2. Siêu âm 2D 16 tuần có chính xác không, cần quan tâm những gì?3. Mẹ và thai nhi thay đổi thế nào ở tuần thứ 16

Đến tuần thứ 16 của thai kỳ, thai nhi có sự thay đổi rõ rệt. Thời điểm này, qua siêu âm, mẹ sẽ cảm nhận được những cử động và di chuyển đầu tiên của bé. Vậy siêu âm 2D 16 tuần– Mẹ cần quan tâm những gì? Có chính xác không? Cùng tìm hiểu về điều này với Tổ hợp y tế hocketoanthue.edu.vn trong bài viết dưới đây.

1. Tại sao cần siêu âm thai ở tuần 16?

Thực tế 16 tuần không phải là mốc siêu âm thiết yếu với đa số các mẹ bầu. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn đưa ra lời khuyên, trong giai đoạn này, khi thực hiện xét nghiệm kiểm tra có thể kết hợp thêm siêu âm.


*

Bác sĩ khuyên mẹ nên siêu âm 2D ở tuần 16


* Một số trường hợp đặc biệt nên thực hiện siêu âm ở tuần 16:

Khó mang thai.Mang thai trên 35 tuổi.Có vấn đề bất thường về tình trạng sức khỏe hoặc các lần siêu âm trước đó.Có tiền sử bị các bệnh như: tiểu đường thai kỳ, nhiễm virus hay sử dụng insulin trong giai đoạn mang thai…

Thực hiện siêu âm ở tuần 16 giúp mẹ và bác sĩ có thể theo dõi tình trạng thai nhi sát sao hơn. Lúc này, mẹ có thể siêu âm 2D hay 4D đều được, tuy nhiên để tiết kiệm chi phí thì siêu âm 2D đã là đủ để biết được tình trạng của thai nhi.

2. Siêu âm 2D 16 tuần có chính xác không, cần quan tâm những gì?

2.1. Phát hiện các dấu hiệu dị tật ở tuần 16

Siêu âm 2D là việc kiểm tra cần thiết giúp bác sĩ xác định chính xác tình trạng phát triển, đồng thời phát hiện một số nguy cơ dị tật của thai nhi. Ở tuần thai thứ 16, siêu âm 2D có thể phát hiện rất nhiều bất thường, dị tật như:

Dị tật liên quan đến não như não úng thủy, giãn não thất.Bất thường tim bẩm sinh liên quan vị trí tim và xuất phát động mạch lớn.Bất sản hay thiểu sản xương mũi, sứt môi, hở hàm ếch, thoát vị não, màng não tủy, chân tay ngắn, khoèo chi…

2.2. Siêu âm 2D giúp kiểm tra các chỉ số phát triển của thai nhi

16 tuần tuổi, con có chiều dài khoảng 10 – 13cm. Hệ xương và thần kinh liên kết đủ để bé có thể điều khiển cử động. Do cơ mặt đã phát triển, mẹ có thể bắt gặp bé đang nheo mắt, nhăn mặt hoặc thể hiện các biểu cảm khác trên khuôn mặt. Cơ lưng khỏe hơn, xương hình thành và chắc hơn, con đã có thể hơi giữ thẳng tư thế của mình… Mẹ sẽ cảm thấy rất thú vị và hạnh phúc với những thay đổi này của con.


*

Siêu âm tuần thứ 16 giúp mẹ quan sát được những cử chỉ nhỏ của bé


* Bảng chỉ số phát triển của thai nhi:

Tuổi thai (Tuần)CRL (mm)

Chiều dài đầu mông

BPD (mm)

Đường kính lưỡng đỉnh

FL (mm)

Chiều dài xương đùi

EFW (g)

Cân nặng thai ước tính

HC (mm)

Chu vi đầu

AC (mm)

Chu vi vòng bụng

15101321890 – 11011193
161163521121 – 171124105
171303924150 – 212137117
181424227185 – 261150129
191534630227 – 319162141
201644933275 – 387175152

* Như vậy các chỉ số phát triển bình thường của bé khi 16 tuần tuổi sẽ là:

CRL (Chiều dài đầu mông): 116mm.BPD (Đường kính lưỡng đỉnh): 35mm.FL (Chiều dài xương đùi): 21mm.EFW (Cân nặng ước tính): 121 – 171g.AC (Chu vi vòng bụng): 105mm.HC (Chu vi đầu): 124mm.

Mẹ hãy so sánh các chỉ số của bé để biết con đang phát triển như thế nào. Bác sĩ sẽ cho mẹ những tư vấn tốt nhất để đảm bảo con khỏe mạnh.

2.3. Siêu âm ở tuần thứ 16 giúp xác định giới tính thai nhi

Ở tuần 16 bộ phận sinh dục đã phát triển rõ ràng hơn, khả năng dự đoán giới tính chính xác lên tới hơn 80%. Khả năng dự đoán còn phụ thuộc vào tư thế nằm của bé. Bên cạnh đó, tay nghề và kỹ thuật siêu âm của bác sĩ cũng tác động khá nhiều tới kết quả ở thời điểm này.

Tuy không thể khẳng định chính xác 100% nhưng nếu lựa chọn trung tâm siêu âm uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm thì hầu như không có sai lệch.


*

Dựa trên hình ảnh siêu âm ở tuần 16 nếu thấy 3 đường song song thì đó là bé gái


*

Dựa trên hình ảnh siêu âm tuần 16 nếu thấy dương vật và bìu bác sĩ sẽ chẩn đoán là bé trai


3. Mẹ và thai nhi thay đổi thế nào ở tuần thứ 16

Sự thay đổi của mẹ ở tuần thứ 16

* Tuần thai thứ 16, cơ thể mẹ bắt đầu có những thay đổi để đáp ứng với sự phát triển của bé.

Bầu ngực: Khi mang thai tới tuần thứ 16, mẹ sẽ cảm thấy bầu ngực của mình phát triển quá mức. Đầu vú to, nhô lên và nhạy cảm. Quầng thâm vú sẫm màu hơn. Trong giai đoạn này, bầu ngực có thể bắt đầu xuất hiện những vết rạn da.Cân nặng: Mẹ bầu tăng cân so với cân nặng ban đầu khoảng 2,5 – 3kg là hợp lý ở giai đoạn này, tối đa là 5 – 7kg. Do thai nhi đã phát triển vượt ra ngoài xương chậu nên bụng mẹ cũng phần nào lộ rõ và lớn dần hơn trước.Tử cung: Mang thai tới tháng thứ 4, tử cung của mẹ có kích thước bằng một quả dưa lưới nhỏ. Mẹ sẽ nhận thấy đỉnh của tử cung đã gần tiếp cận với rốn khi sờ vào bụng. Khi khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ đo chiều cao tử cung để so sánh sự phát triển của bé với những lần khám thai trước.
*

Ở thời điểm 16 tuần, bụng mẹ đã phần nào lộ rõ hơn trước


Sự thay đổi của thai nhi ở tuần thứ 16

* Khi bước sang tuần thứ 16, thai nhi đã có những thay đổi rõ rệt:

Não bộ: Giai đoạn này, hệ thống thần kinh hình thành và bắt đầu điều khiển thực hiện các hoạt động. Bé lần đầu tiên biết bú và nuốt.Giác quan: Ở thời gian 16 tuần, tai của bé đã nằm đúng vị trí và bé đã có thể nghe thấy tiếng nói của mẹ. Mắt của bé có thể bắt đầu di chuyển từ bên này qua bên kia và thậm chí là nhìn thấy ánh sáng mặc dù mí mắt vẫn nhắm kín.Tóc: Tóc và lông mày của bé tiếp tục phát triển, tuy nhiên có thể vẫn chưa nhìn rõ qua siêu âm. Các tế bào chân tóc của bé có thể đã bắt đầu sản xuất sắc tố tạo màu tóc.

4. Hình ảnh bé siêu âm 2D ở tuần 16


5. Các xét nghiệm khác ở tuần 16 ngoài siêu âm 2D

Ngoài siêu âm 2D, trong lần khám thai định kỳ này mẹ cần làm một số xét nghiệm khác: Triple test, NIPT, xét nghiệm nước tiểu, đo huyết áp, kiểm tra cân nặng.. Cụ thể:

* Xét nghiệm sàng lọc nguy cơ bất thường, bất thường nhiễm sắc thể: Triple test, NIPT…

Triple test: là xét nghiệm sàng lọc trước sinh sử dụng máu mẹ để tìm nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai nhi. Xét nghiệm này nhằm xác định 3 thông số hCG, AFP, Estriol. Hàm lượng AFP cao cho biết bé có nguy cơ khuyết tật ống thần kinh hoặc thiếu một phần não. Hàm lượng AFP thấp hoặc bất thường về hCG và estriol cho biết khả năng bé mắc phải hội chứng Down, Edward hoặc các bất thường di truyền khác.NIPT: cũng là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh sử dụng máu của mẹ để đánh giá nguy cơ mắc các hội chứng bất thường về di truyền, dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, xét nghiệm NIPT còn có thể xác định được giới tính của thai nhi.

* Xét nghiệm nước tiểu

Đây là xét nghiệm được các bác sĩ yêu cầu khi khám thai định kỳ. Mục đích của xét nghiệm này nhằm phát hiện một số tình trạng bệnh lý như đái tháo đường thai kỳ, nhiễm trùng đường tiết niệu, nguy cơ tiền sản giật, các vấn đề tại thận, các bệnh lây qua đường tình dục,…

Dựa trên kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định những nguy cơ có thể xảy ra và có những phương án hạn chế tác động xấu của chúng đối với cả mẹ và bé.

* Đo huyết áp

Cao huyết áp thai kỳ là một căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé như: sinh non, tiền sản giật,… Huyết áp bình thường của mẹ khi mang thai thường dưới 140/90 mmHg, tuy nhiên nếu quá thấp cũng không tốt.

Việc theo dõi huyết áp giúp bác sĩ có những chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.

* Kiểm tra cân nặng

Cân nặng của mẹ sẽ quyết định tới sự phát triển của con. Việc tăng cân quá ít hay quá nhiều đều có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của thai nhi. Thông qua kiểm tra cân nặng, bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên, điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện của mẹ để giúp bé phát triển tốt nhất.

6. Lời khuyên chăm sóc mẹ bầu ở tuần 16

* Một số thay đổi khác của mẹ bầu trong thời giai đoạn này:

Hay quên.Áp lực từ tử cung lên các tĩnh mạch tăng có thể dẫn đến phù nề ở chân khi đứng lâu hoặc đi lại nhiều. Cùng với đó nhu cầu canxi của bé tăng lên, nếu không được bổ sung đủ mẹ sẽ hay gặp phải tình trạng chuột rút ở chân, đặc biệt vào ban đêm.Có thể cảm thấy tim đập nhanh, nhất là khi làm việc nặng.Da có thể khô hơn bình thường…

Đây là những hiện tượng bình thường và sẽ trôi qua nhanh chóng, mẹ không cần lo lắng. Để khắc phục nhanh hơn, mẹ có thể điều chỉnh một chút chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng như sau:

Bổ sung thêm các thực phẩm chứa sắt, canxi, vitamin, chất xơ,…Tránh đứng lâu, mẹ nên tạo thói quen nâng cao chân khi nằm và ngồi, tập thể dục thường xuyên,…Sử dụng các sản phẩm làm mềm da, dùng máy tạo độ ẩm khi đi ngủ.Uống nhiều nước.

Hy vọng những thông tin Tổ hợp y tế hocketoanthue.edu.vn cung cấp đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về siêu âm 2D 16 tuần. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số hotline 19003366

Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.


*

BSCKI. Mai Văn Bằng

“Tôi cam kết với việc hiện diện trong công việc và sẵn lòng với việc hỗ trợ mọi người trong công tác chăm sóc sức khỏe” – Phương châm này…


Siêu âm 4D là phương pháp xác định giới tính thai nhi an toàn và có độ chính xác khá cao. Tuy nhiên, vẫn còn…