Hà NộiTối 26/6, lứa sinh viên đầu tiên của chuyên ngành Hóa trang Nghệ thuật báo cáo tốt nghiệp với những tác phẩm được Hội đồng Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội đánh giá cao.



Bà Đào Thị Thùy, Giảng viên chuyên ngành Nghệ thuật hoá trang tại Khoa Thiết kế Mỹ thuật, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội cho biết, năm 2018, Trường mở chuyên ngành đào tạo Hóa trang Nghệ thuật. Lần đầu tiên tại Việt Nam, ngành nghề hoá trang được đào tạo bậc cử nhân.

Sau 4 năm, đây là lứa sinh viên đầu tiên của ngành học này ra trường. Lễ báo cáo tốt nghiệp của các em diễn ra tối 26/6, tập hợp những tác phẩm tốt nhất của thế hệ sinh viên khóa đầu.

Đối với ngành học này, sinh viên không đơn giản chỉ dùng mỹ phẩm để trang điểm đẹp mà đòi hỏi phải biết phối màu, sử dụng hóa chất, tạo hình, đan râu, đan tóc, đắp mũi… để thay đổi diện mạo nhân vật, biến họ thành những hình tượng mới, hoàn toàn khác biệt so với lúc đầu.

Trong ảnh là nhân vật Vua Cá ngựa của sinh viên Trần Thị Anh Phương.


Bà Đào Thị Thùy, Giảng viên chuyên ngành Nghệ thuật hoá trang tại Khoa Thiết kế Mỹ thuật, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội cho biết, năm 2018, Trường mở chuyên ngành đào tạo Hóa trang Nghệ thuật. Lần đầu tiên tại Việt Nam, ngành nghề hoá trang được đào tạo bậc cử nhân.

Sau 4 năm, đây là lứa sinh viên đầu tiên của ngành học này ra trường. Lễ báo cáo tốt nghiệp của các em diễn ra tối 26/6, tập hợp những tác phẩm tốt nhất của thế hệ sinh viên khóa đầu.

Đối với ngành học này, sinh viên không đơn giản chỉ dùng mỹ phẩm để trang điểm đẹp mà đòi hỏi phải biết phối màu, sử dụng hóa chất, tạo hình, đan râu, đan tóc, đắp mũi… để thay đổi diện mạo nhân vật, biến họ thành những hình tượng mới, hoàn toàn khác biệt so với lúc đầu.

Trong ảnh là nhân vật Vua Cá ngựa của sinh viên Trần Thị Anh Phương.



Trần Thị Anh Phương trong lúc hoàn thiện bài tốt nghiệp của mình. "Em chuẩn bị và lên ý tưởng từ một năm trước. Bài của em có ba nhân vật: vua cá ngựa, người rắn Medusa và bóng ma quỷ dữ", Phương chia sẻ.


Trần Thị Anh Phương trong lúc hoàn thiện bài tốt nghiệp của mình. "Em chuẩn bị và lên ý tưởng từ một năm trước. Bài của em có ba nhân vật: vua cá ngựa, người rắn Medusa và bóng ma quỷ dữ", Phương chia sẻ.



Anh Phương đang chỉnh sửa và mặc đồ cho nhân vật của mình. Mỗi sinh viên sẽ làm một tiểu phẩm ngắn, tự xây dựng nhân vật và kịch bản để trình diễn trong bài tốt nghiệp của mình.

Tất cả trang phục, phụ kiện của nhân vật đều do các sinh viên vẽ và hoàn thiện.


Anh Phương đang chỉnh sửa và mặc đồ cho nhân vật của mình. Mỗi sinh viên sẽ làm một tiểu phẩm ngắn, tự xây dựng nhân vật và kịch bản để trình diễn trong bài tốt nghiệp của mình.

Tất cả trang phục, phụ kiện của nhân vật đều do các sinh viên vẽ và hoàn thiện.




Các sinh viên hóa trang một nhân vật thành bóng ma quỷ dữ của sinh viên Trần Thị Anh Phương, trong tiểu phẩm Vua Cá Ngựa.


Các sinh viên hóa trang một nhân vật thành bóng ma quỷ dữ của sinh viên Trần Thị Anh Phương, trong tiểu phẩm Vua Cá Ngựa.


Trong chương trình đào tạo 4 năm, sinh viên được học về đồ họa, hội họa, điêu khắc, hóa trang truyền thống, hóa trang kỹ xảo, hóa trang điện ảnh, thiết kế tạo hình tóc, trang phục…

Hóa trang Nghệ thuật là ngành có nhu cầu nhân sự lớn nhưng trước năm 2018, ngành này chưa được đào tạo bậc đại học. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm họa sĩ hóa trang chuyên nghiệp cho các chương trình biểu diễn nghệ thuật, các hãng phim, nhà hát, đoàn nghệ thuật, đài truyền hình, các công ty truyền thông, quảng cáo, thiết kế...

Các em cũng có thể làm cán bộ nghiên cứu tại các viện nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, tham gia giảng dạy chuyên ngành ở các trường nghệ thuật trong cả nước.


Trong chương trình đào tạo 4 năm, sinh viên được học về đồ họa, hội họa, điêu khắc, hóa trang truyền thống, hóa trang kỹ xảo, hóa trang điện ảnh, thiết kế tạo hình tóc, trang phục…

Hóa trang Nghệ thuật là ngành có nhu cầu nhân sự lớn nhưng trước năm 2018, ngành này chưa được đào tạo bậc đại học. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm họa sĩ hóa trang chuyên nghiệp cho các chương trình biểu diễn nghệ thuật, các hãng phim, nhà hát, đoàn nghệ thuật, đài truyền hình, các công ty truyền thông, quảng cáo, thiết kế...

Các em cũng có thể làm cán bộ nghiên cứu tại các viện nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, tham gia giảng dạy chuyên ngành ở các trường nghệ thuật trong cả nước.


Mỗi sinh viên đều có được sự giúp đỡ của bạn bè, kể cả các sinh khoá dưới cũng chung tay giúp làm bài tốt nghiệp.


Mỗi sinh viên đều có được sự giúp đỡ của bạn bè, kể cả các sinh khoá dưới cũng chung tay giúp làm bài tốt nghiệp.


"Tôi đã mất gần một năm để chuẩn bị cho tác phẩm tốt nghiệp. Tác phẩm của tôi nói về những vết thương tâm lý, nhưng tôi đã cường điệu hóa lên bằng những vết thương vật lý. Những vết thương lớn dần lên và biến thành một con quái vật"", Vũ Thị Bích Ngọc, sinh viên chuyên ngành Hoá trang của khoa Thiết kế Mỹ thuật - Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội chia sẻ.


"Tôi đã mất gần một năm để chuẩn bị cho tác phẩm tốt nghiệp. Tác phẩm của tôi nói về những vết thương tâm lý, nhưng tôi đã cường điệu hóa lên bằng những vết thương vật lý. Những vết thương lớn dần lên và biến thành một con quái vật"", Vũ Thị Bích Ngọc, sinh viên chuyên ngành Hoá trang của khoa Thiết kế Mỹ thuật - Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội chia sẻ.


Gia đình, bạn bè chúc mừng những sinh viên khoa Nghệ thuật Hoá trang hoàn thành bài thi của mình.

“Sau lễ tốt nghiệp, nhà trường sẽ cố gắng tổ chức sớm nhất chương trình giao lưu giữa sinh viên Việt Nam và Trung Quốc, để các em có thêm kiến thức qua đợt cọ xát thực tế”, bà Đào Thị Thuỳ cho biết.

Năm học tới, khoa Nghệ thuật Hoá trang sẽ tuyển 29 sinh viên.


Gia đình, bạn bè chúc mừng những sinh viên khoa Nghệ thuật Hoá trang hoàn thành bài thi của mình.

“Sau lễ tốt nghiệp, nhà trường sẽ cố gắng tổ chức sớm nhất chương trình giao lưu giữa sinh viên Việt Nam và Trung Quốc, để các em có thêm kiến thức qua đợt cọ xát thực tế”, bà Đào Thị Thuỳ cho biết.