Đất nước ta có truyền thống văn hóa phong phú, với những tập quán tốt đẹp và văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. “Bánh chưng bánh giày” là một trong những truyền thuyết gắn liền với truyền thống của dân tộc và lịch sử dựng nước và giữ nước, nói về tục lệ gói bánh chưng bánh giày vào những ngày Tết. Đây là một trong những truyền thuyết thể hiện rất rõ văn hóa của đất nước ta.

Bạn đang xem: Ý nghĩa truyền thuyết bánh chưng bánh giầy

*

Vài nét về tác phẩm

Vua Hùng Vương thứ sáu có hai mươi người con trai, vua muốn tìm một người nối được chí của mình lên làm vua. Vua hạ lệnh, trong lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý mình vua sẽ truyền ngôi cho.

Các lang ai nấy đều tất bật sai người tìm của ngon vật lạ để dâng vua, chỉ có Lang Liêu là buồn nhất. Lang Liêu là người con thứ mười tám, chỉ quen với việc trồng trọt nên trong nhà chàng chẳng có gì ngoài lúa gạo, ngô khoai nên không biết dâng gì trong ngày lễ Tiên Vương. Một hôm có vị thần đến báo mộng cho chàng rằng hãy đem những hạt gạo quý giá mà chàng có dâng lên vua. Nghe lời thần, chàng đã chọn ra thứ gạo nếp ngon nhất để làm ra hai thứ bánh có hình vuông và hình tròn. Đến hôm lễ, vua rất hài lòng với mâm bánh của Lang Liêu, bèn đặt tên bánh hình vuông là bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh tròn là bánh dày tượng trưng cho trời. Vua dùng bánh của Lang Liêu để lễ Trời, Đất và Tiên Vương. Lang Liêu được lên làm vua. Kể từ đó, nhân dân ta có truyền thống làm bánh chưng, bánh dày trong ngày Tết.

Không nằm ngoài những đặc trưng của thể loại văn học dân gian, tuy nhiên, đây là một tác phẩm có nhiều tầng ý nghĩa hơn hẳn những tác phẩm khác khi gắn liền với những sự kiện lịch sử có thật của dân tộc, cũng như tinh thần cao cả của người Việt Nam buổi đầu dựng nước.

Ý nghĩa của tác phẩm

* Ca ngợi thành tựu của nông nghiệp những buổi đầu dựng nước và giữ nước.

Xem thêm: Làm Cách Nào Để Thay Đổi Tên Người Dùng Facebook, Thay Địa Chỉ Facebook Mới

Đất nước ta là một đất nước nông nghiệp với nền văn minh lúa nước ăn sâu vào trong nếp sống tinh thần của người dân Việt Nam từ thời xa xưa, người dân ta đã xây dựng đất nước bắt đầu từ một nền nông nghiệp có thể nói là nghèo nàn và kém phát triển, song, lại có sự tiến bộ vượt bậc. Đặc biệt, ông cha ta rất coi trọng hạt gạo – lương thực chính của người dân Việt Nam, coi đó là hạt ngọc, tinh hoa của đất trời, ngay trong ca dao cũng có những câu thơ:


Bởi vậy, đa số các tác phẩm thuộc văn học dân gian Việt Nam đều ít nhiều ca ngợi hạt gạo, thứ quà của đất trời đã nuôi dưỡng bao thế hệ. “Bánh chưng bánh giầy” cũng vậy, tác phẩm ca ngợi những thành tựu của nông nghiệp, cụ thể là chăn nuôi, săn bắn và trồng lúa, đặt nó lên trên tất cả các sản vật quý hiếm của thiên nhiên. Đặc biệt, dành sự kính trọng của mình cho hạt gạo, nguyên liệu chính làm nên những chiếc bánh chưng, bánh dày, hội tụ tinh hoa của đất trời. Bánh chưng, bánh giầy không chỉ là những món ăn đặc trưng cho ngày Tết Cổ truyền mà trong đó còn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc, thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của cả một nền văn minh lúa nước thời cổ đại.

*Thể hiện sự trân trọng của người Việt đối với những giá trị truyền thống tốt đẹp

Bánh chưng bánh dàylà sản vật của nông nghiệp, giản dị và không có gì quý hiếm khi đặt cạnh những lễ vật khác, vô cùng quý giá và khó tìm. Song, lại thành công chiếm được sự chú ý của vua Hùng bởi chính cái tâm của người làm ra bánh, với những ý nghĩa sâu xa không phải người con nào cũng nghĩ được. Bánh chưng tượng trưng cho đất, được gói trong lá dong, biểu tượng cho sự đoàn kết một lòng của muôn loài, bánh dày tượng trưng cho bầu trời. Sáng tạo ra hai loại bánh này, Lang Liêu đã thể hiện được tấm lòng hiếu thảo của mình đối với tổ tiên, cũng như sự biết ơn của nhân dân lao động đối với sự đối đãi của thiên nhiên trù phú đã mang đến đất, không khí, nguồn nước tuyệt vời để nuôi dưỡng những hạt gạo.

Đây là lễ vật duy nhất thể hiện được cái tâm của người dâng sản vật, và đã chiến thắng mọi thứ quý giá khác. Bánh chưng, bánh giầy xuất hiện vào ngày Tết Nguyên Đán không chỉ là cách mà người nông dân Việt Nam thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no cho con người mà nó còn thể hiện được đạo lý "uống nước nhớ nguồn", thể hiện chữ hiếu của người con với cha mẹ.

Tác phẩm đã giải thích nguồn gốc của bánh chưng bánh dày, cho đến tận ngày nay, bánh chưng bánh dày vẫn là lễ vật không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên mỗi khi tết đến xuân về, khẳng định tấm lòng luôn biết ơn tổ tiên, ông cha ta cũng như tấm lòng hiếu thảo của thế hệ sau.

Thảo Nguyên


*

Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại: Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời
Danh mục truyện: Cổ tích việt nam, Cổ tích thế giới, Truyện dân gian, Truyện ngụ ngôn, Truyện cười hay, Qua tang cuoc song