(TBTCVN) - Củng cố chính sách tài khóa, cơ cấu thành công ngân sách và nợ công, góp phần ổn định nền tài chính quốc gia chính là những dấu ấn nổi bật của nhiệm kỳ vừa qua, trong điều hành chính sách tài chính – ngân sách nhà nước.

Bạn đang xem: Thực trạng chi ngân sách nhà nước hiện nay


*

Nguồn lực tài chính quốc gia được tăng cường, tạo dư địa hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó trong năm 2021.

Đến nay, chúng ta đã có “của ăn của để”, có nguồn lực chi cho những nhiệm vụ cấp bách, phát sinh như khi dịch Covid-19 bùng phát gây khó khăn trăm bề.

Đã qua thời “ngân sách hụt hơi”

Tình trạng “thu được đồng nào xài hết đồng ấy”, hay “điều hành ngân sách như đi trên dây”, “ngân sách hụt hơi” đã không còn nữa. Có những thời điểm, việc điều hành chính sách tài chính – ngân sách nhà nước (NSNN) được triển khai trong bối cảnh phát sinh nhiều khó khăn, thách thức, như tình trạng bội chi, nợ công tăng, hay như trong bối cảnh dịch Covid-19 chưa từng có tiền lệ đối với cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Như trong năm 2020, đại dịch Covid-19, những diễn biến bất thường của thiên tai, biến đổi khí hậu làm cho tình hình càng thêm khó khăn, tăng trưởng kinh tế chậm lại, ảnh hưởng tới thu ngân sách.

Tuy nhiên, ở thời điểm nào, dù khó khăn đến đâu, toàn ngành Tài chính vẫn đoàn kết, đồng lòng, bám sát tình hình thực tiễn, chủ động đề xuất và triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp chính sách tài khóa, quyết tâm phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ tài chính – NSNN; qua đó, góp phần củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.

Mạnh tay sắp xếp, vẫn đảm bảo hiệu quả quản lý

Bên cạnh triển khai các giải pháp đảm bảo thực hiện dự toán, ngành Tài chính đã đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp lại tổ chức bộ máy. Cái được lớn nhất đó là ngành Tài chính vừa sắp xếp lại tổ chức bộ máy, vừa cải cách hiện đại hóa, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng đẩy mạnh đổi mới trong công tác quản lý, đảm bảo bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Bộ Tài chính luôn về đích sớm so với dự kiến những mục tiêu cải cách về thủ tục hành chính. Về cải cách tổ chức bộ máy, từ năm 2017 đến nay, ngành Tài chính đã thực hiện cắt giảm 4.328 đầu mối các đơn vị từ trung ương đến địa phương. Tính đến năm 2020, đã giảm được khoảng 6.460 biên chế, tương đương 8,7% tổng số biên chế được giao so với năm 2015, góp phần giảm chi ngân sách nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động.

 

Đến nay, ngành Tài chính đã thực hiện có hiệu quả các chủ trương, định hướng, giải pháp về cơ cấu lại NSNN, bám sát các mục tiêu của Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội. Tính chung cả giai đoạn 2016 - 2020, tổng thu NSNN đạt 6,89 triệu tỷ đồng, hoàn thành vượt kế hoạch đề ra (100,4%), mức rất tích cực trong điều kiện thu NSNN năm 2020 khó khăn, tăng trưởng kinh tế thấp hơn rất nhiều so dự kiến. Đồng thời, ngành Tài chính đã cơ cấu lại một bước chi NSNN, ưu tiên dành nguồn lực tăng chi đầu tư, ngay từ khâu dự toán, tỷ trọng chi đầu tư phát triển đã được bố trí tăng từ mức 25,7% năm 2017 lên mức 26,9% năm 2020. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển thực hiện đạt 27 - 28% tổng chi - thấp hơn mục tiêu, là kết quả rất tích cực, nhất là trong bối cảnh quy mô chi NSNN so với GDP giảm.

Xem thêm: Quan Hệ Với Mẹ Vơ Và Con Rể,

Bên cạnh đó, ngành Tài chính đã quản lý, điều hành chặt chẽ bội chi NSNN. 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, bội chi NSNN bình quân khoảng 3,6% GDP, đảm bảo mục tiêu không quá 3,9% GDP theo Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội. Đến cuối năm 2020, dư nợ công khoảng 55,8% GDP, nợ chính phủ khoảng 49,6% GDP, trong phạm vi giới hạn cho phép, giảm mạnh so với mức tương ứng là 63,7% và 52,7% năm 2016 (mức trần cho phép là 65% và 54%)...

Bên cạnh những thành công trong điều hành chính sách tài khóa ứng phó với đại dịch Covid-19, những năm qua, ngành Tài chính đã đạt nhiều kết quả nổi bật trên các mặt công tác, như: công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp lại tổ chức bộ máy; quản lý giá, phát triển thị trường tài chính; quản lý sử dụng tài sản công; hợp tác quốc tế và tài chính đối ngoại...

Chủ động điều hành chính sách tài khóa ứng phó với đại dịch

Trong bối cảnh năm 2020, chúng ta đã chủ động điều hành chính sách tài khóa ứng phó với đại dịch Covid-19, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân, đảm bảo an sinh xã hội. Bài toán khó đặt ra là trong khi thu ngân sách giảm mạnh do những tác động của đại dịch Covid-19 thì gánh nặng chi ngân sách lại tăng mạnh, nhằm đảm bảo mục tiêu “kép” là vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế và đảm bảo ổn định đời sống nhân dân. Trong bối cảnh đó, những chính sách tài khóa hiệu quả, “liệu cơm, gắp mắm”, đúng thời điểm, đúng đối tượng, đủ liều lượng và phù hợp với cân đối ngân khố quốc gia là vô cùng quan trọng. Những kết quả đạt được đến thời điểm này có thể khẳng định những tính toán của Chính phủ là hoàn toàn phù hợp với điều kiện của nước ta, giúp nền kinh tế và đời sống người dân ổn định.

 
*

Đáng chú ý, trong năm 2020, trước tác động của đại dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã chủ động cắt giảm các khoản phí cho các nhà đầu tư, hỗ trợ duy trì và phát triển quy mô thị trường chứng khoán. Nhờ đó, chỉ số VN-Index đến cuối năm đạt trên 1.103 điểm, tăng 14,9% so với năm 2019; quy mô thị trường đạt khoảng 87,7% GDP, tăng 20,8% so cuối năm 2019. Quy mô vốn hóa cổ phiếu trên thị trường chứng khoán năm 2020 đã tăng gấp đôi so năm 2016 (43,3% GDP).

Nhận định về vấn đề này, ông Đỗ Văn Sinh - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, thị trường tài chính có bước tăng trưởng vượt bậc trong thời điểm khó khăn của năm 2020, cũng đánh dấu thành công trong điều hành của Bộ Tài chính, trở thành kênh dẫn vốn hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nguồn lực tài chính quốc gia ngày càng an toàn, bền vững

Cho đi và nhận lại. Đây là minh chứng rõ nhất cho việc hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đổi lại là “quả ngọt” khi nền kinh tế có tăng trưởng, thu ngân sách được đảm bảo.

Để đạt được những dấu ấn quan trọng trong công tác tài chính, ngân sách, trước hết là nhờ dư địa tài khóa tích lũy được trong giai đoạn 2016 – 2019 sau quá trình thực hiện tái cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn bền vững theo Nghị quyết số 07/NQ-TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 – 2020. Năm 2019, cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đều có nguồn vượt thu lớn chuyển sang năm 2020, từ đó có dư địa để ứng phó với đại dịch Covid-19 và xử lý cân đối ngân sách các cấp.

Nhận định về vấn đề này, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức lớn, tác động xấu nhiều mặt, ảnh hưởng nặng nề tới đất nước, công tác điều hành tài chính – NSNN đã hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Quy mô NSNN tiếp tục phát triển theo hướng bền vững, dư địa tài khóa ngày càng tốt hơn, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao vị thế và mức độ tín nhiệm của đất nước trên trường quốc tế.

Thời gian tới, cho dù còn rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với những thành tựu đạt được về tài chính – NSNN trong thời gian qua, sẽ là bước tạo đà quan trọng để ngành Tài chính tiếp tục đạt được nhiều thành công hơn trong gian đoạn tiếp theo.

Bài viết liên quan