Dùng rượu tỏi để điều trị bệnh thấp khớp là một phương pháp đơn giản, an toàn lại hiệu quả. Bài viết sau sẽ hướng dẫn chi tiết công thức làm rượu tỏi chữa bệnh thấp khớp.


2. Công dụng của rượu tỏi trong điều trị bệnh thấp khớp

Ngoài việc sử dụng thuốc tây và phẫu thuật, sử dụng rượu tỏi để chữa bệnh thấp khớp cũng là lựa chọn của nhiều người. Trong củ tỏi có nhiều thành phần có lợi cho xương khớp, giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh thấp khớp, cụ thể là:

✅ THÀNH PHẦN⭐ CÔNG DỤNG VỚI XƯƠNG KHỚP
Allicin⭐ Chống nhiễm khuẩn, giảm đau.
Selen⭐ Ngăn chặn, ức chế quá trình hình thành phản ứng viêm.
Chất chống oxy hóa⭐ Bảo vệ sụn khớp, ngăn ngừa tổn thương, chống thoái hóa xương khớp.
Phytoncid⭐ Kháng khuẩn, giảm đau; ngừa vi khuẩn xâm nhập, tấn công sụn khớp; giảm sưng đau.
Cholesterol tốt⭐ Cải thiện lưu thông máu, nuôi dưỡng mô xương khớp.
Canxi, Magie, Sắt, Phốt pho, Kali⭐ Cung cấp dưỡng chất, giúp sụn khớp, xương chắc khỏe, dẻo dai.

3. Công thức làm rượu tỏi chữa bệnh thấp khớp

Bạn có thể sử dụng hai dạng tỏi là tỏi trắng hoặc tỏi đen để điều chế thành rượu chữa bệnh thấp khớp. Tỏi trắng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày khi được sử dụng như một loại gia vị. Tỏi đen là loại tỏi được lên men từ 30 – 45 ngày, có vị ngọt, mềm dẻo. Tỏi đen có tác dụng tốt hơn tỏi trắng.

Công thức cho từng loại như sau:

3.1. Rượu tỏi trắng chữa bệnh thấp khớp

Loại tỏi được sử dụng thường xuyên và phổ biến nhất để chữa các bệnh về xương khớp là tỏi trắng. Bạn có thể dùng tỏi ta có tép nhỏ hoặc tỏi Lý Sơn, tỏi cô đơn đều được. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng loại tỏi đảm bảo chất lượng, không bị óp, thối và tồn dư chất bảo quản.

– Công dụng:

Rượu tỏi trắng giúp giảm các triệu chứng đau do viêm khớp dạng thấp, hạn chế sự tấn công của vi khuẩn gây viêm nhiễm. Bên cạnh đó, rượu tỏi trắng còn giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng sụn khớp.

– Chuẩn bị:

Bình thủy tinh sạch100ml rượu nếp trắng từ 45 – 50 độ40g tỏi trắng khô bóc vỏ

– Cách thực hiện:

Tỏi thái thành từng lát nhỏ cho vào bình ngâm cùng rượu trong vòng 10 ngày.Thỉnh thoảng nên lắc đều bình rượu.Khi ngâm rượu sẽ chuyển từ màu trắng sang màu vàng ngà và cuối cùng là vàng đậm.

*
*
*

5.1. Chống chỉ định

Người đang sốt, nhiễm trùng chân răng không nên sử dụng rượu tỏi.Người nóng trong, táo bón.Người bị huyết áp thấp nên tránh vì rượu tỏi có tác dụng hạ huyết áp.Người chuẩn bị phẫu thuật không nên sử dụng vì tỏi có khả năng làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống đông máu được chỉ định trong ca mổ.

5.2. Xử lý mùi tỏi

Rượu tỏi có mùi cay nồng xộc lên mũi rất khó uống. Do đó người bệnh cần làm quen dần, có thể thử ít một trước khi dùng đúng liều lượng.Để khử mùi tỏi trong miệng sau khi uống, bạn có thể ăn một chút trái cây và vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

5.3. Kết hợp với các phương pháp khác

Người bệnh có thể kết hợp xoa bóp hàng ngày, ngâm chân với nước muối ấm hoặc thảo dược mỗi tối trước khi đi ngủ.Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, sắt, protein,.. vào thực đơn. Hạn chế các chất kích thích, đồ uống chứa cồn.Giữ chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ ấm cho cơ thể.Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn: Lựa chọn môn thể thao và cường độ tập phù hợp với thể trạng và diễn biến bệnh. Nên dành 30 phút để đi bộ mỗi ngày.Kết hợp sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh thấp khớp như Glucosamine,…Tham vấn ý kiến của bác sỹ khi đang sử dụng đồng thời các biện pháp điều trị khác.