Sau chuyển phôi là thời điểm cơ thể mẹ có những thay đổi cùng những xáo trộn trong tâm lý. Thông thường chuyển phôi sau 3 ngày, mẹ có thể nhận biết phôi thai đã làm tổ thông qua những dấu hiệu cơ bản và việc chú ý bổ sung dinh dưỡng, tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ sản khoa là rất quan trọng, có tính chất quyết định đến kết quả mang thai.

1. Thế nào là chuyển phôi

Chuyển phôi là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được áp dụng trong quy trình thụ tinh ống nghiệm (IVF). Phôi được tạo thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng, được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm từ 3-5 ngày, sau đó chúng được chuyển trở lại vào buồng tử cung của người vợ.

Chuyển phôi được thực hiện vào khoảng từ ngày 18 – 20 của chu kỳ kinh và niêm mạc tử cung phải đáp ứng được điều kiện có độ dày đạt chuẩn (thường 9 – 10mm), người mẹ đã chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cho việc mang thai.

Kỹ thuật chuyển phôi IVF được thực hiện thành công lần đầu tiên năm 1984. Đến nay nhờ những tiến bộ của y học hiện đại, các thiết bị được sử dụng trong quá trình chuyển phôi được nghiên cứu để giảm tối đa đau đớn và tác động đến tử cung của người vợ.


*

Chuyển phôi được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm vào tử cung người vợ


2. Dấu hiệu chuyển phôi ngày 3 thành công

chuyển phôi sau 3 ngày là giai đoạn rất quan trọng, bởi đây là thời điểm phôi tìm nơi làm tổ. Chính vì thế, chị em cần đi lại và vận động nhẹ nhàng, nằm nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh việc leo cầu thang. Đặc biệt, không cúi gập người để xỏ giày hay làm bất cứ công việc gì liên quan vì động tác này có thể ảnh hưởng trực tiếp lên tử cung.

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy chuyển phôi sau 3 ngày đã thành công

2.1 Chuyển phôi sau 3 ngày sẽ xuất hiện một chút máu

Chuyển phôi ra máu là dấu hiệu điển hình nhất báo hiệu phôi thai đã làm tổ thành công. Quan sát quần lót, chị em có thể có một chút máu màu nâu sẫm hoặc đen xuất hiện. Tuy nhiên, nếu tình trạng ra máu âm đạo kèm theo triệu chứng đau bụng thì chị em nên đến bệnh viện để kiểm tra, loại trừ trường hợp mang thai ngoài tử cung.

2.2 Chuyển phôi sau 3 ngày sẽ xuất hiện chuột rút

Nhiều chị em đã từng mang thai sau thụ tinh ống nghiệm chia sẻ rằng, chuột rút sau chuyển phôi 3 ngày thành công tương tự như chuột rút gặp phải trong thời kỳ kinh nguyệt.

2.3 Ngực đau, núm vú nhạy cảm hơn

Sau chuyển phôi thành công, người phụ nữ có thể gặp tình trạng căng tức, đau ngực, núm vú cũng trở nên nhạy cảm hơn khi gặp tác động.

2.4 Buồn nôn hoặc nghén

Đây là triệu chứng báo hiệu chuyển phôi sau 3 ngày thành công. Buồn nôn sảy ra do dự gia tăng nội tiết tố của người phụ nữ khi phôi làm tổ. Mặc dù không phải mọi phụ nữ đều có biểu hiện nay tuy nhiên đây vẫn được xem là dấu hiệu điển hình.

2.5 Đau quặn bụng dưới

Chị em sẽ có cảm giác hơi quặn, nặng và cắn líu nhíu ở bụng dưới, thỉnh thoảng cơn đau lại nhói lên.

Tuy nhiều nhiều mẹ dù không xuất hiện những dấu hiệu kể trên nhưng vẫn có thai. Vì thế, chị em đừng quá lo lắng nghĩ rằng chuyển phôi lần 1 thất bại, hãy lắng nghe cơ thể của mình cho đến khi đủ 14 ngày và thực hiện các xét nghiệm, siêu âm để xác nhận kết quả mang thai.


*

Đau quặn bụng dưới là dấu hiệu báo phôi đã làm tổ sau 3 ngày chuyển


3. Làm gì để tăng tỷ lệ thụ thai sau chuyển phôi

Có nhiều trường hợp chuyển phôi 5 lần thất bại gây ảnh hưởng tâm lý và chán nản cho các cặp vợ chồng, cản trở hành trình tìm con. Do đó, để tăng tỷ lệ thụ thai thành công sau chuyển phôi ngay từ lần đầu, chị em phụ nữ nên thực hiện những hướng dẫn sau:

3.1 Tuân thủ phác đồ điều trị đưa ra từ bác sĩ

Một trong những yếu tố quyết định đến kết quả chuyển phôi thành công chính là chuẩn bị niêm mạc tử cung, tạo môi trường thuận lợi cho phôi làm tổ. Để làm được điều này, chị em cần bổ sung các loại thuốc nội tiết như progesterone hay estrogen. Thuốc có thể được sử dụng bằng đường uống, tiêm hay đặt âm đạo tùy theo chỉ định của bác sĩ với từng đối tượng cụ thể.

3.2 Cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ, khoa học

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng có thể khiến chuyển phôi 3 lần thất bại hoặc thành công. Vì thế, trong những ngày đầu sau chuyển phôi, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh các món ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, thuốc lá, rượu bia, cà phê… dễ gây táo bón, tiêu chảy. Đặc biệt lưu ý đến các món ăn dễ gây dị ứng.

3.3 Vận động khoa học và tâm lý

Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng để tránh chuyển phôi 2 lần thất bại, tăng tỷ lệ thành công sau 3 ngày chuyển phôi, người mẹ nên nằm một chỗ, có kế hoạch vận động hợp lý, nhẹ nhàng giúp máu lưu thông tốt hơn. Đồng thời giữ tinh thần thoải mái, thư giãn, tránh gò bó.

4. Khi nào nên thử thai?

Que thử thai là dụng cụ đo độ chính xác khá cao dựa trên nồng độ nội tiết thai nghén hCG có trong nước tiểu. Thường thì chuyển phôi sau 5 ngày hoặc sớm hơn là 3 ngày, chị em đã có những dấu hiệu cơ bản để nhận biết thụ thai thành công. Tuy nhiên, để kiểm tra chính xác nhất thì phải 14 ngày sau chuyển phôi là thời điểm thích hợp nhất.

Trong nhiều trường hợp, kết quả thử que có thể bị sai lệch do thực hiện thủ thuật chuyển phôi, chị em cần đến một lượng lớn hCG mới có thể mang thai. Do đó để xác nhận chính xác kết quả mang thai, bệnh nhân cần thử định lượng beta hCG tại bệnh viện.


*

Sau 14 ngày chị em có thể thử thai


Như vậy chuyển phôi sau 3 ngày chị em cơ bản nhận bản xác nhận được thành công hay thất bại của kỹ thuật này. Vì thế, ngay từ sau khi chuyển phôi chị em cần chú ý dinh dưỡng, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để hành trình làm mẹ được toại nguyện nhé.