Hằng năm cứ đến ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 là học sinh trên khắp cả nước lại tổ chức nhiều hoạt động tri ân thầy cô. Ngoài các hoạt động như thi đua học tập, rèn luyện thể dục thể thao, văn nghệ thì việc làm các tiểu phẩm cũng được các bạn học sinh quan tâm trong ngày này. Trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn cách làm một Kịch bản tiểu phẩm ngày 20-11 thật hay và ý nghĩa.

Bạn đang xem: Kịch bản tiểu phẩm hài hoc sinh

Làm thế nào để xây dựng được một kịch bản tiểu phẩm?


Với những em học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường trung học phổ thông, việc xây dưng một kịch bản tiểu phẩm có lẽ không phải là chuyện đơn giản. Để chào mừng ngày của các thầy cô đang đến gần, chúng tôi sẽ gợi ý cho các em cách viết Kịch bản tiểu phẩm ngày 20-11 để có thể diễn trong ngày miting chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam sắp tới.

Trước tiên các bạn hãy chọn nội dung cho tiểu phẩm của mình. Thông thường là kịch bản về ngày nhà giáo thì chủ đề nên xoay quang trường lớp, thầy cô và học sinh..

 Sau khi đã chọn được đối tượng bạn muốn hướng đến thì nội dung của tiểu phẩm phải liên quan đến đối tượng người xem hoặc là người thân, bạn bè của họ, và một điều quan trọng nó phải là những gì còn mới với người xem.

*

Đương nhiên, là kịch bản tiểu phẩm cho ngày 20/11 thì đối tượng xem tiểu phẩm của bạn phải là giáo viên, các bạn học sinh. Vì vậy, những vấn đề họ quan tâm cũng sẽ xoay quanh các mối quan hệ trong trường học, thầy cô, bạn bè…

Sau khi đã xác định được đối tượng người xem, bạn hãy cân nhắc chọn thủ pháp nghệ thuật cho kịch bản của mình: Về cơ bản có mấy loại thủ pháp như sau:

Phóng đại, Liên tưởng ( ngược hoặc bậy bạ),Ân dụ với một thứ gì đó hay hơn,Cảnh báo đánh vào nỗi lo lắng nào đó.

Tuy nhiên vì đây là sản phẩm đón chào ngày Nhà giáo Việt Nam, vì vậy chúng ta nên xây dựng tình huống thực tế. Những tình huống có thể áp dụng là hài hước, khó xử, ăn năn, và vĩ thanh hy vọng

Cuối cùng, tính logic là điều quyết định kịch bản tiểu phẩm đó có được người xem công nhận hay không. Vì vậy cho dù bạn xây dựng nhân vật như thế nào, tình huống ra sao, hướng tới thông điệp gì thì cũng cần phải để tính logic lên hàng đầu nhé!

Kịch bản tiểu phẩm 20-11 mẫu: Hãy nắm chặt tay nhau

Nhân vật trong tiểu phẩm:

– Bạn Hoàng Kỳ Anh : trong vai Hoàng – là bạn học sinh mồ côi cha sống với mẹ. Mẹ bị tàn tật nên hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Ở lớp, Hoàng là một học sinh nghịch ngợm, hay trêu chọc bạn bè và làm cô giáo rất phiền lòng.

– Bạn Ngọc Ánh : trong vai cô giáo.

– Nhóm HS trong vai các bạn cùng lớp.

 Cảnh trong lớp:

Trống vào lớp, các bạn đang ngồi chăm chú ôn bài. Hoàng bước vào.

 Hoàng : Xin chào các bạn!

Một bạn đứng lên gọi: Hoàng ơi, chuẩn bị thi giữa kỳ rồi, vào ôn bài với chúng tớ đi.

Hoàng: Tớ đang đói quá, chẳng có tâm trạng học hành đâu.

Hoàng chỉ vào Ngọc: À Ngọc à, hôm nay bạn có mang đồ ăn cho mình không?

Ngọc lấm lét: Nhưng mà tớ hôm nay hết tiền rồi.

Hoàng: Cái gì, không có là sao, tớ không chịu được đói đâu. Có ai có gì ăn không?

Lan: Có, tớ còn cái bánh mỳ chưa kịp ăn đây.

Xem thêm: Nga Tăng Cường Quân Đội Ở Biên Giới Ukraine Để Làm Gì? Bất Ổn Tại Ukraina Năm 2014

Hoàng(giằng lấy, ăn liền): Bánh mỳ cũng được, ăn tạm vậy.

 Vừa lúc đó, cô giáo bước vào lớp.

 Cả lớp đứng dậy chào cô

 Cô giáo nhìn Hoàng: Hoàng, em ngồi vào chỗ đi.

 Hoàng miễn cưỡng ngồi xuống.

 Cô giáo: Tôi có một tin muốn thông báo cho các em, đó là nhà trường chúng ta đang chuẩn bị chương trình: Hoà nhịp đập con tim để ủng hộ cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn và dặc biệt 2 em Vi và Nhi bị mắc căn bệnh hiểm nghèo. Vì vậy bây giờ, cô sẽ hướng dần các em gấp những con sếu trắng, biểu tượng cho sự chia sẻ, cảm thông trong cuộc sống, các em có đồng ý không?

*

Tất cả học sinh: Đồng ý ạ! Đồng ý ạ!

Bỗng mặt Lan tái mét, tay ôm bụng.

Cô giáo cùng các bạn chạy tới, người xoa dầu, người hỏi han.

Cô giáo: Sáng nay con đã ăn gì chưa?

Lan: Dạ… Dạ… con ăn rồi ạ!

Cô giáo: Con đã ăn gì nào?

Ngọc: Dạ … Dạ …

Tuấn hùng: Thưa cô, hôm nay bạn Lan chưa ăn gì đâu ạ! Lúc nãy, Hoàng đã lấy bánh mỳ của Lan.

Cô giáo (nhìn sang Hoàng): Con đã lấy phần ăn sáng của bạn à?

 Hoàng (gãi đầu): Dạ…dạ … lúc nãy em đói quá nên đã lấy bánh mỳ của bạn ạ.

 Cô giáo: Sáng nay con chưa ăn gì sao?

 Hoàng (bật khóc): thưa cô, tại con đói quá ạ. Con xin lỗi cô, tớ xin lỗi các bạn.

 Cô giáo (ôm Hoàng vào lòng vỗ về): Hoàng Cô đã hiểu hoàn cảnh của con. Nhưng con ạ, ông bà ta đã dạy: Đói cho sạch, rách cho thơm. Lần sau, nếu khúc mắc thì hãy chia sẻ với cô, với các bạn, cô và các bạn sẽ giúp con, được không nào?

Quay lại với các học sinh khác: Còn các con, lần sau chúng mình có quà gì đều chia sẻ với bạn nhé! Các con có đồng ý không?

 Tất cả học sinh: đồng ý ạ! Đồng ý ạ!

 Cô giáo: Cô rất vui khi các con đã hiểu và biết chia sẻ vui buồn với bạn. Các con đều như là anh em một nhà.

 Bây giờ, cô sẽ mua bánh mì cho các con và chúng ta cùng gấp sếu giấy nhé!

 Tất cả học sinh: Cảm ơn cô, cảm ơn cô.

Cô giáo cùng học sinh: Hãy nắm chặt tay nhau, Cảm thông và chia sẻ, Hoà nhịp đập con tim.”

Tóm lại

Trên đây là mẫu tiểu phẩm cực hài ngày 20/11 nhằm tri ân thầy cô. Hi vọng với bài viết này chúng tôi đem đến cho các bạn nững tiểu phẩm hài hay. Một lần nữa thay mặt các em học sinh, sinh viên. Chúc toàn thể thầy cô giáo ngày hiến chương vui vẻ đầm ấm và hạnh phúc. Chúc thầy cô luôn giữ lửa niềm đam mê để nuôi dạy những búp măng.