https://hocketoanthue.edu.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2020/05/6.mp3

Hóc xương cá là một tình trạng rất thường gặp. Vì hóc xương khá phổ biến nên đã có nhiều phương pháp được tạo ra để giải quyết tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về hóc xương như: Làm thế nào để biết bạn có bị hóc xương không? Có những mẹo nào để chữa hóc xương cá tại nhà? Xử trí hóc xương ở trẻ em như thế nào? Hay khi nào cần đến khám bác sĩ?


Biểu hiện khi bị hóc xương cá

Nuốt phải xương là một tình trạng khá phổ biến. Thông thường nó sẽ trôi xuống dạ dày mà không gây ra bất kỳ vấn đề gì. Tuy nhiên đôi khi nó bị mắc lại một vị trí nào đó mà không đi xuống được dạ dày, tình trạng này chính là hóc xương.

Bạn đang xem: Mẹo chữa hóc xương cá tại nhà

Nếu bạn bị hóc xương, nó có thể gây đau và khiến bạn lo lắng. May mắn là, vì hóc xương khá phổ biến nên có những mẹo và thủ thuật được tạo ra để giúp bạn tự chữa hóc xương tại nhà.

Làm sao nhận biết mình bị hóc xương cá?

Nếu bạn bị mắc xương, tự bạn có thể cảm nhận được điều đó ngay. Thường sau khi ăn những thức ăn có xương, bạn sẽ có những cảm giác dưới đây:

Cảm giác khó chịu, nhói nhẹ hay châm chích trong cổ họngĐau nhói ở họngHoKhạc ra máu

Khó nuốt là một triệu chứng của hóc xương cá, nhưng đôi khi nó còn là biểu hiện của các bệnh lý. Vậy các bệnh lý gây khó nuốt đó là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

*
Phát hiện xương qua nội soi họng thanh quản

Những biến chứng nguy hiểm của hóc xương

Nếu xương cá không được xử trí, nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Khi bạn tin rằng mình bị hóc xương cá và xử trí tại nhà không thành công. Bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra. Tuyệt đối không nên đi ngủ khi vẫn còn nghi ngờ xương đang nằm trong cổ họng.

Xem thêm: Tranh Vẽ Các Con Vật Dưới Biển Cực Dễ, Tranh Cho Bé Tô Màu Chủ Đề Sinh Vật Biển

Những biến chứng có thể xảy ra khi bị mắc xương:

Nhiễm trùngChảy máuKhông thể nuốt được thức ănÁp xeXương đâm thủng thực quảnXương đâm thủng mạch máu

Phòng ngừa hóc xương cá như thế nào?

Ai dễ bị hóc xương nhất?

Một số người có nguy cơ cao bị hóc xương. Hóc xương phổ biến ở các đối tượng sau:

Trẻ emNgười giàNgười dùng răng giảBệnh lý về cơ như loạn dưỡng cơĂn cá khi đang sayĂn nhanh và nhai không kỹ

Xương cá, đặc biệt là xương dăm rất nhỏ nên có thể dễ dàng bị bỏ qua trong khi chế biến hoặc khi nhai. Một số loại cá có cấu trúc xương phức tạp hơn những loại khác. Điều này có thể khiến cho việc nhặt sạch xương khó khăn hơn. Các loại cá khó làm sạch xương và bạn phải cẩn thận hơn khi ăn như là: cá bống, cá rô phi, cá chép, cá hồi,…

Tuy nhiên, nên nhớ rằng ăn bất cứ loại cá hay thực phẩm có xương nào cũng đều có nguy cơ khiến bạn mắc xương. Cách tốt nhất là nên ăn chậm và nhai kỹ.

Các biện pháp phòng ngừa hóc xương cá

Ăn từng miếng nhỏ và nhai kỹ thức ăn có thể giúp bạn và gia đình tránh bị hóc xương. Cần thận trọng trong lúc ăn, không nên vừa cười, nói vừa nhai.Luôn phải giám sát kĩ trẻ em hay những người có nguy cơ cao hóc xương khi họ ăn cá hay thức ăn có xương.Nên làm sạch xương cá trước khi nấu hoặc ăn các miếng phi lê (miếng cá đã được lấy xương) để giảm nguy cơ hóc xương. Nhưng lưu ý vẫn có thể còn sót các miếng xương nhỏ, nên ăn chậm nhai kỹ là quan trọng nhất.

Nếu bạn thường ăn cá trong thực đơn hằng ngày, bạn luôn có nguy cơ bị hóc xương cá. Có nhiều phương pháp giúp giải quyết hóc xương. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng với những xương nhỏ. Với những xương lớn hay triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra. Không nên đi ngủ khi nghi ngờ xương cá vẫn nằm trong họng. Cũng không nên chủ quan bỏ qua việc hóc xương, vì nó có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.