Xì mũi sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi bị nghẹt mũi. Tuy nhiên, nếu bạn xì mũi không đúng cách có thể khiến cho tai của bạn gặp phải rắc rối. Vậy thì, nghẹt mũi có ảnh hưởng như thế nào tới tai của bạn?

*

Nghẹt mũi có thể gây ù tai

Bạn có thể bị viêm vòi nhĩ do nghẹt mũi. Từ nghẹt mũi có thể dẫn đến ù tai, điếc tai là vì tai và mũi thông nhau qua vòi nhĩ giúp cho hòm nhĩ luôn cân bằng áp suất.

Bạn đang xem: Cách trị ù tai khi bị sổ mũi

Vòi nhĩ còn được gọi là ống thính giác kéo dài từ phần dưới của hòm nhĩ tới phần trên của họng. Mũi hầu đưa không khí bên ngoài vào tai giữa thông qua vòi nhĩ. Khi chúng ta nhai hay ngáp, lỗ vòi nhĩ mở ra, không khí từ vùng vòm hầu đi vào tai giữa, giữ cân bằng áp suất trong và ngoài màng nhĩ.

*

Khi bị nghẹt mũi, dịch nhờn tiết ra nhiều, niêm mạc phù nề khiến cho lưu thông không khí bị hạn chế hoặc tắc nghẽn hoàn toàn. Áp suất hòm nhĩ tai giữa âm hơn so với bên ngoài, màng nhĩ sẽ bị hút vào trong, gây ảm giác ù tai, nghe kém. Mặt khác, nếu bạn xì mũi không đúng cách sẽ khiến cho chất nhờn kéo theo cả vi khuẩn lên tai làm viêm tắc vòi nhĩ.

Nghẹt mũi có thể gây điếc

Viêm tắc vòi nhĩ do viêm nhiễm trùng mũi họng không phải là trường hợp hiếm gặp. Bởi vì, khi bị viêm mũi họng, niêm mạc vùng mũi họng gần cửa vào vòi nhĩ cũng bị sưng lên làm tắc cửa vào vòi nhĩ. Vi trùng từ mũi họng cũng có thể đi vào vòi nhĩ làm viêm toàn bộ ống vòi nhĩ.

Vòi nhĩ một khi bị viêm sẽ trở nên sưng phù làm bít tắc đường thông khí. Viêm tắc vòi nhĩ không chỉ gây ra tình trạng mất cân bằng khí áp giữa trong và ngoài màng nhĩ gây đau tai, giảm thính lực mà còn dễ gây ra viêm tai giữa, thậm chí là điếc tai nếu để kéo dài.

Xem thêm: Cách Kho Quẹt Ngon Nhất - Cách Làm Kho Quẹt Tuyệt Đỉnh & Ngon Nhất 2021

Giải thích tình trạng trên: do vòi nhĩ không thông thoáng sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy cục bộ ở niêm mạc, cùng với áp lực âm tính kéo dài gây tăng tính thấm mao mạch làm thoát dịch ra tai giữa. Dịch tích tụ lâu này không có đường thoát sẽ tạo ra môi tường lý tưởng cho vi khuẩn sinh số gây viêm nhiễm.

Cách nhanh nhất khiến cho vi trùng xâm nhập từ mũi họng vào tai gây viêm tai là xì mũi không đúng cách. Việc bạn cố sức để xì mũi khi bị nghẹt sẽ làm dịch bẩn “tống” ngược lên vòi mang theo vi khuẩn vào hòm nhĩ, gây viêm tai giữa.

Cách xì mũi đúng cách

Xì từng bên mũi, bịt 1 bên mũi, há miệng, rồi xì mũi bên kia; làm tương tự với bên còn lại. Trước khi xì mũi, tốt nhất bạn nên nhỏ hoặc xịt nước muối sinh lý 0,9% vào mũi, để nước muối làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi, xoang rồi nhẹ nhàng hỉ sạch từng bên mũi theo cách làm như trên.

Tự thông vòi nhĩ tại nhà

Bước 1: Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi, hỉ sạch dịch nhầy, sau đó nhỏ thuốc co mạch để thông mũi. Bạn bắt buộc phải hỉ sạch dịch mũi và làm thông mũi trước khi thực hiện phương pháp này, nếu không dịch mũi sẽ tràn vào hòm nhĩ gây viêm tai giữa.

Bước 2: Hít hơi vào phổi sau đó ngậm miệng lại, bóp chặt 2 cánh mũi và thở mạnh dồn hơi ra mũi. Lưu ý: lúc này mũi bị bịt nên không khí nén sẽ đẩy mở cửa vòi nhĩ và thoát lên hòm nhĩ. Không khí đẩy vào màng nhĩ làm cho màng nhĩ căng phồng ra ngoài sẽ tạo ra một tiếng kêu “rắc”.


*

91% khách hàng viêm xoang mũi hài lòng khi sử dụng Xoang Bách Phục

Nằm trong khuôn khổ chương trình Tin & Dùng Việt Nam 2018 của Thời báo Kinh tế Việt Nam, ấn phẩm Tư vấn Tiêu & Dùng, sản phẩm Xoang Bách Phục đã nhận được nhiều ý kiến đánh giá, phản hồi từ