Tại Việt Nam, một em bé sơ sinh trung bình nặng khoảng 2.9 – 3.8 kg khi mới sinh. Dựa vào biểu đồ tăng trưởng, bạn có thể đánh giá cân nặng của trẻ đang nằm ở ngưỡng nào và có thể theo dõi tốc độ phát triển của trẻ có phù hợp hay không.

Bạn đang xem: Biểu đồ tăng trưởng của trẻ em việt nam


Rất nhiều bậc cha mẹ băn khoăn không biết con mình lớn hơn hay nhỏ hơn những đứa trẻ khác cùng tuổi. Biểu đồ tăng trưởng là một công cụ giúp cho bạn biết cân nặng và chiều cao (chiều dài của trẻ sơ sinh) của trẻ so với cân nặng và chiều cao trung bình của những đứa trẻ khác cùng trong độ tuổi.

Các con số trong các biểu đồ này chỉ là một tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên các số liệu từ quần thể chung. Có thể cân nặng và chiều cao của con bạn cao hơn hoặc thấp hơn mức trung bình. Nếu cân nặng và chiều cao nằm trong giới hạn bình thường thì trẻ của bạn vẫn đang phát triển đúng mức và khỏe mạnh.

Trẻ em phát triển với tốc độ khác nhau, và cân nặng và chiều cao thay đổi đáng kể giữa những đứa trẻ cùng tuổi là điều bình thường. Điều quan trọng hơn là con bạn đang phát triển ổn định.

Bác sĩ sẽ cân và đo trẻ trong mỗi lần khám sức khỏe cho trẻ để đảm bảo sự phát triển của trẻ đang đi đúng hướng. (Nếu con bạn từ 24 tháng tuổi trở xuống, bác sĩ cũng sẽ đo chu vi vòng đầu của trẻ, điều này giúp cung cấp thông tin về sự phát triển não bộ của trẻ). Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về sự phát triển của con bạn.


Trẻ 1 tuần tuổi có cân nặng từ 2,9 - 3,8kg
Nếu cân nặng và chiều cao nằm trong giới hạn bình thường thì trẻ của bạn vẫn đang phát triển đúng mức và khỏe mạnh

2. Biểu đồ chiều dài và cân nặng trung bình của trẻ theo tháng


Tại Hoa Kỳ, em bé trung bình nặng khoảng 3,3 kg khi mới sinh. Bé gái nặng khoảng 3,2 kg, nhỏ hơn một chút so với trẻ trai khoảng 3,3 kg. Chiều dài trung bình của trẻ sơ sinh là 49,5 cm, với bé gái là 49cm và bé trai là 50 cm.

Trong khi hầu hết trẻ sơ sinh (cả trẻ bú sữa công thức và bú sữa mẹ) đều giảm cân trong vài ngày đầu sau sinh, nhưng trong vòng vài tuần chúng sẽ trở lại cân nặng lúc sinh. Cho đến khi 3 tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh tăng khoảng 30 gram mỗi ngày. Đến 4 tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh đều tăng gấp đôi trọng lượng lúc sinh và đến 1 tuổi, hầu hết đều tăng gấp ba lần. Hầu hết trẻ sơ sinh cũng phát triển khoảng 25cm vào ngày sinh nhật đầu tiên của chúng.

Hãy nhớ rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có những thời điểm phát triển vượt bậc, điêu này có nghĩa là sự phát triển không phải lúc nào cũng diễn ra từ từ và có thể đoán trước được.

Dữ liệu trong biểu đồ dưới đây đến từ Tổ chức Y tế Thế giới dành cho trẻ em dưới 2 tuổi và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên.

Đối với trẻ sinh non, hãy sử dụng tuổi thai (không phải tuổi kể từ khi sinh) khi bạn tra cứu thông tin của trẻ trong biểu đồ này. Bạn cũng có thể tìm thấy các biểu đồ tăng trưởng dành riêng cho trẻ sinh non. Nếu bạn có một đứa trẻ có nhu cầu đặc biệt, bác sĩ có thể cung cấp cho bạn một biểu đồ khác.

Xem thêm: Hình Ảnh Về Cây Tre Việt Nam : Tre Xanh, Xanh Tự Bao Giờ, Tả Cây Tre Lớp 7


Chiều dài cân nặng

3. Cân nặng và chiều cao điển hình của trẻ mới biết đi (từ 12 đến 24 tháng tuổi)


Từ 12 đến 24 tháng, hầu hết trẻ phát triển khoảng từ 10 đến 12 cm và tăng khoảng 2,27 kg. Con bạn sẽ bắt đầu trông giống một đứa trẻ nhỏ hơn là một đứa trẻ sơ sinh. Lúc này trẻ bắt đầu có thân hình thon gọn hơn một chút và trở nên có nhiều cơ bắp hơn.


Cân nặng và chiều cao điển hình

4. Biểu đồ cân nặng và chiều cao của trẻ từ 2 tuổi trở lên


Hầu hết trẻ em trong giai đoạn này tăng khoảng 2kg mỗi năm trong độ tuổi từ 2 tuổi đến tuổi dậy thì. Chúng cũng phát triển chiều cao, gia tăng từ khoảng 8 cm trong khoảng 2 đến 3 tuổi, và 7cm từ 3 đến 4 tuổi. Một thông tin thú vị mà có thể bạn không để ý chúng, nhưng khi được 24 đến 30 tháng, trẻ em có thể đạt chiều cao bằng một phần hai người trưởng thành.


cân nặng và chiều cao của trẻ từ 2 tuổi

5. Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ lớn


Trong độ tuổi từ 5 đến 8 tuổi, trẻ tăng khoảng 5 đến 8cm mỗi năm. Chúng cũng tăng từ 2 đến 3 kg mỗi năm trong độ tuổi từ 6 đến khi dậy thì.


Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ lớn

6. Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao của trẻ


Yếu tố di truyền từ cha mẹ là yếu tố lớn nhất quyết định trẻ sẽ cao bao nhiêu và nặng bao nhiêu. Nhưng cũng có những yếu tố khác:

Giới tính: Bé gái thường nhỏ hơn một chút (chiều dài và cân nặng) khi mới sinh so với bé trai.Thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như sử dụng corticosteroid thường xuyên, có thể làm chậm sự phát triển.Giấc ngủ: Trẻ sơ sinh lớn lên sau khi ngủ, vì vậy nếu con bạn là có những giấc ngủ đủ, thì trẻ cũng có thể giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất.
Trẻ phát triển chiều cao
Biểu đồ tăng trưởng cung cấp cho bạn một hình dung chung về sự phát triển của trẻ

7. Phần trăm biểu đồ tăng trưởng có nghĩa là gì?


Biểu đồ tăng trưởng cung cấp cho bạn một hình dung chung về sự phát triển của trẻ. Biểu đồ tăng trưởng sử dụng phân vị để so sánh sự phát triển của con bạn với những đứa trẻ khác cùng tuổi và giới tính.

Biểu đồ tăng trưởng theo bách phân vị cho chiều cao và cân nặng (hoặc chiều dài đối với trẻ sơ sinh) của trẻ em thuộc cả hai giới tính trong phân vị thứ 50, là mức trung bình. Bất cứ chỉ số nào cao hơn có nghĩa là con bạn lớn hơn mức trung bình. Những chỉ số thấp hơn có nghĩa là trẻ nhỏ hơn mức trung bình.

Thông thường, bác sĩ sẽ tính cân nặng và chiều cao của con bạn dưới dạng phân vị. Ví dụ: nếu con của bạn ở phân vị thứ 75 về cân nặng, điều đó có nghĩa là 74 phần trăm trẻ ở độ tuổi và giới tính của trẻ cân nặng thấp hơn và 24 phần trăm nặng hơn.

Các bác sĩ thường sử dụng các biểu đồ tăng trưởng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của con bạn. Trẻ em dưới 2 tuổi được đo bằng biểu đồ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dựa trên các mô hình tăng trưởng khỏe mạnh cho trẻ em bú sữa mẹ và được xác nhận bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và Viện Nhi khoa Hoa Kỳ. Khi con bạn được 2 tuổi, bác sĩ có thể sẽ sử dụng biểu đồ tăng trưởng của CDC.

Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa,... Cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Đừng quên thường xuyên truy cập website hocketoanthue.edu.vn để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.