*

Việt Nam luôn nằm trong danh sách những nước có tỷ lệ người mắc bệnh lao cao nhất thế giới. Bởi vậy mà bộ y tế đã đưa tiêm phòng vắcxin lao vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia để cải thiện tình hình này. Hôm nay hocketoanthue.edu.vn sẽ cung cấp đến bạn những thông tin tin bổ ích về tiêm phòng lao ở trẻ sơ sinh nhé!!!

Lịch tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh

Bộ y tế khuyến cáo, trẻ em trong vòng một tháng sau sinh cần được tiêm phòng vắcxin lao. Thông thường với những trẻ có đủ sức khỏe vừa sinh ra thì sẽ được tiêm phòng ngay vắcxin lao trong những ngày đầu đời. Tuy nhiên ở những trẻ sinh non, do sức khỏe còn yếu và cần phải theo dõi thêm vì vậy càng tiêm sớm vắc xin lao càng tốt.

*

Lịch tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh

Vắc xin phòng ngừa lao chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất trong đời. Thông thường sau 24 đến 48 giờ sau sinh tại bệnh viện, trẻ sơ sinh sẽ được tiêm phòng vắcxin lao.

Tiêm phòng vắcxin lao bao lâu thì mưng mủ?

Vắc xin lao sau khi được tiêm phòng có thể gây ra cho trẻ một số tác dụng phụ. Trẻ có biểu hiện bị sốt nhẹ, sưng hạch ở hõm nách bên cánh tay được tiêm thuốc,… Một số trường hợp lớp phản ứng nghiêm trọng hơn khiến trẻ bị sốt cao, bỏ bú trong 1 đến 2 ngày, vết tiêm sưng to, hạch kéo dài hơn 6 tuần, nhiều trẻ còn có biểu hiện mệt lả, da tím tái, co giật,….

Đây là những tác dụng phụ có thể xuất hiện sau khi tiêm phòng vắcxin lao. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của những biểu hiện này mà mẹ có cách xử lý cho phù hợp. Đặc biệt với những biểu hiện nặng cần phải đưa con đến các cơ sở y tế để cấp cứu ngay lập tức.

*

Để đảm bảo an toàn khi tiêm chủng, mẹ cần ở lại 30 phút để theo dõi phản ứng của con sau khi tiêm. Bên cạnh đó khi về nhà, hãy theo dõi con trong vòng 48 giờ sau đó. Sau khoảng hai tuần, vết tiêm trên cánh tay của con sẽ bị mưng mủ 2 đến 6 tháng sau vết mủ này sẽ hình thành vệt sẹo lõm vào trong cánh tay của trẻ.

Đây là một hiện tượng hết sức bình thường nên mẹ không cần phải quá lo lắng. Mẹ tuyệt đối không được cậy vết mủ trên tay của con, hãy để vết thương lành một cách tự nhiên.

Có nên tiêm phòng lại vắcxin lao khi không có sẹo?

Hầu như trẻ sơ sinh nào cũng xuất hiện sẹo trên cánh tay sau khi tiêm phòng vắcxin lao. Tuy nhiên ở một số trường hợp đặc biệt, trên cánh tay của trẻ không thấy xuất hiện sẹo. Nhiều mẹ cảm thấy lo lắng và băn khoăn rằng không biết có nên đưa trẻ đi tiêm phòng lại vắcxin lao không? Sau đây là lời khuyên từ các bác sĩ.

Khi trẻ không xuất hiện sẹo trên cánh tay, đầu tiên mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế và thực hiện xét nghiệm tố lao trong cơ thể. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm như thế nào cùng lời khuyên của các bác sĩ mà mẹ có thể tiêm phòng lại vắcxin lao cho con. Mẹ không nên tự ý quyết định tiêm phòng lại vắcxin lao cho trẻ khi chưa thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh ở đâu?

Vắc xin tiêm phòng lao là 1 trong 5 loại vắcxin nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Mẹ có thể đưa con đến các trạm y tế xã, phường, các trung tâm y tế huyện,thành phố trong hệ thống tiêm chủng mở rộng để tiêm phòng.

*

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh ở đâu

Nếu bị nhỡ lịch tiêm phòng vắcxin lao tại địa phương, mẹ có thể lựa chọn tiêm phòng vắc xin bổ sung cho con tại các cơ sở y tế, bệnh viện hoặc phòng khám gần nhất.

Giá của vắcxin ngừa bệnh lao khi tiêm dịch vụ là 125.000 một mũi tiêm. Để đảm bảo an toàn cho bé, trước khi tiêm bé sẽ được tiến hành sàng lọc. Công đoạn này được thực hiện hoàn toàn miễn phí, sau khi tiêm mẹ nhớ nán lại để theo dõi những phản ứng bất thường của con.

Tiêm phòng vắcxin lao là một trong những việc làm cần thiết mà mẹ cần thực hiện, để bảo vệ sức khỏe cho con trong những năm tháng đầu đời. Sau khi tiêm phòng vắcxin lao, bé sẽ xuất hiện một số biểu hiện khác nhau.

Căn cứ vào mức độ của các biểu hiện này và mẹ sẽ có có phương hướng xử lý cho phù hợp. Hi vọng bài viết này đã đem đến cho mẹ những kiến thức bổ ích về tiêm phòng vắcxin lao cho trẻ sơ sinh.