Nhiều trẻ em có hiện tượng đổ nhiều mồ hôi kèm tay chân lạnh khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Trẻ sơ sinh hay bị đổ mồ hôi tay chân lạnh có thể do thân nhiệt của trẻ chưa ổn định. Trường hợp trẻ trên 3 tháng tuổi vẫn còn bị lạnh tay chân thì có thể trẻ bị thiếu canxi. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng bé đổ mồ hôi tay chân lạnh và biện pháp khắc phục hiệu quả, hãy cùng hocketoanthue.edu.vn tìm hiểu trong bài viết sau.

Bạn đang xem: Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi tay chân


Đổ mồ hôi tay chân lạnh là gì?

Ra mồ hôi lạnh là hiện tượng bé đổ mồ hôi tay chân lại lạnh. Việc đổ mồ hôi là bình thường nếu nhiệt độ môi trường tăng cao hoặc khi bé hoạt động thể chất. Đây là những điều kiện khiến cơ thể bài tiết mồ hôi để điều hòa thân nhiệt.

Khi bé đổ mồ hôi tay chân lạnh, cha mẹ cần chú ý thêm đến các triệu chứng khác của trẻ. Vì những triệu chứng đi kèm có thể gợi ý nguyên nhân gây ra đổ mồ hôi lạnh ở trẻ.


*
*
*
*
*
Tăng cường canxi để khắc phục tình trạng bé đổ mồ hôi tay chân lạnh

Một số cách khắc phục cho bé đổ mồ hôi tay chân khác

Cho trẻ ngủ trong phòng có diện tích vừa phải và hạn chế cửa sổ để tránh gió lùa vào.Không nên quấn trẻ quá kỹ trong chăn, tã lót. Mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, có thấm hút mồ hôi.Giữ cho nhiệt độ phòng luôn thoáng mát để trẻ có thể ngủ ngon và hạn chế đổ mồ hôi.Bổ sung nước thường xuyên cho trẻ. Lượng nước tùy thuộc theo cân nặng và nhu cầu hoạt động thường ngày của trẻ.Không nên cho trẻ chơi đùa quá nhiều gần giờ đi ngủ. Vì điều này sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể dẫn đến đổ mồ hôi vào ban đêm.

Xem thêm: ✔ Những Thằng Ngu Nhất Thế Giới 2014, Top 10 Thằng Ngu Nhất Thế Giới

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Đối với hầu hết các trường hợp, hiện tượng bé đổ mồ hôi tay chân lạnh là không quá nghiêm trọng và có thể khắc phục tại nhà. Tuy nhiên nếu trẻ có những dấu hiệu đáng lo ngại khác, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám ngay để được điều trị kịp thời.

Một số dấu hiệu đáng lo ngại là:

Trẻ khó thở, thở nhanh, có triệu chứng của viêm phổi.Chậm phát triển thể chất, người xanh xao.Sụt cân, biếng ăn, chán ăn.Thường xuyên quấy khóc vào ban đêm.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu được tình trạng bé đổ mồ hôi tay chân lạnh. Nếu khắc phục tại nhà không giảm đổ mồ hôi, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ. Đặc biệt là khi trẻ có những dấu hiệu đáng ngại. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm nguyên nhân chính xác và có hướng điều trị kịp thời.