Bạn thấy mình có đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp và bạn muốn nộp hồ sơ để có thể giải quyết chế độ này ở quận Gò Vấp – thành phố Hồ Chí Minh nhưng lại không biết phải nộp hồ sơ ở đâu? Thủ tục hưởng như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Tuệ An sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất về “Thông tin địa chỉ trung tâm dịch vụ việc làm quận Gò Vấp – thành phố Hồ Chí Minh“.

Cơ sở pháp lý

Nghị định số 196/2013/NĐ-CP Quy định thành lập và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm.Nghị định 61/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29 tháng 5 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệpNghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp

Địa chỉ trung tâm dịch vụ việc làm quận Gò Vấp – thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay tại quận Gò Vấp chưa có văn phòng đại diện hay chi nhánh của Trung tâm dịch vụ việc làm thành phố Hồ Chí Minh đặt tại đây. Khi có nhu cầu giải quyết các chế độ liên quan tới bảo hiểm thất nghiệp hay cần tìm kiếm, giới thiệu việc làm thì người lao động có thể liên hệ tới một trong các địa chỉ sau:

Điện thoại: 028 35147186

Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp quận 4:

Điện thoại: 02839415841

Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp quận 6:

Điện thoại: 028 39600050

Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp quận 9:

Điện thoại: 028 37431371

Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp quận 12:

Điện thoại: 028 37153288

Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp quận Tân Bình:

Điện thoại: 028 38426154

Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Củ Chi:

Điện thoại: 02837975424

*
Trung tâm dịch vụ việc làm quận Gò Vấp – thành phố Hồ Chí Minh

Ý nghĩa của trợ cấp thất nghiệp

Dưới góc độ pháp lý, chế độ bảo hiểm thất nghiệp là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định việc đóng góp và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp, chi trả trợ cấp thất nghiệp để bù đắp thu nhập cho người lao động bị mất việc làm và thực hiện các biện pháp đưa người thất nghiệp trở lại làm việc.

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp là chính sách mới và là một trong những chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, là công cụ quản trị thị trường lao động, là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, nhưng quan trọng hơn là tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm cho người lao động.

Bảo hiểm thất nghiệp có ý nghĩa rất thiết thực trong cuộc sống, ta có thể nêu lên một vài ý nghĩa cụ thể của trợ cấp thất nghiệp như sau:

Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ là công cụ giải quyết vấn đề thất nghiệp trong xã hội mà còn là chính sách giúp ổn định xã hội một cách tốt nhất.Bảo hiểm thất nghiệp có chức năng bảo vệ, bù đắp những tổn thất về mặt tài chính cho người lao động và giúp họ có khả năng cũng như cơ hội quay lại thị trường làm việc.Bảo hiểm này thất nghiệp còn có chức năng khuyến khích giúp hạn chế sự ỷ lại của người lao động, khuyến khích họ chăm chỉ làm việc, sẵn sàng làm việc.Sau những lợi ích trên thì bảo hiểm thất nghiệp vừa đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, vừa đóng vai trò tối ưu đối với Nhà nước trong việc giải quyết những vấn đề xã hội.Nhờ có bảo hiểm lao động, khi người lao động bị mất việc, chủ doanh nghiệp không phải mất phí trợ cấp mất việc làm cho người lao động nên họ sẽ sử dụng nguồn lao động thoải mái hơn, tạo động lực phát triển sản xuất.Cũng nhờ có bảo hiểm thất nghiệp mà gánh nặng ngân sách của Nhà nước khi có thất nghiệp xảy ra được giảm bớt

Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

Chuẩn bị hồ sơ

Để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động cần phải chuẩn bị hồ sơ làm trợ cấp thất nghiệp. Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29 tháng 5 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp và Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP về hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

Thứ nhất, sổ bảo hiểm xã hội (bản gốc và đã được chốt thời gian tham gia trong sổ bảo hiểm xã hội).

Thứ hai, đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Đơn này người lao động có thể lấy mẫu tại trung tâm giới thiệu việc làm hoặc tải mẫu trên Internet.

Thứ ba, bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;Quyết định thôi việc;Quyết định sa thải;Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng lao động đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động;Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã;Trường hợp người lao động không có các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động do đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật và người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền thì thực hiện theo quy trình sau:

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh gửi văn bản yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư xác nhận đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.

Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế, cơ quan công an, chính quyền địa phương nơi đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở chính thực hiện xác minh nội dung đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.

Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản trả lời cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh về nội dung đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu xác nhận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của hợp đồng đó.

Ngoài ra, khi đến nộp hồ sơ đăng ký bảo hiểm thất nghiệp người lao động cần chuẩn bị bản sao có công chứng/ chứng thực của chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân và bản gốc để đối chiếu thông tin.

Nộp hồ sơ

Khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết khi làm bảo hiểm thất nghiệp, người lao động nộp các giấy tờ đó đến trung tâm dịch vụ việc làm ở địa phương nơi người lao động muốn hưởng để được giải quyết.

Theo quy định tại Điều 46 Luật Việc làm năm 2013, người lao động phải nộp hồ sơ trong khoảng thời gian 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Quá thời hạn trên thì dù có đủ điều kiện và hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động cũng sẽ không được giải quyết trợ cấp thất nghiệp nữa mà khoảng thời gian này sẽ được bảo lưu và cộng dồn để tính mức hưởng cho đến lần tiếp theo khi người lao động có đủ điều kiện.

Giải quyết hồ sơ và trả kết quả

Sau khi nhận đủ hồ sơ giấy tờ cần thiết để làm bảo hiểm thất nghiệp, thì trong thời hạn 20 ngày làm việc, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, xác định mức thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp và trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét quyết định. Trường hợp hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp gửi theo đường bưu điện thì ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyển đến ghi trên dấu bưu điện.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp được mà người lao động chưa tìm được việc làm thì Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người lao động nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp sau khi trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện xác nhận về việc đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động vào sổ bảo hiểm xã hội và chụp sổ bảo hiểm xã hội để lưu hồ sơ.

Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động; 01 bản đến người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ việc làm phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là tư vấn của Luật Tuệ An về vấn đề “Thông tin địa chỉ trung tâm dịch vụ việc làm quận Gò Vấp – thành phố Hồ Chí Minh” Nếu còn vướng mắc; chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ ngay Luật sư tư vấn lao động và bảo hiểm. Luật sư uy tín, chuyên nghiệp – tư vấn miễn phí 1900.4580 nhấn phím số 4

Mọi khó khăn trong các vấn đề pháp lý hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp miễn phí 24/7 mọi lúc mọi nơi. Tổng đài tư vấn miễn phí:1900.4580.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết khác về bảo hiểm thất nghiệp tại đây: