Tỷ lệ lạm phát Việt Nam qua các năm trong giai đoạn 2010 – 2020 có sự thay đổi mạnh mẽ từ lạm phát 2 con số trong năm 2011 xuống lạm phát 1 con số và giữ ổn định ở mức 4% trong giai đoạn 2016 – 2020.

Sau bài thống kế dưới đây, bạn sẽ nắm được những thông tin như:

– Lạm phát là gì? Lạm phát cơ bản là gì?

– Thống kê tỷ lệ lạm phát của Việt Nam qua các năm thông qua chỉ số CPI

– Biểu đồ lạm phát Việt Nam qua các năm trong giai đoạn 2010 đến 2020.

– Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010-2011


Lạm Phát Là Gì? 

Lạm phát là hiện tượng mức giá trung bình của nền kinh tế gia tăng theo thời gian.

Lạm Phát làm suy giảm sức mua của đồng tiền, tức cùng một số lượng hàng hóa, dịch cụ chúng ta phải mua với số tiền lớn hơn nhiều so với trước khi có lạm phát.

Lạm phát cơ bản là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi mức giá chung có tính dài hạn, sau khi đã loại trừ những thay đổi có tính chất ngẫu nhiên, tạm thời của chỉ số giá tiêu dùng.

Lạm phát cơ bản được tính bằng chỉ số giá tiêu dùng loại trừ đi các nhóm hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng và các mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục.

Lạm phát được thể hiện qua chỉ số lạm phát, trên thực tế là Chỉ số giá tiêu dùng CPI hoặc chỉ số điều chỉnh GDP – GDP Deflator.

Ngược lại với lạm phát là giảm phát, là hiện tượng mức giá chung giảm xuống theo thời gian.

Tỷ lệ lạm phát thường được tính toán dựa trên các chỉ số: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Chỉ số điều chỉnh GDP, Chỉ số giá sản xuất (PPI), … trong đó Chỉ số CPI là thước đo chính của lạm phát.

Tỷ Lệ Lạm Phát Việt Nam Qua Các Năm Giai Đoạn 2010 – 2020

Bảng dưới đây thống kê chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020.


Bảng 1: Chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát cơ bản bình quân năm.(Năm trước = 100, Đơn vị tính: %)

*
Chỉ Số CPI Của Việt Nam Giai Đoạn 2010 – 2020

Nguồn Số Liệu: Tổng Cục Thống Kê

Các Chỉ số giá tiêu dùng được liệt kê trong bảng trên là chỉ số giá tiêu dùng bình quân của năm sau so với năm trước, chỉ số giá tiêu dùng của năm trước =100.

Mà tỷ lệ lạm phát (năm) là sự thay đổi của chỉ số CPI bình quân năm (áp dụng công thức tính tỷ lệ lạm phát) nên suy ra tỷ lệ lạm phát của các năm giai đoạn 2010 – 2020 bằng chỉ số giá tiêu dùng năm sau trừ đi 100.

Ví dụ như năm 2020 có chỉ số giá tiêu dùng là 103.23 thì tỷ lệ lạm phát sẽ là 3.23%.

Tương tự cho các năm còn lại, chúng ta có tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 như sau:

Thống Kê Lạm Phát Ở Việt Nam Qua Các Năm Giai Đoạn 2010 – 2020 (Đơn vị: %)

NămTỷ Lệ Lạm Phát (%)NămTỷ Lệ Lạm Phát (%) 
20109.1920162.66
201118.5820173.53
20129.2120183.54
20136.6020192.79
20144.0920203.23
20150.63

Biểu Đồ Lạm Phát Việt Nam Qua Các Năm Giai Đoạn 2010 -2020

Từ bảng thống kê tỷ lệ lạm phát qua các năm ở trên, chúng ta có biểu đồ lạm phát của Việt Nam qua các năm trong giai đoạn 2010 – 2020 như sau:

*
Biểu Đồ Lạm Phát Của Việt Nam Qua Các Năm Trong Giai Đoạn 2010 – 2020

Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê


Năm 2011 có tỷ lệ lạm phát là 18.58%, cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2020 và cao thứ 2 (chỉ sau năm 2008) trong giai đoạn 2000 – 2020.

Trong giai đoạn 2011 – 2015, nhờ việc áp dụng đồng bộ các chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt, đồng thời thúc đẩy việc sản xuất, gia tăng hàng xuất khẩu và kiểm soát nhập siêu,… lạm phát có xu hướng giảm và đạt mức thấp kỷ lục 0.63% vào năm 2015.

Trong giai đoạn từ năm 2016 – 2020 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn được giữ ổn định ở mức 4%.

Nguyên Nhân Tỷ Lệ Lạm Phát Ở Việt Nam Tăng Cao Trong Giai Đoạn 2010 – 2011

Có 04 nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ lạm phát tăng cao ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2011. (Năm 2009, tỷ lệ lạm phát là 6.88%, năm 2010 có tỷ lệ là 9.19% và năm 2011 là 18.58%)

– Chênh Lệch Giữa Sản Lượng Thực Và Sản Lượng Tiềm Năng

Mỗi một nền kinh tế đều có một sản lượng tiềm năng nhất định (Có thể thay đổi theo từng thời kỳ). Thông thường, sản lượng thực sẽ “đuổi theo” và gia tăng sao cho bằng với sản lượng tiềm năng.

Nhưng vì một lý do nào đó thúc đẩy tổng cầu tăng nhanh thái quá, khiến cho sản lượng thực được sản xuất ra cao hơn sản lượng tiềm năng và gây ra lạm phát. Tức đường tổng cầu AD dịch chuyển sang phải đẩy giá P lên cao (Lạm phát cầu kéo).


Kể từ năm 2004, sản lượng thực của nước ta đều có xu hướng tăng nhanh và vượt qua sản lượng tiềm năng. Việc này chỉ bị kiềm chế vào năm 2009 sau khi nước ta chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Nhưng sau đó đến năm 2010 thì sản lượng thực lại bắt đầu tăng nhanh vượt qua sản lượng tiềm năng và gây ra lạm phát.

– Chi Tiêu Chính Phủ

Đây cũng là một dạng của lạm phát cầu kéo. Trong giai đoạn từ 2001 – 2010 chi tiêu Chính Phủ có tốc độ tăng cao từ mức 24.4% GDP (2001) đến 33.4% GDP (2005), 37.2% GDP (2007). Trong các năm sau đó từ 2008 – 2010 tuy có suy giảm nhưng vẫn ở mức cao bởi vì tổng thu ngân sách của chính phủ vẫn ở mức thấp.

– Tiền Tệ

Trong giai đoạn từ 2005 – 2010, tốc độ tăng trưởng cung tiền và dư nợ tín dụng của nước ta luôn ở mức cao, tính bình quân là 30%/năm. (Tức lạm phát do cung tiền, bạn có thể xem nguyên nhân này trong bài viết về các nguyên nhân lạm phát).

– Nhập Khẩu Lạm Phát Từ Nước Ngoài

Trong những hàng hóa nước ta nhập khẩu về thì nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ việc sản xuất chiếm trên 87%. Khi giá cả các nguyên vật liệu này trên thế giới biến động thì sẽ có ảnh hưởng đến giá cả của hàng hóa trong nước (một dạng của lạm phát chi phí đẩy).

*Lưu ý: Các số liệu lạm phát trong bài viết đều được tính dựa trên cách tính mới của Tổng cục thống kê. Ví dụ, cách tính mới cho tỷ lệ lạm phát năm 2010 là 9.19%, nhưng cách tính cũ cho kết quả là 11.75%. Do đó bạn có thể an tâm sử dụng số liệu trong bài viết này.

*Nguồn tham khảo: Tổng cục thống kê (GSO) và Ngân hàng TW (SBV).

Gửi Tiết Kiệm Chỉ Từ 30k Nhận Lãi Suất Đỉnh Cao Với Savy Tpbank


Chính Sách Tiền Tệ Là Gì? Các Công Cụ Của Chính Sách Tiền Tệ

Kết Luận

Tỷ lệ lạm phát một trong những Chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng. Nhờ việc theo dõi và thống kê tỷ lệ lạm phát mà chúng ta có thể biết được tình hình nền kinh tế và có chính sách phản ứng phù hợp để đảm bảo ổn định nền kinh tế vĩ mô.

Hy vọng sau bài viết bạn đã nắm được tỷ lệ lạm phát việt nam qua các năm thông qua chỉ số CPI, biểu đồ lạm phát việt nam trong giai đoạn 2010 -2020 và từ đó có thể áp dụng vào việc học tập và công việc của mình.