Nhà Quốc hội được khởi công xây dựng từ năm 2009 và đưa vào sử dụng năm 2014, tọa lạc trên đường Độc Lập, nhìn sang Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và nằm cạnh di tích Hoàng thành Thăng Long.

Bạn đang xem: Tòa nhà quốc hội việt nam ở đâu


Hình ảnh Nhà Quốc hội Việt NamNhà Quốc hội được xây dựng trên khu đất của Hội trường Ba Đình lịch sử. Sau khi hoàn thành, Nhà Quốc hội đã tạo nên một quần thể văn hoá trong khu Ba Đình lịch sử gồm: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bảo tàng Hồ Chí Minh; Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch; Nhà Quốc hội; Khu di tích khảo cổ Hoàng thành Thăng Long (số 18 Hoàng Diệu); Khu Thành cổ Hà Nội và Chùa Một Cột nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóacủa nhân dân cả nước cũng như du khách quốc tế. Công trình Nhà Quốc hội được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, có kích thước mặt bằng 102x 102 (mét), cao 39 métvới 5 tầng nổi, sâu 13 mét với 2 tầng hầm, tổng diện tích mặt sàn cho cả 7 tầng khoảng trên 63.000 m2. Các kiến trúc sư của Cộng hòa Liên bang Đức đã dựa trên ý tưởng mang đậm chất truyền thống văn hóa Việt, về sự kết hợp hài hòa và rộng lớn của hình tròn tượng trưng cho Mặt Trời/Người Cha và hình vuông tượng trưng cho Trái Đất/Người Mẹ để thiết kế nên công trình này.Hình ảnh Nhà Quốc hội Việt NamNhìn tổng thể, công trình Nhà Quốc hội có kiến trúc hình vuông, trong đó có 100 phòng họp lớn nhỏ, bao gồm 63 phòng họp của 63 Đoàn đại biểu Quốc hội của các tỉnh/thành trên cả nước, các phòng này được đặt tên chính là tên tỉnh/thành, nằm rải rác tại tầng 1, tầng2, tầng4 của tòa nhà và diện tích rộng hẹp phụ thuộc vào số lượng đại biểu Quốc hội của từng tỉnh/thành). Bên cạnh đó, có 170 phòng làm việc, 160 phòng phục vụ, 90 phòng kỹ thuật. Các phòng họp có thể hoạt động đơn lẻ hoặc đồng thời một lúc, do đó các hệ thống điều khiển điện, thông tin, phụ trợ phục vụ quá trình làm việc của Nhà Quốc hội đòi hỏi yêu cầu rất cao, đồng bộ, an toàn và tiết kiệm.

Xem thêm: Cách Đổi Hình Nền Máy Tính, Thay Đổi Màn Hình Desktop, Cách Đổi Hình Nền Laptop, Máy Tính Cực Dễ

Hình ảnh phòng họp Diên Hồng - phòng họp chính Nhà Quốc hộiToàn bộ công trình đều lắp máy chủ, máy trạm, thiết bị chuyển mạch, tổng đài số với 4.800 nút mạng, 625 thiết bị hội thảo và biểu quyết. 5 tầng nổi và tầng hầm B1 đều lắp các cây thông tin để phục vụ khách đến tòa nhà và những người làm việc trong tòa nhà. Công trình mỹ thuật trong Nhà Quốc hội có tất cả 38 tác phẩm, bao gồm: 10 tượng, 01 phù điêu, 02 thảm len trang trí, 30 tranh (2 sơn mài, 28 sơn dầu) với chủ đề chủ yếu là về phong cảnh, thiên nhiên, tĩnh vật. Hành lang tầng 3 bao quanh phòng Diên Hồng có 10 bức tượng điêu khắc và 01 bức phù điêu lớn có nội dung về Hội nghị Diên Hồng. Các tác giả được chọn thể hiện và sáng tác là những họa sĩ, nhà điêu khắc có uy tín nghề nghiệp trong ngành Mỹ thuật Việt Nam như họa sĩNguyễn Gia Trí (Giải thưởng Hồ Chí Minh, năm 2012), nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo, Lưu Danh Thanh, Nguyễn Phú Cường, họa sĩLê Anh Vân, Nguyễn Trọng Đoan (Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật) cùng các họa sĩcó giải thưởng trong nước và quốc tế như họa sĩThành Chương, Phạm Luận, Đặng Xuân Hòa, Lê Trọng Lân, Lê Vân Hải, Vi Kiến Thành, Đoàn Thị Thu Hương, Hồng Việt Dũng, Lê Thông, Đào Quốc Huy, Mai Xuân Oanh, Phạm Hà Hải, Trấn Thành, Lê Văn Sửu, Nguyễn Ngọc Long.Hình ảnh Nhà Quốc hội Việt NamHệ thống điện, nước trong Nhà Quốc hội được vận hành tương đương một nhà máy. Tất cả đều nằm trong lòng đất với hệ thống cáp điện các loại dài khoảng 970 km, 94 km đường ống gió, đường ống nước lạnh thuộc hệ thống điều hòa không khí, khoảng 53,7 km đường ống cấp thoát nước, đường ống cấp nước chữa cháy và khoảng 400 km cáp tín hiệu, cáp mạng. Toà nhà có 10 máy biến áp công suất 1.600KVA/máy; 4 máy phát điện dự phòng 2.000KVA. Đường hầm liên hệ giữa Nhà Quốc hội và trụ sở Bộ Ngoại giao hiện nay dài khoảng 60 mét, chiều cao thông thủy 3,85 mét. Nơi đỗ xe ngầm có sức chứa khoảng 550 xe, trong đó có khoảng 50 xe dành cho lãnh đạo cao cấp. Hệ thống bếp đảm bảo năng lực phục vụ hơn 1.000 suất ăn.Môi trường làm việc bên trong Nhà Quốc hội được đầu tư về thiết kế ánh sáng và đảm bảo tầm nhìn hợp lý, lấy ánh sáng bên trong từ mái xuống và từ những cái hốc. Không chỗ nào trong Nhà Quốc hội bị ánh nắng chiếu trực diện, mặc dù là hướng Tây, nhờ thiết kế kết hợp hệ thống sunshading che nắng, trang trí bằng nhôm đặc cắt hoa văn theo thiết kế bên ngoài khung nhôm kính) và hệ thống tự động mặt đứng.Hình ảnh Nhà Quốc hội Việt NamVấn đề công nghệ trong Nhà Quốc hội cũng được lưu tâm giải quyết một cách chặt chẽ, hợp lý. Các yếu tố về tiết kiệm năng lượng, sử dụng bằng năng lượng của ánh nắng mặt trời, tiết kiệm nước... đều được giải quyết tối đa trong giới hạn cho phép. Vật liệu mặt đứng tòanhà là đá tự nhiên mầu be sáng, kính và kim loại mầu đồng cũng như chất liệu gỗ. Phần kính lắp đặt bên ngoài tòanhà có màu sắc hài hòavới cảnh quan nhưng vẫn đảm bảo từ bên ngoài nhìn vào khi hệ thống đèn chiếu sáng bên trong không làm lộ các chi tiết. Hơn nữa, lần đầu tiên tại Việt Nam, từng tấm kính được gia công đơn chiếc, thể hiện rõ tại đáy phòng họp chính ốp kính kiểu xương cá với nhiều bán kính cong. Điều đặc biệt ở công trình này là việc sử dụng hệ nhôm cùng các hệ kính chống đạn, chống cháy... của Schueco (Đức) do TID Group trực tiếp phân phối và thi công cũng tăng hiệu quả khi sử dụng. Cùng với hệ thống thoát khói, nhiệt thông minh, khi hệ thống điều khiển trung tâm nhận được tín hiệu khẩn cấp như hỏahoạn thì toàn bộ cửa sẽ tự động mở, hệ thống rèm ngăn khói lửa sẽ hạ xuống. Hệ thống rèm ngăn khói lửa với khổ rất lớn 5 x 6 (mét) làm bằng chất liệu đặc biệt, có khả năng ngăn chặn khói, lửa nhưng vẫn đảm bảo để người chạy thoát ra ngoài.Hình ảnh toàn cảnhNhà Quốc hội Việt Nam nhìn từ phía xaXung quanh tòa nhà ở tầng 3 và hướng Đông tầng 4 có tổng cộng 14 khu vườn tiểu cảnh để tạo không khí trong lành và thư thái cho đại biểu Quốc hội khi về dự họp và những người làm việc bên trong tòa nhà.__________________________________________