Nói tới vị hòa thượng tự thiêu vì đạo, người ta nghĩ ngay tới Bồ Tát Thích Quảng Đức. Cho đến ngày hôm nay, sự kiện tự thiêu của của Ngài cùng sự kỳ bí về trái tim thiêu 2 lần không cháy vẫn nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về tiểu sử cũng như sự kiện tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức.

Tiểu sử Bồ tát Thích Quảng Đức

Bồ tát Thích Quảng Đức là hòa thượng thuộc phái Đại Thừa. Vào năm 1963, ngài đã tự thiêu vì đạo, phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Dưới đây là thông tin tiểu sử chi tiết về Ngài.

Thời kỳ thiếu niên

Ngài sinh năm 1897 tại tỉnh Khánh Hòa. Hòa thượng Thích Quảng Đức có Pháp hiệu là Quảng đức. Vào năm 7 tuổi, ngài xuất gia học đạo. Năm 15 tuổi thọ giới Sa Di, thọ giới Tỳ Kheo vào năm 20 tuổi. 3 năm sau thọ giới, Hòa thượng Thích Quảng Đức tu tại núi Ninh Hòa. Về sau, ngài chuyên tu hạnh Đầu Đà, một mình hóa đạo khắp mọi nơi. Sau về nhập thất tại chùa Thiên Ân tại Nha Trang.


*
Chân dung của Bồ Tát Thích Quảng Đức

Thời kỳ trung niên

Năm 1932, Ngài được thỉnh làm Chứng Minh Đạo cho Chi hội An Nam Phật Học thuộc tỉnh nhà. Cùng với đó là chức Kiểm Tăng tại Giáo Hội Tăng Già Trung Việt. Ngài đã kiến tạo, trùng tu được 14 ngôi chùa trong thời gian hành đạo tại dọc mảnh đất miền Trung.

Ngài bắt đầu đi hóa đạo trong miền Nam từ năm 1943. Điển hình như Sài Gòn, Bà Rịa, Nam Vang,…. Ngài cũng dành 3 năm để nghiên cứu kinh điển chữ Pali. Suốt 20 năm hành đạo tại miền Nam, Hòa thượng Thích Quảng Đức đã khai sơn, trùng tu 17 ngôi chùa. Ngôi chùa Ngài thường ở là Long Vĩnh. Chính vì vậy mà người đời thường gọi Ngài với tên gắn với ngôi chùa này – Hòa thượng Long Vĩnh.

Hòa thượng Thích Quảng Đức thời kỳ lão thành

Vào năm 1953, ngài được mời nhậm chức Trưởng Ban Nghi Lễ của Giáo Hội Tăng Già Nam Việt. Bên cạnh đó, với lời thỉnh cầu của Hội Phật Học Nam Việt, ngài giữ chức chủ trì của chùa Phước Hòa. 10 năm sau đó, chứng kiến sự đàn áp của Chính quyền Ngô Đình Diệm với Phật Giáo, Ngài đã tự thiêu vì đạo.

Thời kỳ sắp viên tịch

Khi đoàn đi tới ngã 4 đường Phan Đình Phùng, Bồ tát Thích Quảng Đức bước từ trên xe xuống. Ngài ngồi tại ngã tư, tự châm lửa đốt mình. Khi lửa bùng cháy, Ngài vẫn ngồi trong tư thế kiết già lưng thẳng. Khi lửa bắt đầu hạ ngọn, Ngài gật đầu 3 lần để thay lời vĩnh biệt. Sau đó thân hình ngài ngã ngửa xuống.


*
Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu vì đạo

Sự kiện Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu vì đạo

Ở thời kỳ đấu tranh này, rất nhiều tu sĩ Phật giáo đã tự thiêu. Trong tác phẩm Việt Nam Phật Giáo có ghi rằng, Hòa thượng Thích Quảng Đức đã viết và gửi cho Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc 1 lá thư. Nội dung chính của thư là tình nguyện tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo.

Tuy nhiên, khi nhận được thư thì Giáo hội không đồng tình. Theo một số tài liệu khác thì những chư tăng tại Chùa Ấn Quang sau khi họp đã thống nhất và quyết định để Ngài lãnh sứ mệnh này.

Vào ngày 10/6, phát ngôn viên giới Phật tử đã tiết lộ cho báo về một sự kiện quan trọng sắp xảy ra. Lời nhắn này không được các nhà báo Mỹ chú ý tới. Ngoại trừ phóng viên của New York Times và đại diện của hãng thông tấn AP tại Sài Gòn.


*
2 Hòa thượng đổ xăng lên người Hòa thượng Thích Quảng Đức

Trước đó đã có nhà sư định tiến hành tự thiêu. Tuy nhiên, người thực hiện cuối cùng là Hòa thượng Thích Quảng Đức. Sự kiện này xảy ra ở ngã tư Phan Đình Phùng và phố Lê Văn Duyệt. Khi đoàn tăng ni đang diễu hành, Ngài cùng 2 người nữa bước xuống từ một chiếc xe ô tô. Trong 2 người này, một người đặt nệm xuống đường, người còn lại lấy bình xăng 5 gallon từ xe xuống.

Đoàn diễu hành tạo thành vòng tròn xung quanh khi Ngài đang ngồi thiền. Lúc này, 2 nhà sư đổ xăng lên đầu Ngài. Trong khi đó, Bồ tát Thích Quảng Đức bắt đầu niệm trước khi tự châm lửa đốt mình.

Trái tim xá lợi của Bồ Tát Thích Quảng Đức

Điều ly kỳ về sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu chính là trái tim của Ngài không hề cháy. Về sau, trái tim bất diệt này được đặt trên cốc thủy tinh tại ngôi chùa Xá Lợi. Giới Phật tử tin rằng đây là điều thiêng liêng, với sự hy sinh, cùng lòng trắc ẩn của Ngài, Hòa thượng Thích Quảng Đức đã được suy tôn thành một vị Bồ tát.


*
Trái tim xá lợi bất diệt của bồ tát Thích Quảng Đức

Ngày 21/8, lực lượng của Quân lực VNCH đã tràn vào chùa Xá Lợi cùng nhiều ngôi chùa khác. Chúng định cướp bình tro của ngài. Tuy nhiên, 2 nhà sư đã mang theo bình tro của Bồ tát trốn thoát kịp thời. Thế nhưng trái tim của Bồ tát đã bị bọn lính lấy được. Có nhiều người cho rằng trái tim mà đội quân của Nhu lấy đi là trái tim giả.

Tại nơi Bồ tát tự thiêu, có nhiều nghi vấn rằng đây có phải là sự sắp đặt hay hoàn toàn ngẫu nhiên. Nhân viên của ĐSQ Campuchia cho rằng việc lựa chọn địa chỉ này mang ý nghĩa thể hiện tinh thần đoàn kết giữa VNCH và Chính phủ Campuchia.

Ngày 22/5, Hoàng thân của Campuchia đã buộc tội Diệm đàn áp, bạc đãi người Việt cũng như Phật tử thiểu số người Khmer. Tờ báo ra ngày 9/6 khẳng định những nhà sư Campuchia đứng về phía Phật giáo.

Ngân hàng trả lại trái tim xá lợi

Theo chia sẻ của Hòa Thượng Thích Giác Toàn thì trước năm 1975, trái tim của Bồ tát Thích Quảng Đức được quản lý tại Viện Hóa đạo giáo Hội PGVN. Lúc đó, thủ quỷ của Viện Hóa đạo đã ký gửi trái tim của Bồ tát cho Ngân Hàng Pháp Quốc. Sau năm 1975, nhà nước tiếp quản ngân hàng. Trong đó có cả trái tim xá lợi. Hòa thượng Thích Giác Toàn cho biết thêm rằng, vào Ngân hàng đã từng mời GHPGVN tới để trao trả lại trái tim xá lợi.


*
Trái tim xá lợi được chuyển về Việt Nam Quốc Tự

Tại buổi ký gửi đó có nhiều hòa thượng. Tuy nhiên đa phần đã viên tịch, chỉ còn Hòa thượng Thích Giác Toàn. Ông cũng nói rằng, trái tim xá lợi của Bồ Tát là có thực. Tới năm 2017, trái tim của Bồ tát đã được chuyển về Việt Nam Quốc Tự.

Trái tim bất diệt của Bồ tát chính là ngọc xá lợi. Trái tim này không phải bằng xương bằng thịt bình thường mà trái tim từ bi, bác ái, chứa đựng những giá trị tâm linh và tinh thần bất diệt.


*
Chiêm bái tôn tượng Bồ-tát Thích Quảng Đức trong bảo tháp tại Việt Nam Quốc Tự

Hy vọng những thông tin về Bồ Tát Thích Quảng Đức trên đây đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về sự kiện tự thiêu cũng như sự kỳ bí của Trái tim bất diệt. Chắc chắn rằng trái tim từ bi cùng sự hy sinh của Bồ Tát sẽ mãi mãi trường tồn.