Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thành Tâm - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế hocketoanthue.edu.vn Đà Nẵng.


Thói quen đại tiện của trẻ bao gồm số lần đại tiện, thời điểm đại tiện và tính chất phân trẻ sơ sinh là những đặc điểm phản ánh sức khỏe của trẻ. Các bà mẹ nên có thói quen quan sát màu sắc, ghi nhớ tính chất phân trẻ sơ sinh qua từng ngày để kịp thời phát hiện những bất thường.


Sau khi chào đời, trẻ sơ sinh sẽ thải ra phân su. Đây là chất thải được hình thành ngay từ trong bào thai, bao gồm các thành phần như dịch ối, và chất nhầy. Phân su khá dai và dẻo, có màu xanh lá cây hơi ngả đen. Trẻ sơ sinh bình thường sẽ thải phân su trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, hoặc thậm chí ngay khi vừa mới sinh ra.

Số lần đại tiện bình thường ở trẻ sơ sinh không được xác định cụ thể bằng một con số. Khi được cho bú mẹ hoàn toàn, trẻ sơ sinh có thể đại tiện ít nhất 4 lần một ngày hoặc có thể khoảng 4 đến 5 ngày đại tiện 1 lần. Số lần đại tiện có thể biến thiên giữa các trẻ nhưng phân trẻ sơ sinh khỏe mạnh cần có màu vàng và mềm, trẻ tăng cân đều qua các tháng.

Với các trẻ lớn hơn hoặc được bú sữa công thức, số lần đại tiện cần đạt được ở mức đều đặn hằng ngày để hạn chế tình trạng táo bón. Nếu phân trẻ sơ sinh trở nên cứng và trẻ thường xuyên khóc thét khi đại tiện, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám.


2. Sự khác biệt giữa phân trẻ sơ sinh khi được bú sữa mẹ và bú sữa công thức


Sữa mẹ được xem là một thực phẩm tốt cho sức khỏe và hệ đường ruột của trẻ. Tác dụng nhuận tràng của sữa mẹ giúp tăng thải lượng phân su. Sau đó, phân trẻ sơ sinh dần có màu sáng hơn, chuyển sang màu vàng, phân lỏng hoặc sệt có kèm theo các hạt phân bón cục sẩn. Số lần đại tiện trong những ngày đầu khoảng 4 đến 6 lần mỗi ngày, về sau có thể ít hơn do hệ tiêu hóa của trẻ dần thích nghi và hoạt động ở mức độ ổn định.

Với những trẻ được nuôi bằng sữa công thức, phân sẽ có kết cấu đặc hơn, không có màu vàng tươi như trẻ bú sữa mẹ mà thường nhạt hơn hoặc ngả nâu. Cho trẻ bú sữa công thức sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón vì đường ruột của trẻ không tiêu hóa được hết các thành phần có trong sữa. Trẻ thường đi cầu một lần mỗi ngày khi sử dụng sữa công thức. Khi chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức, các bà mẹ nên tiến hành từ từ để hệ tiêu hóa của trẻ thích nghi dần. Điều này sẽ hạn chế được tình trạng táo bón do sữa công thức gây ra.

Phân trẻ sơ sinh sẽ dần có nhiều thay đổi khi trẻ được thay đổi chế độ ăn, bổ sung thức ăn dặm hoặc gặp phải các vấn đề sức khỏe khác. Các dạng thức ăn đặc thường khiến phân của trẻ trở nên đặc hơn và có khuôn. Phân trẻ sơ sinh sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ các loại thức ăn mà trẻ ăn vào. Ví dụ phân sẽ chuyển sang màu cam nếu trẻ ăn nhiều cà rốt. Một số loại thực phẩm nếu không được tiêu hóa hoàn toàn sẽ thải ra nguyên vẹn theo phân. Các đặc điểm này sẽ biến mất khi trẻ lớn hơn với một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Theo dõi tính chất phân qua từng ngày để hiểu được trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường là việc làm cần thiết.


Sữa công thức
Cho trẻ bú sữa công thức sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón

3. Phân trẻ sơ sinh như thế nào là bất thường?


Trong quá trình phát triển, trẻ sơ sinh sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau cũng như đối diện với nhiều bệnh lý. Phân trẻ sơ sinh vì thế cũng sẽ mang nhiều đặc điểm đa dạng, phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ. Một số các đặc điểm bất thường của phân trẻ sơ sinh mà bố mẹ cần nhận biết bao gồm:

Phân tiêu chảy

Dấu hiệu nhận dạng bệnh lý tiêu chảy bao gồm kết cấu phân rất lỏng, số lần đại tiện trong ngày tăng nhiều, có thể có máu trong phân và tổng trạng của trẻ thường suy kiệt, ốm yếu. Trẻ bú sữa công thức có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn cao hơn những trẻ bú mẹ vì sữa mẹ chứa nhiều kháng thể bảo vệ bé khỏi những vi sinh vật gây bệnh.

Khi cho trẻ bú bình, bố mẹ cần lưu ý vệ sinh bình bù và các dụng cụ đi kèm để hạn chế lây nhiễm các mầm bệnh. Trẻ bị tiêu chảy cấp nên được mang đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị, tránh những biến chứng nặng nề về sau.

Phân táo bón

Ngược lại với tiêu chảy, những trẻ bị táo bón sẽ có phân khô, cứng, kích thước nhỏ hoặc to tùy từng trường hợp. Trẻ thường phải rặn nhiều và khóc thét khi đại tiện do phân khô cứng gây tổn thương niêm mạc hậu môn, đôi khi có máu dính ngoài phân.

Trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ thường ít có nguy cơ mắc bệnh táo bón hơn vì sữa mẹ có tính chất nhuận tràng, giúp phân mềm hơn. Lựa chọn nuôi con bằng sữa bột hay sữa công thức có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện táo bón. Để phòng ngừa táo bón ở trẻ, các mẹ nên tuân thủ đúng công thức pha sữa đã được hướng dẫn, sử dụng đủ lượng nước cần thiết để hòa tan hết lượng sữa bột. Tăng cường bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn, massage vùng bụng hoặc luyện tập tư thế đạp xe có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón.

Tuy nhiên có nhiều bệnh lý có thể dẫn đến táo bón, nếu tình trạng sức khỏe của bé không cải thiện khi thay đổi chế độ ăn và chế độ sinh hoạt, bố mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế.


Nuôi con bằng sữa mẹ
Trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ thường ít có nguy cơ mắc bệnh táo bón
Phân nhạt màu

Khi phân của trẻ nhạt màu kèm theo biểu hiện vàng da, vàng mắt, rất có thể trẻ đang mắc phải tình trạng tắc mật. Trẻ nên được đi khám tại các bác sĩ chuyên khoa vì đây là những biểu hiện của bệnh lý tại gan và đường mật. Phát hiện và chẩn đoán sớm khi bệnh chưa gây ra biến chứng khiến việc điều trị đạt được nhiều hiệu quả hơn.

Phân có máu

Máu trong phân có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, phổ biến nhất là táo bón. Do nứt kẽ hậu môn, các mạch máu nhỏ xung quanh bị vỡ khiến máu tươi dính quanh phân. Ngoài ra, phân có máu còn có thể là biểu hiện của các bệnh lý nhiễm trùng. Khi phân trẻ có máu bố mẹ không nên chủ quan và cần đưa trẻ đến khám ngay tại các cơ sở y tế.

Để hạn chế việc trẻ nhỏ mắc phải các bệnh lý đường tiêu hoá, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Hãy thường xuyên truy cập website hocketoanthue.edu.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.