MT1: Thực hiện được vận động: Bật tiến về phía trước qua 3 vòng TD. Ném xa bằng 1 tay, Bò thấp chui qua cổng và phát triển các tố chất VĐ như: Nhanh, khéo, định hướng trong không gian và sự khéo léo của bàn tay, ngón tay.

Bạn đang xem: Giáo án mầm non 3 tuổi chủ đề gia đình

MT2: Biết được tên một số thực phẩm khi nhìn vật thật hoặc tranh ảnh (thịt, cá, trứng, sữa)

MT3: Nhận ra và tránh một số vật nguy hiểm (bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng) khi được nhắc nhở.

2. Lĩnh vực phát triển nhận thức:

MT4: Nói được những dấu hiệu nổi bật của đối tượng được quan sát về một số đồ dùng trong gia đình như: Nồi dùng để nấu cơm, nấu canh…; Ấm dùng để đun nước; Phích dùng để đựng nước cho nóng.

MT5: Nói được tên của ông bà bố mẹ anh chị và các thành viên trong gia đình.

MT6: Nói được địa chỉ của gia đình, khu vực, thôn, xã.

MT 7: Biết đếm trên đối tượng trong phạm vi 2, nhận biết hình vuông hình tam giác

MT8: Biết so sánh 2 đối tượng về kích thước và nói được các từ to hơn nhỏ hơn bằng nhau.

3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:

MT9: Nghe hiểu nội dụng bài thơ, câu chuyện và đọc thuộc một số bài thơ (có nội dung về gia đình)như: tích chu, cô bé quàng khăn đỏ. Thăm nhà bà, chiếc quạt nan.

MT10: Sử dụng các từ thông dụng phù hợp với các thành viên trong gia đình và mọi người xung quanh: xưng hô với bà là cháu, xưng hô với mẹ là con.

MT11: Biết nhìn vào tranh minh họa và gọi tên nhân vật trong tranh: Ông, bà, bố, mẹ.

4. Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ:

MT12: Biết tạo ra các sản phẩm đơn giản: dán ngôi nhà, tô màu người thân trong gia đình

MT13: Biết vận động theo nhịp bài hát: Cháu yêu bà, chiếc khăn tay.

5. Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội:

MT14: Có biểu hiện quan tâm đến những người người thân. Thực hiện được 1 số quy định ở gia đình: Sau khi chơi biết xếp, cất đồ chơi, vâng lời ông bà,bố mẹ.

MT15: Thể hiện sự tự tin mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi của cô: Con thich chơi ở góc chơi nào, thích chơi trò chơi gì?.

MT 16: Yêu quý những người thân ruột thịt trong gia đình và có cử chỉ, lời nói quan tâm đến người thân

II. MẠNG NỘI DUNG:


GIA ĐÌNH BÉ

- Tên bố mẹ và các thành viên trong gia đình.

- Gia đình là nơi vui vẻ hạnh phúc.

- Công việc của các thành viên trong gia đình.


NGÔINHÀ CỦA BÉ

- Địa chỉ của gia đình, nhà là nơi bé sống cùng gia đình

- Biết nhiều kiểu nhà khác nhau như: nhà 1tầng, nhà 2 tầng.

- Biết giữ gìn nhà cửa luôn sạch sẽ.

- Những vật liệu để làm ra ngôi nhà.


*
*
*


NHU CẦU GIA ĐÌNH

- Đồ dùng, phương tiện đi lại, của gia đình.

- Các loại thực phẩm cần cho gia đình.

- Các hoạt động để giúp gia đình luôn vui vẻ, hạnh phúc: Các ngày kỷ niệm của gia đình, các hoạt động chung giữa các thành viên trong gia đình (đi du lịch, cùng nhau về que thăm họ hàng, đi mua sắm)


ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH

- Biết 1 số dồ dùng gia đình, công dụng của các đồ dùng, cách sử dụng.

- Trang phục và cách giữ gìn quần áo sạch sẽ.


Phát triển thẩm mỹ:

1. Tạo hình:

- Vẽ làn cho mẹ, tô màu người thân trong gia đình, dán ngôi nhà của bé, nặn đồ dùng trong gia đình.

2. Âm nhạc:

- Hát, VĐ. Chiếc khăn tay, cô và mẹ, nhà của tôi, cháu yêu bà.

Nghe: Cho con, khúc hát ru người mẹ trẻ, bé quét nhà.

Trò chơi. ai nhanh nhất, ai đoán giỏi, tai ai tinh


Phát triển nhận thức MTXQ:

1.Toán:

Đếm trên đối tượng trong phạm vi 2. Nhận biết hình vuông hình tam giác. So sánh to nhỏ của 2 đối tượng

2. Môi trường xung quanh:

- Gia đình bé yêu, ngôi nhà của bé,

- Đồ dùng của gia đình bé. Nhu cầu của gia đình.


*
*

*

IV. MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC:

- Chuẩn bị các loại tranh ảnh về gia đình có: Ông, bà, bố mẹ, anh, chị, em. Trang trí góc bé học chủ đề, góc sản phẩm của bé, góc bé yêu văn học... phù hợp với chủ đề gia đình.

- Bổ xung đồ dùng vào các góc chơi; như cây hoa, lô tô gia đình, đồ dùng gia đình, đồ chơi nấu ăn, bán hàng, một số thực phẩm cho trẻ hoạt động.

- Bố trí các góc hợp lý đồ chơi sắp xếp vừa tầm với trẻ để trẻ dễ lấy dễ cất dễ cất.

- Môi trường các góc các khu vực chơi được trang trí với màu sắc hấp dẫn để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động. Tạo cơ hội cho trẻ khám phá trải nghiệm đáp ứng với nhu cầu, hứng thú và khả năng nhận thức của từng trẻ. Khuyến khích trẻ tích cực hoạt động ở các góc biết đoàn kết với bạn khi chơi.

- Quan tâm gần gũi đến những trẻ phát triển chậm và nhút nhát, những trẻ cá biệt, động viên khuyến khích trẻ hoạt động.

V. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG:

NHÁNH 1: GIA ĐÌNH BÉ

Tên hoạt động

Nội dung

Đón trẻ, trò chuyện

- Đón trẻ vào lớp, trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ,và chủ đề mới hướng dẫn trẻ vào các nhóm chơi.

- Trò chuyện với trẻ về chủ đề cho trẻ xem tranh ảnh về ông bà, bố mẹ và người thân của trẻ.

- Chuẩn bị hoạt động trong ngày

Thể dục sáng

- Tập các động tác: hô hấp 5, tay 3, bụng 4, chân 1, bật 2.

- Thứ 2,4,6 tập theo nhịp đếm kết hơp gậy, vòng thể dục.

- Thứ 3,5, tập kết hợp bài hát: Cô và mẹ, Cháu yêu bà.

Hoạt động học

PTNT:

KPKH: Gia đình bé

Toán:Đếm trên đối tượng trong phạm vi 2

PTTM:

GDAN:

+ Hát, vận động: Biết vâng lời mẹ, Cô và mẹ

+ Nghe hát: Ba ngọn nến lung linh.

+ TCAN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật

Tạo hình: Tô màu người thân trong gia đình (mẫu)

PTTC:

VĐCB: Bật tiến về phía trước qua 3 vòng TD.

TCVĐ: Lộn cầu vồng

PTNN:

Thơ:Bà và cháu.

Truyện: Cô bé quàng khăn đỏ, Tích chu.

Chơi và Hoat động ngoài

trời

- HĐ có mục đích:

+ Quan sát bồn hoa cây cảnh, vườn rau.

+ Nghe đọc truyện, đọc thơ về chủ đề.

+ Vẽ bằng phấn lên sân

+ Dạo chơi ngoài sân trường

+ Chơi với các vật liệu thiên nhiên.

- TCVĐ: Mèo đuổi chuột, Lộn cầu vồng, Chuyền bóng, Trời nắng, trời mưa. Mèo và chim sẻ.

- Chơi tự do: Với đồ chơi ngoài trời, đồ dùng mang theo.

Chơi và hoạt động ở các góc

- Góc phân vai: Chơi gia đình, bác sỹ, bán hàng

- Góc XD: XD vườn cây ăn quả, nhà của bé

- Góc tạo hình: Tô màu ngôi người thân trong gia đình, nặn đồ dùng trong gia đình.

- Góc sách: Xem sách về gia đình, chọn lô tô về mọi người trong gia đình, xếp hình ngôi nhà.

Xem thêm: Hướng Dẫn Vẽ Đồ Thị Trong Excel 2013, 2016, 2007, 2003, Hướng Dẫn Cách Vẽ Đồ Thị Trong Excel

- Góc thên nhiên: Chăm sóc cây cảnh, thả vật chìm nổi.

Vui chơi buổi chiều

- Ôn lại bài học buổi sáng.

- Làm quen với bài mới.

- Chơi trò chơi mới: Ai thế nhỉ, Bé là người đầu bếp giỏi.

- Rèn các kỹ năng VSCN, VSMT.

- Làm các bài trong vở toán, tạo hình, chữ cái.

- Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ.

Nhánh 2: NGÔI NHÀ CỦA BÉ

Tên hoạt động

Nội dung

Đón trẻ, trò chuyện

- Đón trẻ vào lớp, trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ,và chủ đề mới hướng dẫn trẻ vào các nhóm chơi.

- Trò chuyện với trẻ về ngôi nhà của bé, địa chỉ nhà, trò chuyện về các kiểu nhà khác nhau, các vật liệu để làm ra nhà.

- Chuẩn bị hoạt động trong ngày

Thể dục sáng

- Tập các động tác: hô hấp 3, tay 2, bụng 5, chân2, bật 2.

- Thứ 2, 4, 6 tập theo nhịp đếm kết hơp gậy, vòng thể dục.

- Thứ 3, 5. Tập kết hợp bài hát: Nhà của tôi, ngôi nhà mới.

Hoạt động học

PTNT:

KPKH:Ngôi nhà của bé

PTTM:

GDAN: + Hát, VĐ: Ngôi nhà mới, Nhà của tôi

+ Nghe hát: Bé quét nhà

+ TCAN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật

Tạo hình:Dán ngôi nhà (mẫu)

PTTC:

VĐCB:Ném xa bằng 1 tay

TCVĐ:Mèo đuổi chuột

PTNN:

Thơ: Thăm nhà bà “TG Như Mao”;Khách đến rồi

Truyện: Cháu ngoan.

Đồng dao, ca dao trong chủ đề

Chơi và Hoat động ngoài

trời

HĐ có MĐ: Quan sát bầu trời, bồn hoa, cây cảnh, đồ chơi ngoài trời, vườn trường.

Nghe đọc thơ, kể chuyện trong chủ đề

TCVĐ: Chuyền bóng, Dung dăng dung dẻ, Lộn cầu vồng, Trời nắng, trời mưa

Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời, các vật liệu thiên nhiên và đồ chơi trong lớp mang ra.

Chơi và hoạt động ở các góc

- Góc phân vai: Chơi bán hàng, nấu ăn, bác sỹ

- Góc XD: XD vườn cây ăn quả, nhà của bé

- Góc nghệ thuật: Tô màu ngôi nhà, nặn, tô màu đồ dùng trong gia đình. Hát các bài hát trong chủ đề.

- Góc sách: Xem tranh ảnh về gia đình

- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh, chơi với cát, nước

Vui chơi buổi chiều

- Ôn lại bài học buổi sáng.

- Chơi trò chơi mới.

- Đọc các bài thơ về chủ đề.

- Làm các bài trong vở.

- Chơi tự do ở các góc.

- Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ.

TUẦN 3 : ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH

Tên hoạt động

Nội dung

Đón trẻ, trò chuyện

- Đón trẻ vào lớp, trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ, và chủ đề mới hướng dẫn trẻ vào các nhóm chơi.

- Trò chuyện với trẻ về nhà của bé cần phải có nhừng gì và có những đồ dùng trong gia đình

- Chuẩn bị hoạt động trong ngày

Thể dục sáng

Tập các động tác: hô hấp 3, tay2, bụng 5, chân2, bật 3.Thứ 2, 4, 6 Tập theo nhịp đếm kết hơp gậy, vòng thể dục.

Thứ 3,5. Tập kết hợp bài hát: Nhà của tôi hoặcCháu yêu bà.

Hoạt động học

PTNT:

KPKH: Đồ dùng trong gia đình

Toán: So sánh to nhỏ của 2 đối tượng

PTTM:

GDAN:

- Hát, VĐ: Chiếc khăn tay

- Nghe hát. Chỉ có một trên đời (TT)

- Trò chơi: Ai nhanh nhất

Tạo hình: Vẽ làn cho mẹ (M)

PTTC:

VĐCB: Bò thấp chui qua cổng

TCVĐ: Về đúng nhà

PTNN:

Thơ: Chiếc quạt nan( Xuân Cầu)

Truyện: Chiếc ấm sành nở hoa

Chơi và Hoat động ngoài

trời

- HĐ có MĐ: Dạo quanh sân trường, QS bầu trời, QS Bồn hoa cây cảnh, đọc thơ, kể chuyện về chủ đề.

- TCVĐ: Bóng tròn to, Mèo đuổi chuột, Trời nắng, trời mưa, Chuyền bóng.

- Chơi tự do: Với đồ chơi ngoài trời, đồ dùng mang theo.

Chơi và hoạt động ở các góc

Góc phân vai: Chơi nấu ăn, bán hàng, bác sỹ

Góc XD: Xây ngôi nhà, vườn cây nhà bé, vườn hoa nhà bé

Góc học tập: Chơi chọn lô tô đồ dùng trong gia đình

Góc nghệ thuật tạo hình: Tô màu, nặn đồ dùng trong gia đình.

Hát các bài hát trong chủ đề.

Góc thiên nhiên:Quan sát cây, chăm sóc cây.

Vui chơi buổi chiều

- Ôn lại bài học buổi sáng.

- Chơi trò chơi mới

- Hát, múa, đọc thơ, kể chuyện các bài về chủ đề.

- Rèn vệ sinh cá nhân.

- Làm các bài trong vở.

- Chơi tự do ở các góc.

- Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ.

TUẦN 4 : NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH

Tên hoạt động

Nội dung

Đón trẻ, trò chuyện

- Đón trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, sức khoẻ của trẻ, phát hiện những điều khác lạ ở trẻ.

- Trò chuyện xem tranh ảnh về gia đình, trò chuyện về các nhu cầu cần thiết cho GĐ, các loại thực phẩm hàng ngày GĐ cần phải dùng, phương tiện đi lại của gia đình.

Thể dục sáng

Tập các động tác: hô hấp 1, tay 1, bụng 3, chân 2, bật 4

+ Thứ 2,4,6 tập theo nhịp đếm kết hơp cờ , vòng thể dục

+ Thứ 3,5 tập kết hợp các bài: Bé quét nhà, cháu yêu bà, múa cho mẹ xem.

Hoạt động học

PTNT:

KPKH:Tìm hiểu nhu cầu của gia đình

Toán: Hình vuông, hình tam giác

PTTM:

GDAN:

Hát, VĐ: Mẹ yêu không nào.

Nghe hát: Khúc hát ru của người mẹ trẻ.

TCAN: Tai ai tinh, Ai đoán giỏi.

Tạo hình: Tô màu đồ dùng trong gia đình (ý thích)

PTTC:

VĐCB: Chạy theo hiệu lệnh của cô

TCVĐ: Chuyền bóng.

PTNN:

Thơ: Gió từ tay mẹ

Truyện: Gà trống và vịt bầu

Chơi và Hoat động ngoài

trời

- HĐ có MĐ: Dạo quanh sân trường, QS bầu trời, QS Bồn hoa cây cảnh, đọc thơ, kể chuyện.

Bài viết liên quan