✔ Tổng hợp những bài văn mẫu và dàn ý hay nhất cho đề bài nghị luận về lòng hiếu thảo. Giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu tham khảo. Mong rằng các bạn học sinh sẽ hiểu thế nào là lòng hiếu thảo, từ đó áp dụng vào cuộc sống để giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Bạn đang xem: Văn nghị luận về lòng hiếu thảo


Dàn bài nghị luận về lòng hiếu thảo

Dưới đây là một vài dàn ý mẫu cho đề bài nghị luận về lòng hiếu thảo. Dàn ý sẽ giúp bạn bám sát vào đề văn, giúp bài viết đầy đủ ý và tránh được các tình trạng lặp từ. Có thể nói lập dàn ý là một bước bắt buộc khi viết bất cứ một thể loại văn học nào.


Nghị luận về lòng hiếu thảo – Mẫu 1

Mở bàiGiới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lòng hiếu thảo.Thân bài#1. Giải thíchLòng hiếu thảo đó là một truyền thống văn hóa lâu đời, một đức tính, phẩm chất mà ai cũng cần có.

Tại sao lại phải cần hiếu thảo:

Thể hiện nhân phẩm, đạo đức của con người.Là để đền đáp công ơn sinh thần nuôi dưỡng của ông bà cha mẹMở rộng ra là biết ơn thầy cô, tổ tiên, những chiến sĩ cách mạng, cha ông ta ngày trước.#2. Biểu hiện– Trong lời nói, hành động cụ thể: Tôn trọng, vâng lời, làm cho họ vui vẻ, giúp đỡ trong công việc, chăm sóc, lo lắng cho họ.Phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi về già và tôn thờ họ khi qua đời.Luôn sống đúng mực, ra sức cố gắng học tập làm việc để mang lại tiếng thơm cho gia đình, dòng tộc…Không toan tính, vụ lợi, so đo, hiếu thảo một cách chân thành, tùy vào khả năng một cách phù hợp, đúng đắn.– Ý nghĩa: Được mọi người yêu mến, quý trọng, noi gương và có thiện cảm hơn.Là chỗ dựa tinh thần, là động lực vượt qua khó khăn, thử thách.Yêu thương đùm bọc lẫn nhau, gần gũi với các thành viên trong gia đình hơn.– Dẫn chứng: Trong văn học: Thúy Kiều, Kiều Nguyệt Nga, em bé xé hoa cúc,…Trong cuộc sống: Thầy Nguyễn Ngọc Ký, anh Phan Đức Chinh,…#3. Bình luậnTiêu diệt lối sống ích kỷ, cá nhân, vô ơn, bội nghĩa, thờ ơ.Rèn luyện, hình thành nhân cách, đạo đức của mỗi người để xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ hơn.Không cư xử vô lễ, bất hiếu, ngỗ ngược.Phê phán những người có lối sống, suy nghĩ lệch lạc sai lầm: Trách móc, bất hiếu, thực dụng không phụng dưỡng báo đáp ông bà, cha mẹ.#4. Bài học cá nhân về lòng hiếu thảoDành nhiều thời gian nói chuyện, quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ để hiểu cha mẹ hơn.Cố gắng phụ giúp cha mẹ dù là những việc nhỏ để báo đáp công sinh thành của cha mẹ.Nhớ ngày của cha mẹ, Vu lan báo hiếu.Kết bàiKhẳng định lại ý nghĩa của lòng hiếu thảo.Kêu gọi mọi người rèn luyện đức tính hiếu thảo.

Xem thêm:

*
*

Văn mẫu nghị luận về lòng hiếu thảo

Nghị luận về lòng hiếu thảo – Mẫu 1

Lòng hiếu thảo được xem là một phẩm chất vô cùng đáng quý, thật sự cần thiết với mỗi con người. Dù cuộc sống có quá nhiều khó khăn, nhiều bộn bề lo toan và có những lúc vấp ngã thì chúng ta luôn muốn tìm cho mình một điểm tựa để có thể vượt qua. Khi đó gia đình là một điểm tựa vững chắc nhất cho mỗi người. Để nói về tình cảm gia đình phải nói đến sự hiếu thảo của các thành viên trong gia đình. Lòng hiếu thảo là tấm lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc của bậc con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Hiếu thảo là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. 

Để hiểu sâu hơn về lòng hiếu thảo, trước tiên chúng ta cần hiểu và làm rõ định nghĩa hiếu thảo là như thế nào. Hiếu thảo là tấm lòng yêu thương chăm sóc ông bà cha mẹ, luôn đối xử thật tâm, kính trọng hết mực và quan trọng nhất là tấm chân tình yêu thương kính mến dạt dào ấy phải xuất phát từ tận sâu thẩm đáy lòng của người con, người cháu. Hiếu thảo còn được thể hiện rõ nét qua những hành động chăm sóc hay phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu, bệnh tật, chúng ta phải có trách nhiệm phụng dưỡng, hoặc thờ phụng bậc ông bà cha mẹ khi họ rời xa khỏi cõi đời này. Bậc con cháu phải lễ phép, kính trọng, thể hiện tình yêu thương, cảm thông sâu sắc.Mỗi chúng ta phải cố gắng ra sức học tập và làm việc thật tốt để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng dạy dỗ của cha mẹ, ông bà.

Nếu chúng ta biết hiếu thảo, yêu thương, trân trọng tình cảm gia đình thì cuộc sống trở nên hạnh phúc, ý nghĩa hơn, tạo niềm tin tốt đẹp trong cuộc sống góp phần làm xã hội văn minh hơn, đất nước phát triển giàu mạnh. Đúng vậy, đấng sinh thành là những người đã đưa ta đến với cuộc đời này để ta có thể sống với những niềm vui hạnh phúc của cuộc sống ban tặng, gười sinh ra, nuôi dưỡng bao bọc và che chở cho ta bằng tất cả tấm lòng tình yêu thương rộng lớn hơn biển cả.

Lòng hiếu thảo được nhiều nhạc sĩ sáng tác thành bài hát để khắc họa làm rõ hơn công ơn dưỡng dục của đấng sinh thành và con cháu phải có lòng hiểu thảo, tri ân sâu sắc.

“ Đi khắp thế gian, cho con hỏi thứ gì cao quý hơn tình mẹ

Vũ trụ bao la hay thiên hà rộng lớn lời giải chưa bao giờ được hé

Ân cần chở che mang nặng đẽ đau 9 tháng 10 ngày con khôn lớn

Cắt da sẻ thịt cho sự sống thử hỏi công lao nào lớn hơn

Công ơn sinh thành nhiều năm dưỡng dục 16 năm trời con ghi nhớ”

Qua lời bài hát ta thấy được sự hi sinh, công ơn sinh thành, dưỡng dục của bậc làm cha mẹ là vô cùng to lớn không có tình cảm nào có thể thay thế được. Qua đó mỗi đứa con có trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng để tỏ lòng thành kính, làm tròn đạo hiếu với bậc đấng sinh thành.

Người Việt Nam có truyền thống coi trọng đời sống tình cảm gia đình. Chắc có lẽ sẽ không ai là không biết đến bài ca dao đã thành lời cho những bài hát ru mà ba mẹ dành cho con thuở còn nhỏ. Những câu ca dao vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày nay

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Công lao nuôi dưỡng cả cha mẹ đối với con cái rộng lớn bao la như biển cả. Bằng 4 câu ca dao giản dị mà chứa đựng ý nghĩa thật to lớn, ngợi ca công lao của cha mẹ sinh thành, dưỡng dục chúng ta. Qua đó ngầm nhắc ai còn cha còn mẹ hãy làm trọn đạo hiếu, hãy trân trọng những giây phút thiêng liêng này khi còn hưởng được niềm vui bên ba me. Đừng để hối hận vì không sống trọn đạo làm con, đạo làm người. Đạo hiếu được xem là cầu gắn kết chặt tình mẫu tử, gia đình, dòng họ, rộng hơn là xã hội, quê hương, đất nước được thấm sâu vào cuộc sống của người Việt Nam. Chúng ta không tự dưng được sinh ra mà chính mẹ đã mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày để sinh ta ra và cha mẹ xem những đứa con của mình là một phần máu thịt của chính mình vậy.

Tình yêu thương của mẹ được khắc họa rõ nét của nhà thơ Chế Lan Viên qua câu thơ:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”

Tình yêu thương của mẹ dành cho con vô cùng thiêng liêng, cao cả, bất tử, bao la vô tận không sao có thể đền đáp hết được. Không có gì hạnh phúc hơn khi được sống trong vòng tay và tình yêu thương của mẹ.

Nếu như mẹ yêu con bằng những cưu mang, hoạn dưỡng thì cha thương con bằng những nhọc nhằn cả đời bươn chải kiếm tiền để chăm lo cho gia đình nhỏ. Mẹ thương con bằng sự đùm bọc, che chở, thương con bằng những lời hỏi han, lo lắng khi con vắng nhà, thì cha thương con bằng những công việc cực nhọc thấm đẫm mồ hôi để có tiền chi trả lo cho cuộc sống. Không ai có thể phủ nhận được công lao to lớn như ngọn Thái Sơn, như nguồn nước luôn chảy của mẹ.

Mỗi chúng ta khi sinh ra không ai tự nhiên mà lớn lên cả, không tự niên mà trưởng thành mà chính nhờ công ơn cha mẹ đã nuôi dưỡng. Không phải cha mẹ nào cũng như nhau, có điều kiện khá giả, kinh tế tài chính tốt, nhưng có một số lớp trẻ bây giờ thường trách ngược lại cha mẹ sao lại nghèo không đủ điều kiện chăm lo cho các con cuộc sống tốt như những ba mẹ khác giàu có, điều kiện tốt. Những ai còn suy nghĩ như vậy là không thể chấp nhận được. Vì sự so sánh đó làm cho cha mẹ phải buồn, tủi hổ và rất đau lòng. Thay vì than thân trách phận thì hãy cố gắng học tập thật tốt để có cuộc sống tốt hơn phụ dưỡng cha mẹ đã nuôi chúng ta ăn học thành tài.

Cha mẹ nuôi ta vất vả là thế, từ khi sinh ra còn đỏ hỏn rồi ta dần biết đi, biết đọc biết viết cho đến tuổi trưởng thành thì cũng là lúc cha mẹ lại già đi. Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào để đền đáp chữ hiếu. Câu ca dao: