*
Vài nét về ly hôn tại một số địa phương Ly hôn là một vấn đề xã hội đang có chiều hướng gia tăng và ngày càng trẻ hoá. Những hậu quả từ sau đổ vỡ hôn nhân không những tạo ra nhiều hệ luỵ cho các thành viên, gia đình mà còn cả xã hội. Vấn đề này diễn ra dưới nhiều góc độ với các điều kiện kinh tế-xã hội phát triển khác nhau.

Tại TP. Hồ Chí Minh, bình quân cứ 2,7 cặp kết hôn lại có 1 cặp ly hôn; trong đó độ tuổi ly hôn dưới 35 tuổi chiếm 30% và năm sau có xu hướng cao hơn năm trước. Trung bình mỗi tháng, thành phố Hồ Chí Minh có từ 80-100 vụ ly hôn tại mỗi quận, huyện1. Theo Luật sự Dương Thị Tới, Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh và bà Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội Trưởng chi hội Luật sư bảo vệ quyền trẻ em thành phố “Tình trạng ly hôn trong giới trẻ hiện nay hết sức lo ngại, các vụ án ly hôn chiếm đến 50% các vụ án dân sự. Có những cặp vợ chồng ly hôn chỉ sau 2 tháng kết hôn và tỷ lệ hoà giải thành công chiếm tỷ lệ rất thấp”.

Bạn đang xem: Tỷ lệ ly hôn ở việt nam 2018

Bình Dương cũng được xem là nơi có điều kiện kinh tế-xã hội phát triển với nhiều khu công nghiệp thu hút các lao động nhập cư từ các địa phương khác. Trong những năm qua, ly hôn ở nơi đây tăng rất nhanh. Theo Báo cáo thống kê của Toà án tỉnh Bình Dương, năm 2013 án ly hôn chiếm 92,54% án hôn nhân và gia đình với 4.519 vụ. Năm 2014, Toà án nhân dân 2 cấp đã thụ lý 4.937 vụ, trong đó giải quyết được 4.763 vụ, tăng 418 vụ so với năm 2013. Năm 2015, thụ lý 5.847 vụ, trong đó đã giải quyết 5.730 vụ, tăng 910 vụ so với năm 2014. Năm 2017, thụ lý 6.759 vụ án ly hôn, tăng 912 vụ so với năm 20152.

Theo một nghiên cứu năm 2017 của TS. Nguyễn Minh Hoà (Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP. Hồ Chí Minh), tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam là 31,4%, tức là cứ 3 cặp kết hôn lại có 1 cặp ly hôn; 60% số vụ ly hôn là ở các gia đình trẻ từ 21 đến 30 tuổi, trong đó 70% số vụ ly hôn kết hôn từ 1-7 năm và hầu hết đã có con.

Viện nghiên cứu Gia đình và Giới cho biết, cả nước trung bình có trên 60.000 vụ ly hôn/năm, chiếm tỷ lệ 30% tức là cứ 10 cặp vợ chồng kết hôn thì có 3 cặp ly hôn. Xu hướng này tiếp tục gia tăng ở cả thành thị và nông thôn. 70% số vụ ly hôn thuộc về các gia đình trẻ trong độ tuổi 18-30, trong đó 60% ly hôn sau 1-5 năm kết hôn, cá biệt có nhiều trường hợp kết hôn chỉ được vài tháng, hoặc vài ngày… Trong số các nguyên nhân ly hôn, mâu thuẫn về lối sống là nguyên nhân hàng đầu (27,7%), tiếp theo là ngoại tình (25,9%), kinh tế (13%), bạo lực gia đình (6,7%), sức khỏe (2,2%), sống xa nhau nhiều ngày (1,3%)4.

Như vậy, có thể thấy, trong những năm qua, tình trạng ly hôn xảy ra ở nước ta khá nhiều và có chiều hướng ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Ly hôn ở một mức độ nhất định, xét về khía cạnh xã hội cũng có mặt tích cực đó là ly hôn có thể giúp giải phóng vợ/chồng khỏi tình trạng xung đột, bạo lực trong gia đình. Tuy nhiên, ly hôn cũng có những mặt tiêu cực của nó mà biểu hiện rõ nét nhất đó là ảnh hưởng đến tâm lý của con cái, nhất là trẻ em. Có thể nói, sau khi cha mẹ ly hôn, con cái là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Chưa kể đến việc sau khi ly hôn, cha mẹ tái hôn, trong những trường hợp như thế trẻ em lại càng dễ bị tổn thương, mất mát nhiều hơn khi phải chịu cảnh sống chung không hoà hợp với mẹ kế/cha dượng.

Ly hôn ở Vĩnh Long

Vĩnh Long cũng được xem là nơi đã và đang báo động về vấn đề ly hôn. Nhìn chung, trong những năm gần đây, số vụ ly hôn ở Vĩnh Long gia tăng (Bảng 1).

Bảng 1. Số vụ ly hôn ở Vĩnh Long, 2015-2018


Cụ thể nếu như năm 2015, Toà án nhân dân hai cấp của tỉnh Vĩnh Long đã thụ lý được 5.896 vụ thì số vụ án ly hôn là 2.954, chiếm tỷ lệ 50,01%. Năm 2016, án ly hôn là 3.431/6.814 (vụ), chiếm tỷ lệ 50,3%. Năm 2017, án ly hôn là 3.897/7.673 (vụ), chiếm tỷ lệ 50,7%. Tương tự, năm 2018, Toà án nhân dân hai cấp của tỉnh Vĩnh Long đã thụ lý được 8.033 vụ, thì số vụ án ly hôn là 4.086 vụ, chiếm tỷ lệ 50,9%. Ly hôn ở Vĩnh Long không những tăng mà đối tượng ly hôn cũng đa dạng về trình độ học vấn, nghề nghiêp, địa vị xã hội.

Trong những người có nhu cầu ly hôn, những người có trình độ, học vấn cao cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng số các đối tượng ly hôn. Năm 2018, trong số 612 vụ ly hôn được thụ lý, 209 vụ có đối tượng ly hôn là cán bộ, công chức, viên chức (34,1%), tiếp đến là công nhân với 124 vụ (20,2%), các đối tượng khác là 279 vụ, (45,5%). Đặc biệt trong số đối tượng ly hôn là cán bộ, công chức, viên chức thì có cả chính những người công tác trong ngành toà án, làm công tác hoà giải hôn nhân. Trong các vụ án ly hôn, tỷ lệ người đứng đơn là vợ bao giờ cũng cao hơn so với người chồng (Bảng 2).

Bảng 2. Người đứng đơn ly hôn, 2018

Năm

2015

2016

2017

2018

Vợ đứng đơn

2.183

(73,8%)

2.614

(76.1%)

3.007

(77,1%)

3.208

(78,5%)

Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ người vợ đứng đơn bao giờ cũng cao hơn nhiều so với người chồng, thậm chí cao gấp 2-3 lần. Cụ thể, năm 2015, trong số 2.954 vụ án ly hôn, tỷ lệ người vợ đứng đơn 73,8% với 2.183 vụ. Các con số tương ứng của năm 2016, 2017, 2018 là 76,1%; 77,1% và 78,5%. Có thể lý giải một phần nguyên nhân của tình trạng này là sự thay đổi trong quan niệm về hôn nhân. Nếu như trước đây, việc vợ chồng ly hôn là chuyện không tốt, thậm chí là chuyện xấu của cả họ hàng; do vậy, người phụ nữ dù cho cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc, dù sống đau khổ hay bất hạnh họ thường cam chịu và không chủ động ly hôn. Ngày nay, quan niệm và cách nhìn nhận của xã hội có nhiều thay đổi. Với quan niệm tiến bộ hơn trong mối quan hệ hôn nhân và điều kiện kinh tế-xã hội ngày càng phát triển, người phụ nữ ngày nay có điều kiện học tập, nâng cao trình độ, tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động của xã hội, đi làm và có thu nhập; họ không còn phụ thuộc vào kinh tế của chồng hay của gia đình chồng. Đây chính là điều kiện để phụ nữ tự quyết định cuộc sống của họ.

Tuy nhiên, một vấn đề cần được quan tâm là có nhiều cặp vợ chồng ly hôn khi chỉ vừa mới kết hôn. Ở Vĩnh Long, nhiều vụ ly hôn có thời gian kết hôn rất ngắn. Cụ thể, trong năm 2018, có 4.086 vụ ly hôn nhưng 953 vụ ly hôn có thời gian kết hôn dưới 1 năm; 1.404 vụ từ 1-10 năm.

Xem thêm: Xem Phim Matxcova Mùa Thay Lá Tập 3, Matxcova Mùa Thay Lá

Bảng 3. Các vụ ly hôn theo số năm kết hôn, 2018

Thời gian

1-

3-

5-

7-10

>10

Số vụ

953

1.404

666

527

385

151

Ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn kết hôn cho thấy vấn đề ly hôn ở đây có xu hướng ngày càng “trẻ hoá”. Số liệu thống kê cho thấy, vấn đề ly hôn của các gia đình bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là do mâu thuẫn về kinh tế. Năm 2018, trong tổng số 4.086 vụ ly hôn thì đã có 2.198 vụ xuất phát từ mâu thuẫn về kinh tế, chiếm 53,7%. Các cặp vợ chồng sau khi lập gia đình phải tự lo cho mái ấm của mình, điều kiện kinh tế chưa đảm bảo cho cuộc sống riêng hoặc chưa có nghề nghiệp ổn định cùng với đó là sinh con, nên kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, phát sinh mâu thuẫn không thể giải quyết và kết cục là xin ly hôn. Có nhiều gia đình vợ chồng có nghề nghiệp ổn định, điều kiện kinh tế khá giả, nhưng do mải theo làm ăn kinh tế, thiếu quan tâm đến tình cảm vợ chồng, cũng dấn đến ly hôn. Cũng có trường hợp khi người chồng có địa vị và chỗ đứng trong xã hội, hoặc có điều kiện kiếm ra tiền và tự cho mình “cái quyền” làm tùy thích, thiếu quan tâm đến gia đình, vợ con. Sự thiếu thốn tình cảm, vợ chồng nghi kỵ ghen tuông, phát sinh mâu thuẫn dẫn đến ly hôn.

Ngoài vấn đề kinh tế, ly hôn trong các cặp vợ chồng còn xuất phát từ việc vợ hoặc chồng ngoại tình. Năm 2018, Vĩnh Long có 763 vụ ly hôn xuất phát từ nguyên nhân ngoại tình, chiếm 18,6%. Ngày xưa, người phụ nữ luôn coi trọng danh dự, nhân phẩm của mình bằng sự thủy chung son sắc, họ coi ngoại tình là hành vi xấu xa, phản bội và thiếu đạo đức. Nhưng ngày nay, quan niệm trên không còn quá nặng nề.

Bạo lực gia đình cũng là một trong những nguyên nhân làm cho không ít cặp vợ chồng phải chia tay. Cũng trong năm 2018, Vĩnh Long có 601 vụ ly hôn bắt nguồn từ bạo lực, chiếm 14,7%; đặc biệt hầu hết nạn nhân của bạo lực gia đình trong các vụ ly hôn là người vợ. Bạo lực gia đình không những để lại những hậu quả nghiêm trọng cho các thành viên, nhất là đối với phụ nữ mà còn làm hạn chế sự tham gia của họ vào đời sống cộng đồng. Ngoài ra, bạo lực gia đình không chỉ gây hậu quả về thể chất về tâm lý cho bản thân phụ nữ mà với cả trẻ em. Khi bạo lực xảy ra sẽ gây ra nhiều sứt mẻ trong tình cảm. Sự ức chế vàsợ hãi dần dần không thể chịu đựng được nữa và dẫn đến ly hôn.

Ngoài các nguyên nhân trên, vấn đề ly hôn trong các gia đình còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như: mâu thuẫn trong quan hệ mẹ chồng-nàng dâu; cha/mẹ vợ-con rể; sinh con một bề; xung khắc tính nết, không tìm được điểm chung…Năm 2018, Vĩnh Long có 524 vụ ly hôn xuất phát từ những nguyên nhân này, chiếm 12,8%.

Như vậy, phải thấy rằng trong những năm gần đây, cùng với những thay đổi về kinh tế-xã hội, quan hệ hôn nhân và gia đình cũng theo đó mà có những thay đổi theo hướng gia tăng, trẻ hóa độ tuổi ly hôn. Hậu quả của việc ly hôn là làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng xấu đến con cái cũng như nhiều hậu quả khác cho xã hội. Do vậy, ly hôn không chỉ là vấn đề riêng của mỗi gia đình mà là vấn đề cần phải quan tâm của cả xã hội. Để có thể từng bước hạn chế tình trạng ly hôn đang ngày càng gia tăng như hiện nay, trong thời gian tới cần chú ý thực hiện một số những nội dung sau:

- Nâng cao nhận thức của các cặp vợ chồng về vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình đối với việc xây dựng gia đình, biết yêu thương, lắng nghe và chia sẻ, tôn trọng, nhường nhịn nhau trong quan hệ vợ chồng. Mỗi người nên tự điều chỉnh, bỏ cái tôi, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Khi có mâu thuẫn, xung đột xảy ra cần bình tĩnh, khéo léo giải quyết các vấn đề. Nói không với những tệ nạn xã hội, sống thủy chung. Điều quan trọng nhất là phải biết nghĩ về con cái, tôn trọng những giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam.

- Nâng cao chất lượng giáo dục gia đình cũng như giáo dục nhà trường và xã hội đối với giới trẻ; trong đó đặc biệt chú trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách để nâng cao nhận thức, hiểu biết về Luật Hôn nhân và Gia đình; tập huấn các kỹ năng về giới cho giới trẻ giúp họ chuẩn bị tốt về mọi mặt trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân gia đình, nhất là các kỹ năng sống, ứng xử, giải quyết mâu thuẫn, khả năng kìm chế.

- Lồng ghép, và tổ chức truyên truyền pháp luật về hôn nhân gia đình, vai trò của gia đình thông qua các cuộc họp tổ dân phố, họp công đoàn, sinh hoạt chi bộ, họp phụ nữ, thường xuyên mở các cuộc thi về chủ đề hạnh phúc gia đình để gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình; đồng thời trang bị thêm các kiến thức về pháp luật và xã hội để mọi người nhận thức được vai trò của gia đình để cùng nhau giữ xây dựng gia đình hạnh phúc.

- Đẩy mạnh vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ trong công tác hoà giải ngay từ cơ sở, giải quyết những mâu thuẫn ngay khi mâu thuẫn mới phát sinh.

- Ngành toà án cần phải đưa ra chỉ tiêu cụ thể về tỷ lệ hoà giải thành công trong việc giải quyết án ly hôn, góp phần hạn chế tình trạng ly hôn gia tăng.