Hôm thứ Sáu, ngay sau phiên tòa, Luật sư Trần Hồng Phong, người hiện diện và bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình, tử tù Hồ Duy Hải, nói với hocketoanthue.edu.vn News Tiếng Việt:


"Nói chung là nói về cơ hội, thì bây giờ nó khép chặt lại rất là nhiều. Nó không còn là rộng đường như trước nữa, cho nên điều này thực sự cá nhân tôi cũng thấy là lo lắng. Cho nên tôi nghĩ là gia đình sẽ phải sớm lên tiếng để chỉ ra những điểm bất hợp lý.

Bạn đang xem: Xét xử giám đốc thẩm hồ duy hải


"Những điểm mà chỉ ra rằng quyết định này mà người ta ra tuyên bố như vậy không phù hợp, nó có thể do oan sai, và tôi muốn nhắc lại quan điểm của gia đình là hoàn toàn trùng khớp với quan điểm của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.


"Tức là kháng nghị theo hướng là hủy án, để xem xét lại cho nó vững chắc bởi vì nó có quá nhiều sai sót".


"Càng về sau này thì cơ hội càng nhỏ dần đi, bây giờ còn rất ít cơ hội đối với Hồ Duy Hải, tuy nhiên rằng có thể Ủy ban Tư pháp Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể xem xét lại cái quyết định Giám đốc thẩm, bản án của Hội đồng Giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao.


"Thì cái này cũng có thể được xem xét, tuy nhiên nó rất là khó khăn và cơ hội còn lại tương đối là nhỏ nhoi đối với Hồ Duy Hải. Song còn có một số cơ hội nữa mà theo như Luật sư Trần Hồng Phong có nói với chúng tôi là trước đây ông đã từng có đơn tố cáo đích danh đối với một số người, trong đó có đích danh tên một người và văn bản ấy, kết quả trả lời thì hoàn toàn chưa có từ bất cứ một cơ quan nào.


"Nên nếu như ông vẫn tiếp tục và kiên trì tìm ra hung thủ thực sự của vụ án này, thì có thể Hồ Duy Hải tìm được ánh sáng cuối đường hầm."


Ngay sau phiên tòa, từ Hà Nội, cô Hồ Thị Thu Thủy, em gái của bị cáo, tử tù Hồ Duy Hải, nói với hocketoanthue.edu.vn:


"Điều mong muốn của gia đình là kính mong cộng đồng trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế cùng đồng hành với gia đình trong thời gian sắp tới để phán quyết của ông Chánh án Nguyễn Hòa Bình được xem xét lại và phải giao cho một cơ quan khác đứng ra xem xét lại phán quyết này, chứ không phải là ông Nguyễn Hòa Bình nữa.


"Ông Bình chưa làm rõ những vấn đề mà Viện Kiểm sát tối cao và luật sư đưa ra, ông giải quyết một cách 'lấp liếm' và 'cố tình bao che', giống như là bản án bỏ túi đã định sẵn rồi, phiên tòa chỉ là thứ hình thức mở ra thôi, như là cho quốc tế biết là quy trình của họ cũng giống như quốc tế, nhưng thực ra không phải như vậy, và gia đình chúng tôi luôn khẳng định trước tòa là Hồ Duy Hải vô tội và Việt Nam không có công lý, đó là điều bức xúc của gia đình."


*

Nguồn hình ảnh, Thang The Le


Chụp lại hình ảnh,

Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ Hồ Duy Hải, không được vào dự phiên Giám đốc thẩm hôm 6/5. Bà đã đi đòi công lý cho con 12 năm qua


Từ Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển, Luật sư, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng, đưa ra bình luận với hocketoanthue.edu.vn:


"Thôi thì còn nước, còn tát thôi. Nếu mà được khuyên gia đình thanh niên Hồ Duy Hải, thì tôi nghĩ rằng phải kêu cứu đến Quốc hội, đến Ủy ban Tư pháp, nhưng mà hy vọng, khả năng Ủy ban này có thể can thiệp được về mặt tố tụng hay về mặt luật pháp, thì tôi nghĩ là rất là khó.


"Bởi vì Việt Nam vẫn khẳng định nguyên tắc là tư pháp độc lập, mà đây đã là Tòa án Tối cao rồi, vậy thì Ủy ban Tư pháp đó có đủ thẩm quyền để mà có thể can thiệp một cách nào đó được không?


"Theo tôi, kênh duy nhất mà có thể can thiệp được chỉ còn nằm trong tay, quyền sinh sát đó nằm trong tay của Chủ tịch nước, thì dưới hình thức là đặc xá, đại xá, thì có thể gỡ được án tử hình thôi.


"Chứ còn bây giờ chẳng còn cách nào khác. Tất nhiên ở đây, nó có một mâu thuẫn là nếu như xin ân xá, thì rõ ràng hóa ra là phía công đường người ta khẳng định là người ta đúng, cho nên anh phải chấp nhận bản án này và anh xin ân xá thì Chủ tịch nước xem xét có được ân xá hay không.


"Còn về phía công đường, tòa án, rõ rằng là bằng hành động này, người ta đã khẳng định rằng người ta 'hoàn toàn đúng' và không ai phải chịu trách nhiệm cả, và cái đó phải chăng đã gỡ được vấn đề trách nhiệm cho những người mà trong suốt quá trình tố tụng ở Long An, rồi sơ thẩm, rồi phúc thẩm, thì gỡ được trách nhiệm của nhiều cá nhân và những cá nhân đó thì hiện nay đang giữ những chức vụ cao cấp.

Xem thêm: Nút Sleep Bị Mờ Trong Win 7, 【Fix】Chế Độ Sleep Trong Win 7 Bị Ẩn


"Thì rõ ràng là không khó để có thể biết được, do đó lời khuyên thì có lẽ là thôi, coi như mình là tử tù rồi, thì chỉ có xin ân xá, chỉ có con đường đó là một, còn một chút hy vọng và nó phụ thuộc vào cái nhìn nhận nhân văn từ phía Chủ tịch nước. Đấy là con đường duy nhất, còn ngoài ra, cộng với cái đó là vận động thêm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, để làm sao đó cũng có thêm tiếng nói ủng hộ cho việc ân xá hay đặc xá."


Từ Sài Gòn, Luật sư Đinh Hồng Hạnh, người gần đây cho biết đã có dịp tới Long An, ở địa phương xảy ra vụ án, nói với hocketoanthue.edu.vn qua một chương trình bình luận trực tuyến về phán quyết vụ án hôm 08/5:


"Tôi có một ý kiến là cần có một ủy ban độc lập và khách quan để đánh giá lại vai trò này, ông Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã mặc đủ ba màu áo trong toàn bộ giai đoạn tố tụng, vì thế vai trò cũng không khách quan.


"Và nếu bây giờ quyết định của vụ việc này bây giờ lại được Ủy ban Tư pháp Quốc hội Việt Nam xem xét lại, và chính Hội đồng xét xử, Hội đồng 17 thẩm phán này lại là người đánh giá lại quyết định của chính họ, thì sẽ là không khách quan.


"Vì thế cần nhiều hơn nữa các bên giám sát độc lập và tiếng nói độc lập, cũng như là đánh giá lại tình trạng của Hồ Duy Hải và những tình trạng giam giữ các tử tù nói chung.


"Và cao hơn nữa là việc xem xét lại có nên tồn tại án tử hình tại Việt Nam hay không, bởi gì còn rất là nhiều vụ việc oan sai khác".


"Tôi bổ sung khía cạnh chính trị mà tôi cho là rất quan trọng, tôi nghĩ là ông Tổng Bí thư đảng CSVN, Chủ tịch nước đặt ra vấn đề này (cho mở vụ Giám đốc thẩm), thì đó là một động thái rất khôn ngoan, ông đặt ra vấn đề đó trong khi chỉ còn hơn một năm nữa là mở ra Đại hội 13 của đảng Cộng sản, thì những người tham gia vào quá trình Giám đốc thẩm này sẽ tự bộc lộ.


"Và ông Tổng bí thư sẽ có dữ kiện để đánh giá và kết luận những ai làm việc tốt, còn nội bộ thì cũng có những điều kiện tốt, để họ sắp xếp nội bộ và chuẩn bị Đại hội v.v… Thế còn khía cạnh thứ hai là bây giờ, tất cả gần như có vẻ là hy vọng cuối cùng là đặt vào ông ấy, thì ông ấy sẽ làm việc của mình lúc nào và theo hướng nào để thuận lợi về chính trị. Đấy là tôi bàn về vấn đề chính trị, tôi không bàn về vấn đề nhân đạo hay là luật pháp."


Từ thành phố Hanau, Cộng hòa Liên bang Đức, Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài nêu quan điểm tại cuộc thảo luận của hocketoanthue.edu.vn:


"Theo quan điểm của tôi, anh Hồ Duy Hải và gia đình anh vẫn còn thêm một cơ hội nữa để có thể cứu nguy mạng sống của anh Hải.


"Bởi vì, mặc dù quyết định mà bác đơn xin ân giảm trước đây của ông Chủ tịch nước trước đây là ông Trần Đại Quang vẫn có hiệu lực pháp luật, nhưng mà bản thân anh Hồ Duy Hải, sau quyết định Giám đốc thẩm này, anh ta vẫn có thể làm đơn lên ông Nguyễn Phú Trọng, là Chủ tịch nước.


"Tôi cũng nhận được nhiều ý kiến hỏi là như vậy có được hay không, thì theo quan điểm của tôi là rất là khó, mà ông Nguyễn Phú Trọng có một quyết định nhân đạo ở đây, bởi vì chúng ta biết là từ khi ông Nguyễn Phú Trọng lên làm Chủ tịch nước, ông chưa có một đợt đặc xá nào cho các tù nhân ở Việt Nam.


"Mà chúng ta biết rằng trong thời Chủ tịch nước trước như là ông Nguyễn Minh Triết hay ông Trương Tấn Sang, thường là một năm có hai lần đặc xá vào dịp Tết nguyên đán hay cũng như là vào dịp quốc khách 2/9, nhưng mà từ ngày ông Nguyễn Phú Trọng lên, hoàn toàn không có cái này.


"Cho nên tôi cũng không hy vọng rằng là ông Trọng sẽ có một quyết định để miễn hình phạt tử hình cho anh Hồ Duy Hải, nếu như anh hoặc gia đình anh, hoặc giới luật sư hay bất kỳ ai có đơn, hoặc kiến nghị gửi lên cho Chủ tịch nước, nên cái hy vọng mà anh Hồ Duy Hải giữ được mạng sống của mình thì tôi cho là hoàn toàn không có ở đây được."