Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, bác sĩ khuyến khích mẹ nên cho trẻ bú sữa vì thành phần dinh dưỡng phù hợp, cũng như dễ tiêu hóa hơn đối với trẻ ở lứa tuổi này. Khi cho trẻ ăn bột quá sớm, trẻ sẽ không tận dụng được lợi ích từ nguồn sữa mẹ, khiến cho trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa, dẫn đến suy dinh dưỡng.

Bạn đang xem: Bột ăn dặm cho bé 3 tháng tuổi


Ăn dặm được xem là mốc phát triển về thói quen ăn uống của trẻ nhỏ trong năm tháng đầu đời. Chọn thời điểm ăn dặm phù hợp sẽ tạo cho bé có thói quen ăn uống lành mạnh, giúp bé phát triển thể lực và tinh thần một cách toàn diện. Nhưng bé 3 tháng ăn bột được chưa? Liệu có quá sớm cho hệ tiêu hoá của bé không?

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từbác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.


*
Bác sĩ Vũ Nhật Nam - Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh


Độ tuổi thích hợp cho bé tập ăn dặm là khi nào?

Chúng ta vẫn thường được khuyên rằng chỉ nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi được đủ 6 tháng tuổi. Ở nước ta, Viện dinh dưỡng cũng như các khoa chăm sóc trẻ sơ sinh luôn nhấn mạnh, khuyến khích việc cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Chỉ nên cho bé ăn dặm khi con được 6 tháng tuổi. Nhưng có nhiều gia đình vì những lý do khác nhau nên muốn cho bé ăn sớm hơn.

Nếu cho trẻ ăn bổ sung quá sớm sẽ không có lợi cho cả mẹ và con vì hệ tiêu hóa của bé dưới 6 tháng chỉ thích hợp với việc tiêu hóa các thức ăn lỏng như sữa mẹ. Nếu thức ăn bổ sung chế biến ở mức độ lỏng như sữa mẹ thì thường có giá trị dinh dưỡng thấp hơn sữa mẹ, không đủ để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của trẻ. Trong một số trường hợp đặc biệt thì mẹ có thể cân nhắc việc cho bé ăn dặm sớm ở tháng thứ 5.


*

Bé 3 tháng ăn bột được chưa? Liệu có quá sớm không?

Ngày nay, việc dặm cho trẻ ăn quá sớm đã được chứng minh là không chỉ có hại cho hệ tiêu hóa non nớt của bé mà còn ảnh hướng đến sự phát triển toàn diện ở trẻ. Tuy vậy những quan niệm cũ vẫn còn “rơi rớt” ở 1 số gia đình nên số trẻ ăn dặm trước 4 tháng vẫn xảy ra. Ngoài ra, có không ít mẹ theo quan điểm ăn dặm kiểu Nhật đều bắt đầu cho con ăn dặm từ 5 tháng tuổi.

Xem thêm: Nằm Mơ Thấy Lái Xe Máy Đánh Con Gì? Là Điềm Báo Gì? Nằm Mơ Thấy Xe Máy Là Điềm Tốt Hay Xấu

Do đó, mặc dù chưa có 1 thống kê cụ thể và chính thức. Song số lượng trẻ bắt đầu ăn dặm khi tròn 6 tháng lại chưa chiếm đa số. Thường thì các bậc phụ huynh thường hay “sốt ruột” với chuyện ăn uống của trẻ. Cộng thêm tình trạng biếng ăn sinh lý hay diễn ra ở giai đoạn từ 3-5 tháng là nguyên nhân khiến trẻ được cho ăn dặm sớm hơn.


*

Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp trẻ không hề ăn thêm bất cứ đồ ăn nào ngoài sữa cho tới tận 8-9 tháng hay thậm chí là 1 tuổi. Điều này vẫn được chấp nhận nếu trẻ phát triển bình thường, không ốm bệnh và vẫn tiếp tục tăng cân. Nguyên do từ lúc chào đời tới tận 1 tuổi, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn được coi là thức ăn dinh dưỡng chính của trẻ.
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Hiện nay, tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo chỉ nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở đi, khi mà hệ tiêu hóa của trẻ đã đủ trưởng thành để bắt đầu tiêu hóa thức ăn. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, bác sĩ khuyến khích mẹ nên cho trẻ bú sữa vì thành phần dinh dưỡng phù hợp, cũng như dễ tiêu hóa hơn đối với trẻ ở lứa tuổi này. Khi cho trẻ ăn bột quá sớm, trẻ sẽ không tận dụng được lợi ích từ nguồn sữa mẹ, khiến cho trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa, dẫn đến suy dinh dưỡng. Một số trẻ khi ăn dặm sớm dễ mắc các triệu chứng như đầy bụng, đi phân sống, mùi chua ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt miễn dịch từ nguồn sữa mẹ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và mắc bệnh cho trẻ. Một số nghiên cứu còn cho rằng trẻ ăn dặm sớm có nguy cơ dị ứng thức ăn cao hơn so với thông thường. Việc đầy bụng, chướng hơi do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện cũng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

*


Các dấu hiệu nhận biết bé đã sẵn sàng được ăn dặm

Mẹ có thể tập cho bé ăn dặm khi bé được 5 – 6 tháng tuổi và bé có các biểu hiện sau đây:


Bé có thể giữ vững được cổBé có thể ngồi khi được hỗ trợTỏ ra thích thú với thức ănKhi đưa muỗng (thìa) vào miệng bé, bé ít dùng lưỡi để đẩy ra ngoàiBé bắt đầu biết đón nhận đồ ăn mẹ đút bằng cách đưa môi ra phía trướcĐòi bú liên tục dù mẹ đã cho bé bú đầy đủ từ 7 – 8 lần/ ngày

Những dấu hiệu trên đây đều mang tính tương đối, có thể xuất hiện hoặc không ở mỗi trẻ. Do đó, cách tốt nhất dành cho mẹ là có thể cho trẻ thử đồ ăn mới ngoài sữa mẹ khi trẻ đã đủ 6 tháng tuổi.

Vậy nếu mẹ băn khoăn bé 3 tháng ăn bột được chưa? Câu trả lời là hãy từ từ đã mẹ nhé. Mẹ hoàn toàn có thể bắt đầu cho trẻ thử ăn đồ ăn mới ngoài sữa mẹ khi trẻ đã đủ 6 tháng và việc ăn dặm nên dựa trên cơ sở tự nguyện và vui vẻ. Nếu trẻ vẫn từ chối tốt nhất mẹ nên chờ đợi. Bởi rất có thể trẻ chưa có nhu cầu ăn dặm và sữa vẫn đang đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.


Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!


Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng hocketoanthue.edu.vn trên IOS hay Android ngay!