*

RSS
*

Mỗi quốc gia đều có một nền văn học phong phú và đa dạng riêng. Chức năng của văn học đến nay vẫn không ai có thể chối cãi được. Tình thương là yếu tố mà con người dành cho nhau, đặc biệt người Việt Nam chúng ta thường sống rất trọng tình nghĩa, một cái tình bằng vạn cái lí. Vậy văn học và tình thương có mối quan hệ gì với nhau?
Trước hết ta hãy cùng nhau tìm hiểu về văn học. Có thể nói văn học là một lĩnh vực khoa học mà ở đó có sự xuất hiện của tác giả tác phẩm và độc giả. Ba yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tác giả giao tiếp với người đọc qua tác phẩm của mình. Thông qua tác phẩm, độc giả hiểu thêm về những tâm tư tình cảm của nhà văn, những thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến tất cả mọi người. Tác giả làm nên tác phẩm nhưng chính tác phẩm cũng làm nên tên tuổi của một tác giả. Hơn thế nữa, độc giả chính là những người đồng hành làm nên giá trị của tác phẩm văn học. Một tác phẩm được nhiều người yêu thích nó sẽ tồn tại suốt quãng thời gian lịch sử và làm nên tên tuổi của tác giả.

Bạn đang xem: Chứng minh văn học là tình thương


Tình thương là yếu tố hàng đầu trong mối quan hệ giữa con người với con người. Có thể nói đây là đặc điểm phân biệt rõ nhất giữa người và thú. Nếu như động vật chỉ dừng lại xúc cảm thì con người phát triển hơn ở mức tình cảm. Tình thương trong cuộc sống con người là tình mẫu tử, tình phụ tử. chị em, máu mủ ruột già, tình bạn, tình thầy trò và thậm chí là tình thương cảm giữa những người xa lạ. Hai chữ tình thương bao trọn tất cả những tình cảm cảm xúc của con người.
Mối quan hệ giữa văn học và tình thương là gì?. Văn học gồm những tác phẩm lấy chất liệu từ đời sống con người, nó như một thứ khí giới thanh cao và đắc lực. Nó phản ánh xã hội, con người và nuôi dưỡng những hạt giống tâm hồn cho con người. Trong tất thảy những tác phẩm văn học, nhà văn đều muốn hướng người đọc đến lẽ sống tình thương con người. Người đọc cảm nhận tác phẩm, đồng cảm với nhân vật và rút ra bài học cho đời sống bản thân.
Tóm lại, văn học và tình thương có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, văn học giống như những hạt giống tâm hồn nuôi dưỡng tình thương trong lòng người. Còn tình thương là yếu tố hàng đầu mà văn học hướng đến. Văn học tố cáo xã hội để làm gì? Phản ánh hiện thực để làm gì?. Mục đích cuối cùng vẫn là hướng tới những lẽ đời, những điều hợp tình trong đời sống con người.
Tương thân tương ái là một đạo lý cao đẹp, là truyền thống của người Việt Nam chúng ta. Truyền thống ấy được thể hiện thông qua nhiều những câu ca dao, tục ngữ chẳng hạn như “lá lành đùm lá rách”. Tình thương giữa con người với con người vì thế mà được đề cao. Trong văn học, tình thương cũng luôn được nhắc tới như một lẽ tất yếu. Con người quả thực chẳng thể nào sống mà không có tình thương.
Khởi nguồn của văn học với những truyền thuyết, chúng ta đã biết đến dân tộc Việt Nam được sinh ra từ cái bọc trăm trứng. Như vậy, tất cả chúng ta đều là anh em một nhà mà đã là anh em một nhà thì cần phải yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Sau này, để tiếp tục cho người đời sau hiểu về tình thương giữa con người với nhau thì người xưa lại tiếp tục đúc kết lại thành những câu ca dao. Rồi tiếp sau đó là những mẩu truyện ngắn, những tác phẩm văn chương đặc sắc.
Khi nói về tình cảm giữa anh em trong một nhà, chúng ta có thể nhớ đến ngay câu ca dao: “Anh em như thể tay chân, Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”. Câu ca dao nói về sự gắn bó khăng khít giữa anh em trong một gia đình giống như tay với chân nên cần phải biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Thậm chí ngay cả với những người không cùng chung huyết thống như đều là anh em trong một nước thì cũng cần phải đoàn kết thương yêu nhau như câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Hay như câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” cũng là ý nói người dân sống trong cùng một đất nước thì phải biết thương yêu lẫn nhau.
Sau này, những tác phẩm văn chương lớn hơn cũng xoay quanh tình thương của con người. Văn chương thể hiện tình thương mà trước hết đó là tình cảm giữa những con người trong gia đình. Đọc Những ngày thơ ấu, chúng ta thấy được tình mẫu tử thiêng liêng giữa bé Hồng và mẹ của mình. Mẹ, người đã sinh thành ra chúng ta, chỉ một tiếng gọi ấy thôi cũng đủ khiến cho bao người phải xúc động. Ngay cả khi mẹ của cậu phải bỏ lại cậu để đi tha hương cầu thực thì tình yêu mà bé Hồng dành cho mẹ cũng không bao giờ nguôi. Cậu bé yêu mẹ, thương mẹ và kính mẹ.
Cùng với tình mẫu tử, văn chương cũng ca ngợi tình cảm vợ chồng. Người xưa có câu “Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn” cho ta thấy sức mạnh của tình nghĩa vợ chồng lớn đến nhường nào. Trong văn học, ta cũng thấy được có những mối tình vợ chồng sâu đậm, khăng khít. Chẳng hạn như tình cảm của chị Dậu dành cho chồng của mình. Là phụ nữ chân yếu tay mềm nhưng khi thấy chồng bị đánh, chị đã dám lao mình vào để bảo vệ chồng. Hành đồng ấy của chị mới cao đẹp làm sao.

Xem thêm:


Một thứ tình cảm nữa không thể không nhắc đến là tình cảm của anh em trong một nhà như trong câu chuyện Cuộc chia tay của những con búp bê. Ngay cả những con búp bê cũng không nỡ xa nhau mà hai anh em Thành và Thuỷ lại phải chia ly. Thật khiến cho người đọc xúc động biết bao.
Rồi thì tình làng nghĩa xóm cũng được ca ngợi nhiều trong văn học. Người xưa có câu “hàng xóm tối lửa đắt đèn có nhau” hay “bán anh em xa mua láng giềng gần” ý nói những người sống gần gũi với nhau thì nên giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn. Chính những lúc khó khăn chúng ta mới thấy rằng người bên cạnh mình là người quan trọng nhất. Tuy không phải là anh em mà lại gần gũi hơn cả anh em.
Qua những dẫn chứng trên đây, chúng ta có thể thấy rằng văn học và tình thương gần như là một. Văn học là sự phản ánh của tình thương. Văn học cho con người ta nhìn thấy tình thương, xích người ta lại gần với nhau hơn. Nhờ có văn học, tâm hồn của con người mới được rộng mở. Từ ấy, chúng ta biết yêu, biết thương và biết trân trọng cuộc đời này.
Con người trong cuộc sống này muốn sống tốt thì ngoài vấn đề về tiền bạc ra còn một vấn đề nữa cần phải bận tâm đó chính là tình thương. Thật khó để ai đó có được một cuộc sống hạnh phúc nếu như họ sống thiếu đi tình yêu thương. Văn học lại là sự phản ánh cuộc sống thông qua câu chữ. Do vậy mà chúng ta vẫn thấy văn học đề cao tính nhân văn, giá trị nhân đạo, đề cao quyền sống và quyền được yêu thương của con người. Nói một cách dễ hiểu thì giữa văn học và tình thương có một sự đồng nhất.
Tình thương đó chính là thứ tình cảm xuất phát từ sự chân thành trong trái tim của con người. Nhờ có tình thương mà con người sống trong xã hội trở nên gắn kết với nhau hơn. Họ từ những con người xa lạ đã đồng cảm với nhau, thương mến nhau bởi một lý do nào đó mà đôi khi chính người trong cuộc cũng không rõ. Tình thương nói một cách rộng hơn đó chính là sự bác ái, là truyền thống lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều. Truyền thống tốt đẹp ấy đã có từ xa xưa và vẫn được con cháu ngàn đời sau lưu giữ.
Văn học của nước ta từ thời khởi thủy với văn hóa dân gian truyền miệng cũng đã truyền tai nhau những câu tục ngữ, ca dao nói về tình thương giữa con người với con người chẳng hạn như:
Chẳng phải vô duyên vô cớ mà người xưa lại dạy chúng ta phải biết yêu thường, đùm bọc lẫn nhau. Trong truyền thuyết Con rồng cháu tiên, chúng ta được biết người Việt Nam vốn là anh em cùng một nhà do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra. Đã là anh em một nhà thì việc yêu thương nhau là điều dễ hiểu. Rồi đến khi đất nước ta rơi vào cảnh lầm than, chiến tranh, đói khổ, biết bao con người đã rời xa quê hương của mình để lên đường ra chiến trận. Những chiến sĩ đã vào sinh ra tử, kề vai sát cánh bên nhau và trở thành những người đồng chí. Văn học đã ghi lại một cách chân thực tất cả những điều ấy. Chúng ta có thể thấy được tình đồng chí quý báu thông qua bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu. Có thể thấy được tình thương yêu giữa quân và dân thông qua bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu. Sống trong thời bình, chúng ta lại thấy tình thương giữa những người đồng mình thông qua bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương, thấy được tình thương của anh em trong một nhà thông qua Cuộc chia tay của những con búp bê,… Và còn rất nhiều tình thương nữa vẫn được thể hiện trong văn chương qua mỗi tác phẩm.
Văn học không chỉ nói đến tình thương mà văn học còn phê phán xã hội, phê phán những kẻ đã nhẫn tâm chà đạp lên tình yêu thương của con người. Văn học của thời kì chống Mĩ, chống Pháp phê phán những kẻ xâm lược đã ngang nhiên cướp đi cuộc sống tự do của chúng ta. Chúng chà đạp con người, bắt những người thân phải xa cách nhau, giết hại biết bao nhiêu sinh mạng vô tội. Như trong tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, chúng ta đã thấy được tội ác của quân thù, đồng thời cũng thấy được ý chí sục sôi trong lòng người chủ tướng.
Văn học còn phê phán những kẻ thiếu tình thương với chính người thân yêu của mình. Có những con người sinh ra đã thiếu thốn tình thương của gia đình. Đó là Em bé bán diêm sống với người cha nghiện ngập suốt ngày chỉ biết đánh chửi em. Chính sự tàn nhẫn của người cha đã đẩy em bé bán diêm rơi vào bước đường cùng là chết trong cái giá lạnh của mùa đông. Văn học cũng phê phán những kẻ độc ác ngoài xã hội. Đó là vợ chồng Nghị Quế trong tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố, đó là những con người vô cảm khi dửng dưng với em bé bán diêm.
Đối với bản thân mình em luôn xem văn học là sợi dây gắn kết yêu thương. Đọc mỗi một tác phẩm, em đều cảm nhận được tình thương của tác giả gửi gắm trong đó. Em nhận ra được những giá trị nhân đạo cao đẹp thông qua các tác phẩm. Để rồi từ đó, em tự soi xét lại bản thân mình, tự hoàn thiện mình để trở thành con người sống có cảm xúc, có yêu thương.