Khi trẻ sơ sinh 1 – 2 tháng tuổi bị ho, phụ huynh không nên tự ý cho trẻ uống thuốc. Thay vào đó cha mẹ nên chăm sóc và giữ ấm cho trẻ, đồng thời áp dụng các cách trị ho bằng các nguyên liệu tự nhiên. Nếu cơn ho có dấu hiệu biến chứng thành bệnh nguy hiểm thì phụ huynh cần đưa bé đến bác sĩ để được can thiệp hỗ trợ.

Bạn đang xem: Bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ sơ sinh

*
*
*
*
*
*
Phụ rửa mũi cho bé thường xuyên để dịch đờm không bị nghẽn gây khó khăn khi bé hô hấp

Sự chăm sóc của phụ huynh có ý nghĩa rất quan trọng với trẻ trong thời gian điều trị tại nhà. Với trẻ sơ sinh bị các bệnh đường hô hấp có kèm theo cơn ho khan, ho có đờm, ngạt mũi, phụ huynh có thể tham khảo một số biện pháp chăm sóc trẻ không dùng thuốc sau:

Rửa mũi trẻ bằng nước muối sinh lý:  Khi trẻ bị ho có đờm thì trẻ sẽ tăng tiết nước mũi gây nghẹt mũi khó thở, ảnh hưởng lớn đến việc nghỉ ngơi và ăn uống của bé. Lúc này để làm loãng dịch đờm, nước mũi, phụ huynh sử dụng nước muối sinh lý nhỏ vào mũi bé mỗi ngày 1 – 2 lần. Sau đó dùng dụng cụ hút mũi làm sạch mũi họng của trẻ. Cách này giúp bé ho dễ hơn và dễ tống đờm ra ngoài hơn. 

Cho trẻ bú sữa mẹ tăng cường: Sữa mẹ chứa các thành phần miễn dịch quan trọng nhất mà không có loại thuốc nào thay thế được. Nếu như các bé trên 6 tháng tuổi có thể tăng cường uống nước để làm giảm chất nhầy ở mũi và đường hô hấp, từ đó bé dễ thở hơn và không bị mất sức thì những bé dưới 6 tháng tuổi cần được bú mẹ bổ sung.

Nâng cao đầu bé khi nằm: Tư thế nằm ngủ ngang, đầu và thân trên cùng mặt phẳng dễ khiến lượng đờm dịch tắc nghẽn gây khó thở cho bé. Phụ huynh nên dùng một chiếc gối cao hơn hoặc kê thêm một chiếc khăn vào gối cho trẻ để nâng đầu cao hơn. Ở tư thế đầu cao hơn sẽ giúp trẻ thở dễ dàng hơn và cơn ho cũng sẽ giảm.

Xem thêm: Những Lời Chúc Mừng Sinh Nhật Cô, Top Chú Hay Và Ý Nghĩa

Dùng máy làm ẩm không khí: Khi trẻ bị ho, cổ họng và mũi bé dễ bị khô nên phụ huynh cần đảm bảo mức độ ẩm trung bình trong phòng ngủ. Hãy sử dụng máy tạo độ ẩm vừa phải cho phòng ngủ vào ban đêm, hoặc đặt một thao nước trong phòng bé. Hơi nước giúp không khí ẩm và giúp trẻ dễ thở hơn, từ đó cải thiện các cơn ho khi bé ngủ.

Trẻ sơ sinh bị ho – Khi nào thì nguy hiểm?

Mặc dù ho không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng ho là dấu hiệu của nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp. Phụ huynh không thể xác định được nguyên nhân gây ho ở trẻ bằng mắt và cảm nhận thông thường. Các cách chăm sóc, sử dụng thuốc dân gian kể trên chỉ có tác dụng ngăn chặn cơn ho thông thường. Nếu bệnh mang tính chất nghiêm trọng, trẻ cần được khám và điều trị tại bệnh viện trước khi nguy cơ biến chứng xảy ra. Những dấu hiệu cho thấy phụ huynh cần đưa bé đến bệnh viện sớm là:

Trẻ bị ho kéo dài hơn 2 ngày, đặc biệt là những trẻ dưới 3 tháng tuổiTrẻ ho nhiều và thở khò khè hoặc biểu hiện của việc cực kì khó thở.Trẻ ho ra đờm màu xanh, vàng hoặc dính máu.Thân nhiệt của trẻ 38 độ C hoặc cao hơn.Trẻ bị ho và nôn mửa nhiều trong suốt 24 tiếng đồng hồ.Mắt trẻ lờ đờ hoặc khó chịu, trẻ ngủ nhiều.Trẻ nôn hoặc đi ngoài ra máuCó dấu hiệu tiêu chảy nặng trong vòng hơn 24 giờ không khỏi.Triệu chứng sưng phồng ở bụng, chướng bụng hoặc nhạy cảm hơn bình thườngBiểu hiện của mất nước: khô miệng, nước tiểu màu vàng đặc, tã khô trong 6-8 tiếng đồng hồTrẻ có dấu hiệu xuất hiện những cơn co giật.Trẻ không chịu ăn trong khoảng hơn 6-8 tiếng.Bé có biểu hiện vàng da, mắt vàng và đồng tử thu hẹp.

Những cách trị ho cho trẻ sơ sinh 1-2 tháng tuổi an toàn kể trên có thể phát huy hiệu quả sau 1 – 2 ngày sử dụng. Nếu tình trạng bé vẫn không có tiến triển tốt, phụ huynh nên đưa bé đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt.