Đôi khi triết lý kinh doanh có thể rất dễ hiểu và dễ lĩnh hội bởi những câu chuyện nhỏ nhưng có ý nghĩa như thế này.

Bạn đang xem: Bài học kinh doanh qua những câu truyện ngụ ngôn

Cuộc đua của những chú ếch

Một ngày nọ, xảy ra một cuộc đua của những chú ếch. Mục tiêu cuộc đua là leo lên đến đỉnh của một toà tháp cao.

Có rất nhiều khán giả đến xem và cổ vũ cho cuộc đua.

Cuộc đua bắt đầu.. quyết liệt và đầy phấn khởi.

Tuy nhiên, đối với đa số nhiều khán giả, việc một chú ếch leo được lên đỉnh ngọn tháp là điều không thể. Chính vì thế, thay vì cổ vũ cho các chú ếch, họ lại gào lên ..”Thôi đi, làm sao mà leo lên đến đỉnh tháp được?”… hoặc là “Các cậu không thể nào làm nổi việc đó..”


*

Đôi khi triết lý kinh doanh có thể rất dễ hiểu và dễ lĩnh hội bởi những câu chuyện nhỏ


Một số chú ếch bắt đầu dừng lại, một số khác vẫn tiếp tục với tư tưởng bị lung lạc. Duy nhất chỉ có một chú ếch dường như không để ý đến những sự bàn tán mà vẫn miệt mài trèo lên.

Cuộc đua tiếp tục và có phần chậm lại…mệt mỏi và phân tâm.

Những tiếng gào thét bên ngoài vẫn tiếp tục …

Và gần như tất cả các chú ếch dừng lại và chấp nhận thất bại…Duy chỉ có một chú vẫn tiếp tục miệt mài trèo lên..

Và cuối cùng chú cũng leo lên đến đỉnh ngọn tháp..

Tất cả mọi người sững sờ và đều muốn biết nguồn động lực nào khiến chú ếch có thể làm được một điều gần như là không tưởng???

Một khán giả chạy đến hỏi và nhận ra rằng: chú ếch … bị điếc.

Bài học

– Đừng bao giờ để ý đến những lời của những người có thói quen tư duy tiêu cực. Bởi vì họ sẽ lấy mất những hoài bão của các bạn.

Xem thêm: Túm Cổ Đại Gia (Htv9) (2013) Full, Xem Phim Túm Cổ Đại Gia

– Luôn nhắc nhở bạn về sức mạnh của những lời nói mà bạn nghe được. Tức là, bạn luôn phải suy nghĩ một cách tích cực.

Hãy “tiến lên” khi nghe những người nói rằng bạn không thể thực hiện và sẽ không đạt được các mục tiêu hoặc ước mơ của bạn. Và bạn sẽ leo lên đến ngọn tháp của mình…

Câu chuyện Quan huyện

Ngày xưa, có viên quan nọ về nhận chức ở Giang Tô. Tại đó thường có một con hổ dữ, từ trên núi xuống bắt người và súc vật ăn thịt.

Dân chúng cầu xin viên quan tìm cách bắt hổ. Viên quan nọ bèn sai khắc, chữ to mệnh lệnh của mình: “Cấm hổ vào thành” trên vách núi cao. May thay, gặp đúng dịp đó con hổ dữ kia dời khỏi Giang Tô. Ông ta rất đắc ý, cho rằng mệnh lệnh của mình quả thực hiệu nghiệm.

Không lâu sau, ông ta được phái tới nhận chức ở nơi khác. Dân chúng nơi này rất hung dữ, bất trị. Viên quan nghĩ, lệnh của mình đã cấm được cả hổ dữ, thì lý gì lại không cấm được người! Nghĩ vậy, ông ta bèn ra lệnh cho lính lại, theo kiểu chữ to mà đã khắc lệnh của ông lên vách núi cao. Kết quả là dân không trị được, còn viên quan thì mất chức vì… không cai quản được dân.


Bài học :

Rất nhiều công ty đều có lịch sử kinh doanh thành công và kiếm được nhiều lợi nhuận từ biện pháp đó. Nhưng khi một môi trường mới xuất hiện, tâm lý tiêu dùng thay đổi, thì bí quyết thành công kia lại trở lên lỗi thời.

Công ty nào cũng có phương thức kinh doanh riêng, nhưng khi thị trường thay đổi, thì công ty cũng phải điều chỉnh cách thức kinh doanh sao cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Bởi vì thị trường luôn luôn đúng!

Chuyện ngụ ngôn “Chó và Chuột”

Một lũ chuột trèo lên bàn định ăn vụng thịt, không ngờ lại khiến con chó nằm cạnh bàn thức giấc. Chúng bèn dịu ngọt thương lượng với chó:


Chuyện ngụ ngôn “Chó và Chuột” – Hình minh họa


– Nếu anh im lặng thì bọn tôi sẽ chia cho anh một miếng thịt.

Chó nghiêm mặt, từ chối thẳng thừng:

– Bọn mày mau cút đi. bà chủ thấy thịt mất thì chắc chắn sẽ nghi ngờ ta.

Lúc đó, thì ta lại trở thành miếng thịt trên bàn chứ trả chơi!

Bài học : 

Đừng hợp tác với kẻ muốn lật đổ bạn! Khi họ hứa cho bạn một chút lợi ích, thì sau đó bạn mất rất nhiều thứ.

Con lừa của bác nông dân

Một ngày kia, con lừa của bác nông dân sảy chân ngã xuống cái giếng bỏ hoang. Con vật kêu lên thảm thiết nhiều giờ liền trong lúc người chủ của nó nghĩ xem nên làm gì để cứu con lừa lên… Cuối cùng, ông quyết định rằng, vì con lừa cũng già rồi và cái giếng thì đằng nào cũng phải lấp, nên sẽ có cách để không phải bận tâm đến con lừa nữa.


Con lừa của bác nông dân – Hình minh họa


Ông mời hàng xóm đến giúp ông một tay. Mỗi người cầm một cái xẻng xúc đất đổ vào giếng. Nhận ra sự thật phũ phàng, con lừa rên rỉ thảm thiết. Sau khi hứng những xẻng đất đầu tiên, nó hoàn toàn tuyệt vọng, nhìn lên với đôi mắt đầy ai óan.

Chỉ đến khi đất ngập đến gần hết chân, nó mới bừng tỉnh, nó cảm nhận điều gì đó đang và sẽ xảy ra đối với nó. Nó không nhìn lên nữa mà cố gắng xoay sở để trồi lên. Bác nông dân và mọi người chăm chú nhìn xuống giếng, họ kinh ngạc trước những gì đang diễn ra. Cứ mỗi xẻng đất đổ lên lưng, con lừa lại lắc mình cho đất rơi xuống chân và bước lên lớp đất ấy. Cứ thế, từng xẻng đất, rồi từng lớp đất. Và chẳng bao lâu, chú lừa đã có thể bước lên miệng giếng, mệt nhọc chạy ra ngoài trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người.

Bài học :

Cuộc sống có thể sẽ đổ lên đầu bạn nhiều thứ khó chịu, thử thách và cả những sai lầm do chính bạn gây nên. Bí quyết nằm ở chỗ, bạn không nên để mình bị chôn vùi bởi những điều khó chịu ấy, mà phải biết rũ bỏ nó xuống và bước lên trên.

Mỗi khó khăn, thất bại mà bạn gặp sẽ là một bước đệm để ta cao hơn. Chúng ta có thể thoát khỏi những cái giếng sâu nhất chỉ bằng cách không bao giờ bỏ cuộc. Đừng gục ngã và hãy bước lên!