng nói Việt Nam, sau khi biểu diễn xong thì Đoàn trưởng của chúng tôi thường bật Đài lên nghe. Tôi rất yêu giọng ngâm thơ ấy của chị, nó ngọt ngào, trong sáng làm sao, luôn quyến rũ, khác biệt với mọi người.” – NSUT Kim Cúc nhớ lại.

Xem thêm: Sử Dụng Nokia Software Recovery Tool 1, Tải Nokia Software Recovery Tool 1

*
NSND Trần Thị Tuyết - Ảnh tư liệu.

Trời phú cho giọng ngâm thơ ngọt ngào, rung động hiếm có, nhưng hơn ai hết NSND Trần Thị Tuyết rất biết trân trọng bản thân mình và trân trọng niềm tin yêu của thính giả. Trong ký ức của biên tập viên Nông Thị Nhuận, người từng có thời gian dài thực hiện, gắn bó với chương trình “Tiếng thơ”, NSND Trần Thị Tuyết chưa bao giờ mang lại cho người đối diện cảm giác xa cách dù bà là giọng ngâm thơ hàng đầu của Đài Tiếng nói Việt Nam, của cả nước.

Bà Nông Thị Nhuận chia sẻ: “Điều trước tiên tôi nhận thấy chị Trần Thị Tuyết là một người cực kỳ hiền hậu, chất phác, gần gũi, thân thiện với mọi người. Tuy lúc bấy giờ chị là người ngâm thơ gần như là hàng đầu của Đài, và cũng là hàng đầu của Việt Nam, nhưng chị của nước ta, nhưng chị rất khiêm nhường, nhũn nhặn, không bao giờ tự đề cao mình. Và giọng ngâm thơ thì tuyệt vời”.

Cũng theo bà Nhuận, giọng ngâm NSND Trần Thị Tuyết “lên hương” nhất với những bài thơ về làng quê xứ Bắc như bài “Làng quan họ quê tôi” của nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, thơ Tố Hữu, những bài “Bầm ơi”, “Việt Bắc”, “Sáng tháng Năm”, những bài giản dị, trong sáng, hồn hậu, tình cảm, chân thật. Sinh thời Bác Hồ và nhà thơ Tố Hữu cũng đã ngợi khen giọng ngâm thơ NSND Trần Thị Tuyết thấu suốt, đồng điệu với tình cảm người viết gửi gắm trong sáng tác.

Những ấn tượng giọng ngâm NSND Trần Thị Tuyết lưu lại trong tâm thức thính giả là kết quả của hành trình không ngừng trau chuốt, rèn giũa, “lên hương”. Theo Nhà thơ Trần Nhật Lam, nếu truyền thống gia đình nghệ nhân dẫn lối cho NSND Trần Thị Tuyết thì hành trình đích đến của nghề, của đam mê, chính bản thân bà đã âm thầm, bền bỉ sáng tạo, phát triển. Sống trong “gia đình” Văn học Nghệ thuật, NSND Trần Thị Tuyết như một người chị được các đồng nghiệp đàn em yêu quý.

Trong nghề nghiệp, nói như nhà thơ Trần Nhật Lam: “Nói về nghệ thuật, người ta nói chị có một giọng ngâm thơ vàng, trời phú. Tôi nghĩ đấy là một cách nói rất đúng. Nhưng chúng ta cũng phải hiểu rằng, chị là người luôn chăm lo, luyện tập, phấn đấu cho giọng ngâm càng ngày càng trở nên giọng vàng. Suốt mấy chục năm, trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam công chúng rất yêu quý, ngưỡng mộ buổi “Tiếng thơ”, các chương trình Văn học Nghệ thuật của Đài Tiếng nói Việt Nam, trong đó có vai trò diễn xuất của NSND Trần Thị Tuyết”.

Diễn xuất ngâm thơ đã trở thành một phần tâm hồn của NSND Trần Thị Tuyết. Với bà, cảm nhận, cảm thụ còn đứng trước kỹ thuật. Bởi vậy cho nên bà đã thổi hồn cho thơ bằng cả tâm hồn.

“Thực ra tôi nghĩ mình ngâm thơ thì không có bí quyết gì cả. Mà chỉ do tâm hồn của mình. Một là yêu thơ, hai là mình phải cảm thụ được hết những ý trong thơ rồi mình thể hiện. Tự nhiên mình hứng, rồi mình ngâm thôi. Tôi học được kinh nghiệm của mẹ tôi – nghệ nhân Nguyễn Thị Phúc và nghệ nhân Quách Thị Hồ rằng làm sao để ngâm cho hay. Nhưng ngâm hay lại thuộc về kỹ thuật. Trời phú cho tôi được cái giọng không đến nỗi nào, cũng trong trẻo. Cái giọng và kinh nghiệm đã đành, nhưng phải kết hợp với cả tâm hồn mình. Nếu không có tâm hồn thì thành ra chỉ là kỹ xảo”. - Đó là những tâm sự, tâm niệm chân thành, giản dị của NSND Trần Thị Tuyết lúc sinh thời.

Giờ đây bà đã ra đi nhưng tiếng thơ, tiếng lòng, điệu tâm hồn ấy vẫn còn ở lại, ngân rung mãi trong lòng người.