Bệnh lupus ban đỏ, tên đầy đủ là lupus ban đỏ hệ thống, thường được gọi một cách ngắn gọn là bệnh Lupus, là một bệnh rối loạn về hệ miễn dịch tương đối phổ biến, bệnh có thể âm thầm, dai dẳng, khó chẩn đoán và điều trị, đến khi xác định được bệnh thì bệnh nhân đã có nhiều biến chứng làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và nguy cơ tử vong cao

Bài viết sau của bác sĩ Đinh Gia Khánh sẽ cho chúng ta nhữnng thông tin cơ bản về bệnh, các dấu diệu nhận biết và những vấn đề cần lưu ý trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh nhân bị bệnh lupus.


Nội dung bài viết


1. Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là gì?

Lupus là một bệnh tự miễn, một rối loạn về hệ miễn dịch mà cơ thể tự sản sinh ra các kháng thể lại có tác dụng chống lại chính cơ thể mình, gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể như da, tim mạch, phổi, thận, cơ xương khớp và huyết học,…

2. Nguyên nhân bị bệnh lupus ban đỏ hệ thống?

Là một bệnh tự miễn không rõ nguyên nhân, nhưng có một số yếu tố đã được chứng minh liên quan đến bệnh như yếu tố môi trường và di truyền, người có thành viên huyết thống trong gia đình mắc bệnh lupus ban đỏ sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn 20 lần so với người bình.

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc lupus ban đỏ gồm có: Tiếp xúc nhiều tia UV, hút thuốc lá, virus, một số loại thuốc, hooc-môn estrogen,…

3. Đối tượng nào dễ bị mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống?

Do ảnh hưởng của các yếu tố trên, lupus ban đỏ nhìn chung có tần suất cao hơn ở các bệnh nhân nữ giới (Nữ giới dễ mắc bệnh gấp 10 lần nam giới) đang trong độ tuổi sinh nở.


4. Bệnh lupus ban đỏ biểu hiện như thế nào?

Bệnh lupus ban đỏ đôi khi rất khó chẩn đoán vì tính chất âm thầm của nó, triệu chứng có thể rất mơ hồ và không đặc hiệu, các triệu chứng biểu hiện có thể gặp của lupus bao gồm:

Sốt.Nổi ban đỏ (hồng ban), ở vị trí mặt và những nơi tiếp xúc với sáng.Đau khớp, vận động khớp bị hạn chế,…Loét niêm mạc như niêm mạc miệng, mũi,…Xanh sao thiếu máu, bầm da.Nổi hạch, gan lách to.Đau ngực, khó thở, ho khan,

Động kinh là một trong những biểu hiện nguy hiểm của bệnh Lupus ban đỏ. Tìm hiểu ngay: Động kinh là gì? Có chữa được không?

*
*
Hồng ban dạng đĩa ở bệnh nhân lupusThực tế là triệu chứng của lupus có thể rất khác nhau giữa từng bệnh nhân khác nhau nên khi có các dấu hiệu trên, việc tham vấn bác sĩ là cần thiết, vì có thể chẩn đoán Lupus rất cần đến sự hỗ trợ của một số xét nghiệm chuyên biệt.

5. Bệnh lupus ban đỏ có nguy hiểm không?

Bệnh diễn tiến âm thầm ít rầm rộ, và với sự cải thiện ngoạn mục của y học hiện đại, lupus đã có thể kiểm soát được và người bệnh có thể chung sống hoà bình với nó.

Tuy vậy, nhưng một khi đã có biến chứng thì gây nhiều đe doạ cho sức khoẻ và tính mạng bệnh nhân, như đã nói, bệnh Lupus ban đỏ hệ thống có thể gây tổn thương nhiều cơ quan trọng có thể gây tử vong như:


Huyết học: Giảm tiểu cầu nặng nề có thể gây xuất huyết nặng, đặc biệt là xuất huyết não,…

6. Bệnh lupus ban đỏ được điều trị như thế nào?

Là bệnh mà nguồn gốc là do sự hoạt động quá mức và sai lệch của hệ miễn dịch nên việc điều trị mà các bác sĩ áp dụng chủ yếu là liệu pháp thuốc để điều hoà và ức chế miễn dịch, tuy nhiên việc khởi động điều trị sẽ phụ thuộc vào độ trầm trọng của bệnh và đặc điểm riêng biệt của mỗi người mà bác sĩ điều trị sẽ lựa chọn thuốc.

Các thuốc điều trị có thể bao gồm:

Thuốc chống sốt rét.

Song song với điều trị bệnh lupus, một số điều trị bổ trợ khác ví dụ như ngừa nhiễm trùng, ổn định lipid máu và huyết áp để giảm thiểu nguy cơ các bệnh lý cơ hội khác như bệnh mạch vành,…

Cần lưu ý gì để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống:

Cần tuyệt đối tuân thủ thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng các thuốc/thực phẩm chức năng khác mà không tham khảo bác sĩ trực tiếp điều trị cho mình.Tuân thủ lịch tái khám để theo dõi sát và đánh giá đúng hiệu quả điều trị.Do nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng và bệnh tim mạch tăng cao, tái khám ngay khi có các triệu chứng mới đã kể trên, bao gồm cả sốt.Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, việc tiếp xúc ánh sáng mặt trời quá mức có thể gây tình trạng bùng phát bệnh, đôi khi cơn bùng phát này rất nặng nề và nguy hiểm. Nên trang bị quần áo dài tay, dụng cụ che mặt, đội nón rộng vành và sử dụng kem chống nắng trong trường hợp tiếp xúc liên tục với ánh sáng ngoài trời.Người bệnh lupus khi có ý định có thai, hãy tham vấn trực tiếp với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn điều chỉnh cách sử dụng thuốc và lưu ý trong quá trình mang thai.