Tham vấn Y khoa: Ths.Bs Lê Thị Hải Ngày đăng: 26 Tháng Hai 2021 Lần cập nhật cuối: 26 Tháng Sáu 2021 Số lần xem: 3169

Sữa là đồ uống chứa nhiều dinh dưỡng rất tốt cho trẻ. Nhưng có phải lúc nào trẻ cũng nên uống sữa nhất là khi bị rối loạn tiêu hóa? Đây là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ: trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa?

*


1. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không?

1.1. Khi nào biết trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài thường có những dấu hiệu như nôn trớ, tiêu chảy hoặc táo bón… Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì nôn trớ là tình trạng sinh lý bình thường nhưng nếu nôn trớ có kèm sốt thì đó có thể là do các nguyên nhân như nhiễm trùng dạ dày, ngộ độc thức ăn, ruột, rối loạn tiêu hóa…

Khi trẻ đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày và kéo dài không quá 14 ngày kèm theo mệt mỏi, nôn trớ thì có thể trẻ đã bị rối loạn tiêu hóa.

Bạn đang xem: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa

Một số trường hợp trẻ bị táo bón, 2 – 3 ngày mới đi ngoài một lần và phân thường khô rắn, cứng như sỏi, bụng cứng… do ăn chưa đủ lượng, uống sữa pha quá đặc, hay mẹ ăn thiếu rau …

Ngoài các dấu hiệu này thì khi trẻ em bị rối loạn tiêu hóa còn có biểu hiện như bú kém, đau bụng, quấy khóc, mặt đỏ tía tai hoặc tái…

1.2. Trường hợp trẻ bị tiêu chảy

Khi trẻ bị tiêu chảy thì hệ tiêu hóa của trẻ giảm khả năng tiêu hóa và không thể thể tiêu hóa được đường lactose có trong sữa đặc, sữa tươi và váng sữa. Do đó mẹ nên cho trẻ uống sữa đậu nành hoặc ăn sữa chua khi trẻ bị tiêu chảy. Hoặc mẹ có thể chọn sữa công thức không có chứa thành phần đường lactose.

1.3. Trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa do đổi sữa mới

Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa do mẹ thay đổi loại sữa thì mẹ nên dừng lại không cho trẻ uống loại sữa đó. Thay bằng việc cho trẻ dùng sữa mới thì mẹ nên tăng lượng và số lần bú mẹ của trẻ để tăng sức đề kháng hệ tiêu hóa cho trẻ. Khi những biểu hiện rối loạn tiêu hóa đã được cải thiện mẹ mới cho trẻ dùng sữa mới. Nên cho trẻ dùng từ từ để theo dõi phản ứng sau đó mới cho trẻ ăn thường xuyên hơn.

1.4. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do dùng thuốc hay do chế độ ăn uống

Với trẻ bị rối loạn tiêu hóa do dùng thuốc hay chế độ ăn thì cùng với việc điều chỉnh chế độ ăn uống và liều lượng thuốc, mẹ cũng nên giảm lượng sữa sữa và đường lactose cho trẻ dùng hàng ngày bởi các hoạt chất có trong sữa có thể khiến tình trạng rối loạn ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Mẹ nên pha sữa loãng hơn cho trẻ uống và có thể tham khảo ý kiên bác sĩ về loại sữa nên dùng ở thời điểm này.

1.5. Trẻ bẩm sinh thiếu men tiêu hóa đường lactose

Để trả lời câu hỏi trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không, phụ huynh có thể lựa chọn những loại sữa không chứa đường lactose và cho bé tập làm quen với sữa có đường lactose dần dần sau khi hệ tiêu hóa ổn định.

Xem thêm: Khu Nghỉ Ngơi Yên Tĩnh Ở Sài Gòn, Top 7+ Resort Lý Tưởng Nghỉ Dưỡng Gần Gài Gòn

Thực tế, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, bạn vẫn có thể cho bé uống sữa nhưng nên pha loãng hơn và cho uống từng chút một. Ngoài ra, các mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ và tham khảo ý kiến về loại sữa và cách dùng phù hợp trong thời điểm này.

1.6. Trẻ dị ứng với protein sữa bò

Nếu trẻ bị dị ứng với protein trong sữa bò thì mẹ không nên cho trẻ uống sữa bò hoặc các chế phẩm từ sữa bò.

*

2. Lưu ý khi cho trẻ rối loạn tiêu hóa uống sữa

Sữa là thực phẩm rất tốt cần cho trẻ và để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa mẹ cần lưu ý một số điều sau khi chọn sữa cho trẻ rối loạn tiêu hóa dùng:

Với trẻ đi rối loạn tiêu hóa kéo dài mẹ nên sử dụng các sản phẩm sữa công thức không lactose hoặc sữa thực vật như sữa đậu nành. Sau khi trẻ hết tiêu chảy, niêm mạc ruột phục hồi dần, có thể cho trẻ uống thêm sữa công thức.Nếu trẻ bẩm sinh thiếu men tiêu hóa đường lactose, trẻ sẽ tiêu chảy kéo dài khi ăn sữa thường. Trường hợp này mẹ có thể sử dụng sữa thủy phân lactose hoặc sữa không lactose cho trẻ.Với trẻ dị ứng với protein sữa bò sẽ gây ra tiêu chảy khá nghiêm trọng nhưng thường khó tìm ra nguyên nhân, lúc này mẹ có thể thử các loại sữa khác như sữa hạt, sữa đậu nành hoặc sữa đã được xử lý tách protein dễ gây dị ứng cho trẻ uống.Nếu trẻ vẫn bị rối loạn tiêu hóa khi mẹ đã đổi một loại sữa mới thì mẹ không nên cho trẻ dùng sữa đó nữa. Với trẻ còn bú mẹ thì nên cho trẻ bú nhiều hơn hoặc cho trẻ uống sữa đã dùng trước đó.Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp, cùng với việc pha sữa loãng hơn cho trẻ uống thì mẹ nên cho trẻ uống bù nươc và chất điện giải. Mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ để biết cách pha sữa thích hợp cho trẻ.

*

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ cần để ý điều chỉnh chế độ ăn bằng cách tránh những thực phẩm không tốt như thực phẩm nhiều dầu mỡ, chứa nhiều đường, đồ uống có ga… và ăn những thực phẩm tốt cho việc cải thiện rối loạn tiêu hóa như chuối, cà rốt, các món từ gạo, thịt trắng… Đặc biệt là phải đủ 4 nhóm dưỡng chất là chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất để trẻ có đủ dưỡng chất cần cho sự phát triển.