Lợn Cắp Nách - Thưởng Thức Đặc Sản Vùng Cao

Lợn cắp nách làm sạch rồi có thể chế biến theo nhiều cách như nướng, hấp, kho tùy sở thích. Ngon nhất phải kể đến món lòng dồi và thịt bụng còn lẫn cả xương sườn hấp cách thủy, chấm lá nhội giã nhỏ trộn hạt xẻn hoặt hạt dổi, ớt xanh. Vị hơi chua, chát và mùi thơm của hạt dổi, lá chanh gặp món thịt ba chỉ ăn cũng sẽ có hương vị đặc biệt.

Bạn đang xem: Lợn cắp nách hà giang

*
Hà Giang: Doanh Thu Từ Du Lịch Đạt Trên 500 Tỷ Đồng

Lợn cắp nách nhỏ, khi bắt, người dân thường kẹp trọn được chúng ở nách nên có tên gọi như vậy. Nó lai giữa lợn rừng và lợn Mường, được nuôi thả, không chuồng trại, ăn rau củ dại trong rừng nên thịt chắc, nạc, không mỡ nhiều như lợn dưới xuôi.

Lợn cắp nách làm sạch rồi có thể chế biến theo nhiều cách như nướng, hấp, kho tùy sở thích. Ngon nhất phải kể đến món lòng dồi và thịt bụng còn lẫn cả xương sườn hấp cách thủy, chấm lá nhội giã nhỏ trộn hạt xẻn hoặt hạt dổi, ớt xanh. Vị hơi chua, chát và mùi thơm của hạt dổi, lá chanh gặp món thịt ba chỉ ăn cũng sẽ có hương vị đặc biệt.

Giống lợn có tên gọi đặc biệt này vì được người dân vùng cao cắp nách mang xuống chợ. Lợn cắp nách chỉ nặng khoảng 4 đến 10 kg, được nuôi theo kiểu thả rông, ăn ngô, khoai, sắn hay rễ cây, rau cỏ trong rừng, lớn lên bằng thức ăn tự nhiên nên thịt rất sạch. Con lợn nhỏ được chế biến bằng cách hấp hay nướng, sau đó bày ra lá chuối hoặc mẹt. Miếng thịt có lớp da giòn, lớp mỡ ít và thịt nạc chắc nhưng không bị dai.

Lợn cắp nách có nhiều kiểu chế biến, để nguyên con quay hoặc mổ thịt làm món nướng, hấp, xào. Người vùng cao cho rằng ngon nhất là món lòng dồi và thịt bụng còn lẫn cả xương sườn hấp cách thủy, chấm muối giã với ớt xanh, mắc khén.

Lợn cắp nách mang xuống chợ, cột dây và tập trung thành một khu để bán.

Xem thêm: Top 5 Phần Mềm Đọc Tiếng Việt Tốt Nhất Trên Ios, Android, Vietvoice 6

Để chế biến cần có quy trình đúng và khéo léo, lợn sau khi bắt giữ sẽ được cạo lông sạch sẽ và phải mổ theo kiểu mổ moi. Người mổ cũng dùng chanh để tẩy hết lớp đất bụi bám ở các chân lông rồi mới rửa sạch, để khô, xoa nước hàng và thui bằng rơm hoặc bã mía cho thơm, như vậy bì lợn mới sạch. Thui đều lửa đến khi bì lợn ngả màu vàng ruộm thì chà sạch một lần nữa bằng chanh, sau đó lọc thịt để chế biến thành các món. Thịt được chặt miếng to để hấp hoặc thái nhỏ xiên que nướng trên than hồng.

Thịt hấp hay nướng đều được bày ra lá chuối, hoặc mẹt, miếng thịt có lớp da giòn, lớp mỡ ít và thịt nạc chắc nhưng không bị dai. Có vùng hay làm món thịt lợn nướng ống tre, khi đó thịt thái nhỏ, ướp gia vị rồi đem nhồi trong ống tre cho lên bếp than nướng.

Trong quán ăn hoặc phiên chợ ở vùng cao, món ăn từ lợn cắp nách được bán cho du khách trải nghiệm, có thể kèm với rượu ngô hoặc rượu táo mèo để thêm trọn vị.

Nếu lên các tỉnh vùng núi phía Bắc, bạn có thể thưởng thức món ăn từ lợn cắp nách ở các chợ phiên, hoặc mua một con lợn ở nhà dân và đặt nhà hàng chế biến. Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương (Lào Cai), Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang), Mù Cang Chải, Tú Lệ (Yên Bái), Mộc Châu, Mường La (Sơn La)… đều có những phiên chợ hấp dẫn du khách.

Lợn mán mẹt bán trong một số quán ăn bắc ở TP HCM.

Ở Hà Nội và TP HCM, có những quán bán thịt lợn mán, ý nói những loại lợn nhỏ, nuôi thả rông ở các vùng ngoại ô, giá khoảng 120.000 đồng một mẹt nhỏ.