Hướng dẫn soạn bài Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương, gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu bài trang 18 sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 11 tập 1 chương trình chuẩn và nâng cao.

Bạn đang xem: Soạn văn bài tự tình lớp 11


1. Tác giả, tác phẩm1.1. Tác giả1.2. Tác phẩm2. Hướng dẫn soạn bài Tự tình 22.1. Soạn bài Tự tình 2 ngắn nhất2.2. Soạn bài Tự tình 2 chi tiết2.3. Soạn văn Tự tình 2 nâng cao3. Tổng kết3.1. Ghi nhớ3.2. Giá trị nội dung và nghệ thuật3.3. Văn mẫu Tự tình 2
Qua tài liệu hướng dẫn soạn bài Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương, Đọc Tài Liệu mong muốn hỗ trợ các em đạt được các mục tiêu cơ bản của bài học: cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc ở Hồ Xuân Hương, thấy được tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương (thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo và tinh tế).
Bài soạn bao gồm có 2 nội dung chính: tóm tắt những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm và gợi ý trả lời các câu hỏi đọc hiểu bài trong SGK (cả chương trình chuẩn và nâng cao). Cuối bài soạn sẽ là phần tổng kết đánh giá nội dung chính của bài thơ Tự tình (đặc sắc nội dung, nghệ thuật, ...).Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩm này.Cùng tham khảo...
*

Tác giả, tác phẩm Tự tình 2

I. Tác giả Hồ Xuân Hương

- Hồ Xuân Hương (chưa rõ năm sinh, năm mất) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long- Hồ Xuân Hương là thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời gặp nhiều bất hạnh. Bà đi nhiều nơi và thân thiết với nhiều danh sĩ, có người nổi tiếng như Nguyễn Du. Cuộc đời, tình duyên của Hồ Xuân Hương nhiều éo le, ngang trái.- Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài, cảm hứng ngôn từ và hình tượng.
- Hồ Xuân Hương sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm nhưng thành công nhất ở chữ Nôm, bà được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”.- Theo giới nghiên cứu, hiện có khoảng trên dưới 40 bài thơ Nôm tương truyền là của Hồ Xuân Hương. Nữ sĩ còn có tập thơ Lưu hương kí (phát hiện năm 1964) gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ Nôm.

Xem thêm:

II. Tác phẩm Tự tình 2

- Bài thơ “Tự tình II” nằm trong chùm thơ Tự tình gồm 3 bài của Hồ Xuân Hương.- Bài thơTự tình (Bài II)Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,Trơ cái hồng nhan với nước nonChén rượu hương đưa, say lại tỉnhMảnh tình san sẻ tí con con.Xiên ngang mặt, đất rêu từng đámĐâm toạc chân mây, đá mấy hòn.Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,Mảnh tình san sẻ tí con con!- Thể thơ: Bài thơ Tự tình 2 thuộc thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật- Nội dung chính: tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được hạnh phúc.- Bố cục: Bố cục của bài thơ Tự tình hai tuân thủ theo bố cục của một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luậthai câu đề, hai câu thực, hai câu luận và hai câu kết.
Hoặc có thể chia bố cục bài thơ Tự tình - Hồ Xuân Hương theo nội dung các câu thơ:- Cách chia bố cục 1:+ Hai câu đề: Giới thiệu về hình ảnh người vợ lẽ+ Hai câu thực: Cách giải quyết nỗi tâm tư của người vợ lẽ+ Hai câu luận: Khát khao tìm đến hạnh phúc của người phụ nữ+ Hai câu kết: Quy luật khắc nghiệt của thời gian và tuổi trẻ- Cách chia bố cục 2:+ Phần 1 (4 câu đầu): thể hiện nỗi lòng cô đơn, buồn tủi, khát vọng hạnh phúc.+ Phần 2 (4 câu tiếp): Tâm trạng tuyệt vọng của cảnh đời lẽ mọn.

Hướng dẫn soạn bài Tự tình 2

I. Soạn bài Tự tình 2 ngắn nhất

Bài 1 trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1Bốn câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào? (Chú ý không gian, thời gian, giá trị biểu cảm của các từ ngữ: văng vẳng, dồn, trơ, cái hồng nhan, say lại tỉnh, mối tương quan giữa hình tượng trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn với thân phận nữ sĩ.)Trả lời:– Thời gian: Đêm khuya.– Không gian: trống trải, mênh mông rợn ngợp.

Tổng kết bài thơ Tự tình 2- Hồ Xuân Hương