Chương trình Sư phạm mầm non giúp người học có được những kiến thức cốt lõi và kỹ năng cơ bản trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, đáp ứng yêu cầu xã hội đối với sự phát triển giáo dục mầm non. Người học có thể đảm nhiệm được công việc của giáo viên mầm non trong các loại hình cơ sở giáo dục mầm non và có thể học liên thông chương trình đào tạo trình độ cao đẳng hoặc đại học chuyên ngành giáo dục mầm non.

Bạn đang xem: Đại học mầm non tphcm

*

 Hình ảnh buổi học thực hành tại lớp của giáo sinh mầm non

Hình ảnh thực tập tại Trường Mầm non của giáo sinh mầm non Bách Khoa Sài Gòn

 

1. Ngành đào tạo: Sư phạm mầm non 

2. Mã ngành:  42140201 

3.

Xem thêm: Kể Chuyện Chiếc Đồng Hồ Trang 9 Sgk Tiếng Việt 5 Tập 2, Chiếc Đồng Hồ

Thời gian đào tạo:  

Học sinh đã tốt nghiệp lớp 12 (THPT hoặc Bổ túc THPT): học 1,5 nămSinh viên đã tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp trở lên khác ngành: học 01 năm 

 4. Đối tượng: Học sinh tốt nghiệp THPT.

 

5. Thời gian tuyển sinh: Từ tháng 03 đến tháng 12 hằng năm. 

6. Mục tiêu đào tạo:

- Đào tạo giáo viên mầm non trình độ trung cấp có phẩm chất sư phạm, năng lực chuyên môn và sức khỏe nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác chăm sóc và giáo dục trẻ theo yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non, cụ thể:

6.1. Về Kiến thức:

- Hiểu biết về kiến thức giáo dục đại cương để vận dụng vào thực tiễn giáo dục mầm non

- Vận dụng hệ thống kiến thức khoa học giáo dục mầm non ở trình độ trung cấp để thực hiện tốt công tác chuyên môn. 

- Hiểu biết đầy đủ về mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục và sự phát triển của trẻ ở các độ tuổi khác nhau. 

- Người học sư phạm mầm non biết áp dụng kiến thức khoa học giáo dục mầm non vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ thuộc các đổi tượng khác nhau, trẻ có nhu cầu đặc biệt ở tất cả các nhóm tuổi, các loại hình trường, lớp mầm non.

 

6.2. Về Kỹ năng:

- Quan sát, tìm hiểu và đánh giá mức độ phát triển của trẻ. 

- Thiết kế kế hoạch và tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mầm non phù hợp mục tiêu giáo dục, đặc điểm phát triển trẻ và điều kiện thực tiễn của địa phương. 

- Thiết kế môi trường giáo dục phát huy tính tích cực của trẻ, đáp ứng nhu cầu và khả năng của trẻ. 

- Lập kế hoạch và định hướng phát triển cho trẻ phù hợp, khoa học với yêu cầu của từng độ tuổi, của từng trẻ trong cùng độ tuổi. 

- Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục. 

- Đánh giá hiệu quả và điều chỉnh quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. 

- Quan sát, đánh giá mức độ phát triển của trẻ tại nhóm lớp quản lý. 

- Quản lý nhóm lớp hiệu quả. 

- Hợp tác và giao tiếp với đồng nghiệp, gia đình và cộng đồng trong hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ. 

- Có khả năng tuyên truyền, phối hợp với gia đình, cộng đồng trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non

- Tự bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm và trình độ chuyên môn. 

6.3. Về Thái độ:

- Người học sư phạm mầm non có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, phụ huynh, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao. 

- Yêu nghề, yêu trẻ, sẵn sang đảm nhiệm các công việc được giao ở các cơ sở mầm non.