Ho sổ mũi có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề về đường hô hấp ở trẻ, nhất là khi thời tiết trở lạnh, thay đổi thất thường. Trẻ ho sổ mũi lâu ngày có thể nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra những biến chứng chứng trên đường hô hấp.

Vậy ho sổ mũi do những nguyên nhân nào? Cha mẹ cần làm gì để trẻ nhanh chóng giảm ho, sổ mũi và không gây biến chứng viêm đường hô hấp dưới. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc này!

*

Bé ho sổ mũi – cha mẹ cần làm gì để bé nhanh khỏi?

Trẻ hay ho sổ mũi do đâu?

Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước những tác nhân từ bên ngoài như vi khuẩn, virus, nấm mốc, dị vật,… Tuy nhiên, ho kèm theo sổ mũi lại là biểu hiện của một số nguyên nhân dưới đây.

Cảm lạnh

Cảm lạnh là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng ho sổ mũi ở trẻ. Cảm lạnh nguyên nhân thường do virus gây ra và có thể tự khỏi sau 4-10 ngày mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn non nớt, sức đề kháng chưa đủ để chống đỡ sự tấn công của virus, đặc biệt thời tiết lạnh, thay đổi thất thường chính là điều kiện khiến cho trẻ càng dễ bị cảm lạnh.

Trẻ bị cảm lạnh ngoài ho sổ mũi, cảm lạnh còn bao gồm một số triệu chứng khác như mệt mỏi, đôi khi nghẹt mũi, sốt cao hơn 38 độ C,…

*

Trẻ nhỏ rất hay bị ho sổ mũi do cảm lạnh

Cảm cúm

Cảm cúm thường bị nhầm lẫn với cảm lạnh nhưng các triệu chứng phức tạp và nguy hiểm hơn. Đây là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến do virus gây ra, ảnh hưởng đến mũi, họng và phổi của bé.

Bệnh có thể khỏi sau 5-7 ngày nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Triệu chứng của cảm cúm rất dễ gây nhầm lẫn với cảm lạnh với các triệu chứng như sốt (sốt cao), đau đầu, đau cơ, đau ngực, mệt mỏi, ho nhiều, sổ mũi.

Do triệu chứng tương tự nhau nên nhiều trẻ ho, hắt hơi, sổ mũi nhưng bố mẹ chỉ nghĩ đến cảm lạnh đơn thuần, từ đó nảy sinh tâm lý chủ quan, không điều trị kịp thời. Mặc khác, cảm cúm ở trẻ nguy hiểm và khó lường vì các chủng virus cúm thường xuyên biến đổi nên việc phòng ngừa cúm khá khó khăn.

Viêm mũi họng

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ ho, sổ mũi là do viêm mũi họng. Đặc biệt, trẻ chưa biết xì mũi như người lớn, hơn nữa nếu không được vệ sinh đúng cách thì nước mũi trong (ban đầu) có thể chuyển dần sang đục, hoặc xanh (do nhiễm khuẩn) và gây viêm nặng hơn

Dị ứng

Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo,… niêm mạc mũi họng sẽ bị kích ứng gây ra tình trạng ho sổ mũi. Kèm theo đó là các triệu chứng như hắt hơi, mắt đỏ, nhức đầu đau rát họng,…

*

Dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị ho, sổ mũi, hắt hơi

Thời tiết lạnh

Khi trời lạnh, mũi sẽ tăng tiết chất nhầy để làm ấm và làm ẩm không khí trước khi vào phổi, làm tăng sự xuất tiết. Không khí khô còn gây kích ứng họng khiến trẻ dễ bị ho.

Dị vật trong mũi

Dị vật mắc kẹt trong mũi sẽ kích thích niêm mạc mũi tiết chất nhầy, gây chảy nước mũi, khó chịu, cản trở đường thở. Các loại dị vật và những trường hợp bị dị vật tắc trong mũi thì muôn hình vạn trạng, thường thấy là thức ăn, giấy ăn, các loại hạt, đồ chơi hoặc sỏi đá…

Phần lớn các dị vật bị đưa vào mũi một cách tình cờ khi trẻ đang cầm nắm đồ vật, chơi đùa… Đa phần các trường hợp có dị vật trong mũi không quá nghiêm trọng và có thể đưa trẻ đến cơ sở y tế để lấy ra. Nhưng một số trường hợp có thể di chuyển xuống miệng và có nguy cơ nuốt phải, thậm chí nguy hiểm hơn nếu bị hít vào phổi và gây tắc đường thở.

Trẻ ho sổ mũi lâu ngày gây nên hậu quả gì?

Trẻ ho sổ mũi lâu ngày nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây viêm mũi mạn tính. Ho, sổ mũi kéo dài nhất là khi “thò lò mũi xanh” có thể là dấu hiệu viêm trở nặng.

Lâu ngày, trẻ bị ho sổ mũi kéo dài có thể dẫn đến viêm họng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản… vì dịch mũi chảy xuống mang theo virus, vi khuẩn vào đường hô hấp.

Khi trẻ ho sổ mũi cần xử lý thế nào?

Ho, sổ mũi ở trẻ rất thường gặp nên cha mẹ cần có cách ứng phó trước khi dấu hiệu nặng hơn. Khi thấy trẻ mới húng hắng ho thì không nên quá gấp, cho trẻ uống nhiều nước hơn vệ sinh mũi họng, hoặc sử dụng một số giải pháp dân gian giúp giảm ho cho bé. Khi thấy con bị ho, sổ mũi trên 3 ngày không khỏi hoặc nước mũi đổi màu, cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám, không nên tự ý dùng kháng sinh cho con.

Dưới đây là một số biện pháp giúp cải thiện đáng kể ho sổ mũi ở trẻ mà các mẹ có thể áp dụng tại nhà.

*

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ho sổ mũi?

Giữ ấm cơ thể và bảo vệ mũi họng

Khi trẻ ho sổ mũi, cha mẹ cần giữ ấm cho bé, không được để nhiễm lạnh vì sẽ khiến các triệu chứng nặng thêm. Hãy mặc cho bé những bộ quần áo dài, chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi, che kín tay chân.

Cha mẹ hãy đeo khẩu trang và quấn khăn vào cổ của bé khi cho con ra ngoài. Đồng thời nên tránh những nơi đông người để hạn chế sự lây nhiễm.

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Không khí khô có thể kích ứng cổ họng và làm tăng xuất tiết ở mũi khiến trẻ ho sổ mũi nhiều hơn. Do đó, sử dụng máy tạo độ ẩm là một giải pháp hữu ích trong trường hợp này. Độ ẩm giúp làm dịu niêm mạc đường hô hấp, giữ ẩm cho cổ họng, hạn chế những kích thích gây ho sổ mũi.

Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý

Nhỏ mũi hoặc rửa mũi bằng nước muối sinh lý đặc biệt hiệu quả với trẻ nhỏ chưa biết tự hỉ mũi. Cách này giúp làm loãng chất nhầy, giảm khô mũi và có thể rửa sạch bụi bẩn hoặc chất gây kích ứng ra khỏi mũi bé.

Với những trẻ lớn hơn đã biết súc miệng và nhổ ra ngoài, mẹ có thể cho bé ngậm nước muối ấm trước khi đi ngủ để làm sạch và sát khuẩn vùng họng.

Giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ

Bụi bẩn, lông động vật, côn trùng,… là những nguyên nhân gây kích ứng khiến bé dễ ho sổ mũi. Do đó, bạn cần đảm bảo vệ sinh nhà cửa, thường xuyên lau dọn, tránh bụi bẩn tích tụ.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bé ho sổ mũi thường dễ nôn trớ, chán ăn. Do đó, mẹ hãy cho bé ăn những món mềm hoặc lỏng, dễ nuốt và giàu dinh dưỡng. Đối với trẻ đang bú mẹ, hãy tăng cữ bú để tăng sức đề kháng cho bé. Với trẻ lớn hơn, mẹ có thể cho bé uống nhiều nước và ăn thêm các loại quả giàu vitamin C như cam, bưởi, táo, lê,… Khẩu phần ăn của trẻ cần đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng là tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất và cần tránh các món chiên xào, đồ lạnh, đồ cứng,…

Cách rửa mũi đúng cách cho trẻ

Chắc hẳn mẹ nào cũng biết tác dụng của việc rửa mũi cho bé là giúp vệ sinh và làm sạch mũi, làm loãng dịch nhầy và loại bỏ bụi bẩn. Tuy nhiên nếu rửa mũi không đúng cách có thể làm cho tình trạng bệnh nặng hơn, thậm chí gây viêm nhiễm. Do đó, mẹ cần nắm được cách rửa mũi đúng cho bé, bao gồm 5 bước dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị khăn mềm và sạch, nước muối sinh lý có nồng độ 0,9% (tốt nhất nên mua ở nhà thuốc để đảm bảo vệ sinh).Bước 2: Mẹ hãy hướng dẫn bé xì mũi và/hoặc dùng dụng cụ hút mũi hút sạch chất nhầy trong mũi bé trước khi tiến hành rửa.Bước 3: Để bé nằm nghiêng, đầu thấp, mông cao và dùng một tay để giữ đầu trẻ để tránh bé giãy giụa. Nhẹ nhàng đưa đầu ống của lọ nhỏ nước muối vào hốc mũi nhưng chú ý không để chạm vào mũi. Sau đó, nhỏ từ từ 1-2 giọt và chờ khoảng 5 giây để nước muối ngấm, mẹ day day mũi bé để làm loãng chất nhầy.Bước 4: Đưa đầu ống nhỏ mũi vào lỗ mũi của bé và bóp nhanh để nước muối đi từ lỗ mũi này chảy qua lỗ mũi bên kia và cuốn theo dịch nhầy và những chất gây kích ứng (chú ý đừng quá mạnh vì có thể làm trẻ bị sặc hoặc làm tổn thương niêm mạc mũi).Bước 5: Lật trẻ nằm thẳng lại, cho đầu cao hơn để nước chảy ra hết. Dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng cho bé.

*

Rửa mũi đúng cách cho trẻ ho sổ mũi

Trẻ ho sổ mũi khi nào cần đi khám bác sĩ?

Ho sổ mũi ở trẻ nhỏ là tình trạng khá phổ biến và có thể chấm dứt sau 10-14 ngày nếu nguyên nhân chỉ là cảm lạnh hay thay đổi thời tiết. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đến khám bác sĩ nếu thấy ho sổ mũi kèm theo các biểu hiện sau:

Bị sốt trên 38 độ C, kéo dài trên 3 ngày.Trẻ quấy khóc nhiều không nín.Bỏ ăn, bỏ bú.Ho dai dẳng nhiều ngày không thuyên giảm.Nhịp thở nhanhNước mũi chuyển sang màu vàng hoặc xanh lá, thậm chí là màu gỉ sắt.Ho kèm theo khó thở, nôn trớ.

Giảm ho sổ mũi hiệu quả cho trẻ từ thảo dược

Khi thấy trẻ bị ho sổ mũi, nhiều mẹ sẽ tự đi mua thuốc để giảm khó chịu cho con. Tuy nhiên, chưa xác định được nguyên nhân ho sổ mũi mà cho bé uống thuốc một cách “vô tội vạ” sẽ gây ra những những tác dụng phụ không đáng có. Chẳng hạn, bé bị ho sổ mũi do cảm lạnh, cảm cúm mà mẹ lại cho dùng kháng sinh là không có tác dụng, vì cảm lạnh, cảm cúm do virus gây ra. Vì vậy, mẹ đừng vội vàng tự ý mua thuốc cho con uống mà thay vào đó, hãy thử biện pháp trị ho sổ mũi từ thảo dược thiên nhiên. Đây là cách đơn giản và an toàn, mang lại hiệu quả cao.

Nếu mẹ đang băn khoăn không biết nên dùng sản phẩm nào cho trẻ bị ho sổ mũi thì hãy tham khảo ngay siro thảo dược Fitobimbi Tussiflux Junior – hiện đang được rất nhiều mẹ quan tâm bởi tính an toàn, hiệu quả. Fitobimbi Tussiflux Junior được nhập khẩu nguyên chai từ Italy, là sản phẩm của Công ty Pharmalife Research – đơn vị có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất thực phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược, nổi bật nhất là sản phẩm dành cho trẻ em.

*

Fitobimbi Tussiflux Junior – chuyên biệt trong giảm ho, viêm họng do cảm cúm ở trẻ

Nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần thảo dược chuẩn hóa châu Âu: Cẩm quỳ, tinh dầu Thông, Keo ong, Địa y Iceland, cây Cơm cháy, lá Mã đề, Fitobimbi Tussiflux Junior giúp làm giảm các triệu chứng ho đờm, đau rát họng, viêm họng do cảm cúm, hỗ trợ tăng cường sức khỏe đường hô hấp trên.

Fitobimbi Tussiflux Junior có dạng siro lỏng, vị ngọt dịu, mùi thơm thảo dược rất dễ uống. Mẹ cũng có thể pha siro cùng đồ ăn, thức uống khác của bé mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Fitobimbi Tussiflux Junior được dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên, không chứa Gluten, Lactose, an toàn với sức khỏe của con.

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết, cha mẹ sẽ giúp bé nhanh chóng chấm dứt tình trạng ho sổ mũi. Hơn nữa, “người bạn đồng hành” Fitobimbi Tussiflux Junior sẽ luôn sát cánh cùng cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe của con, cho con một hệ hô hấp thật khỏe mạnh.