*

*

*

CẢM NHẬN NHỊP SỐNG QUA TỪNG NHỊP TIM CON

Yên An

30 phút cho công đoạn kiểm tra đo tim thai và cơn co tử cung (CTG -cardiotocography)những tưởng sẽ rất dài với một mẹ bầu...

Bạn đang xem: Máy đo tim thai và cơn co tử cung

Vậy mà khi bước vào phòng, có cô nhân viên luống tuổi, niềm nở, tận tình chăm chút từng khách hàng với không gian nhạc nhẹ chan hòa. Rồi mẹ bầu thư giãn ngã lưng trên chiếc giường êm ái, sạch sẽ, có rèm ngăn cách khiến mọi thứ trôi qua thật nhanh và thoải mái. Buổi sáng của hai mẹ con trở nên thư thái hơn tại phòng đo CTG – BVQT Phương Châu. Các mẹ cứ trải nghiệm thử đi, rồi sẽ tin.

*

Không gian lúc này chỉ có những mẹ bầu – những người “cùng cảnh ngộ”.

- Có người chọn cách tận dụng thời gian để chia sẻ, động viên, hỏi han nhau về kinh nghiệm bầu, bí, chăm nuôi con nhỏ.

- Có người chọn cách im lặng, tận hưởng khoảnh khắc lắng nghe và cảm nhận nhịp tim khỏe mạnh của con cùng tiếng nhạc du dương, an lành.

Xem thêm: Hướng Dẫn Đăng Kí Tạo Nick Qq Miễn Phí 2021❤️ Share Tài Khoản Qq Free Mới Nhất

Bằng cách nào thì trải nghiệm chung về thời gian đo tim thai của con cũng rất tích cực. Đó là chia sẻ của nhiều mẹ bầu tại BVQT Phương Châu.

*

* Đo CTG là phương tiện kỹ thuật ghi nhận lại nhịp tim thai và cơn gò tử cung trong thai kỳ. Đây là hình thức đánh giá sức khỏe thai nhi thông qua đánh giá đáp ứng của nhịp tim khi thai nhi cử động cũng như để phát hiện các cơn co thắt tử cung.

Việc thực hiện CTG lặp lại ở các lần khám thai là rất cần thiết. Dụng cụ thực hiện đo CTG được đặt ngoài thành bụng, do vậy sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như gây khó chịu cho mẹ và thai nhi.

-NST (Non Stress Test): là một thử nghiệm dùng để đánh giá sức khỏe thai nhi thông qua việc đo CTG. NSTđược thực hiện khi chưa có cơn gò tử cung. Sức khỏe thai nhi được đánh giá là bình thường nếu có nhịp tim thai tăng lên khi thai nhi cử động, cũng như dao động nhịp tim thai tốt (± 5 nhịp/phút) quanh trị số cơ bản. NST có giá trị đánh giá sức khỏe thai nhi trong vòng 1 tuần đối với mẹ bầu không thuộcnhóm thai kỳ nguy cơ cao.

CTG được bác sĩ Sản khoa khuyên mẹ bầu kiểm tra mỗi 1 hoặc 2 lần/ tuần tùy theo tuổi thai và tình trạng sức khỏe. Đối với những trường hợp mẹ bầu thuộc nhóm thai kỳ nguy cơ cao như: đái tháo đường, tiền sản giật, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, dọa sanh non... thì việc đo CTG có thể được thực hiện với tần suất nhiều hơn.