Việc kinh doanh của quán diễn ra thuận lợi hay không phụ thuộc một phần vào thái độ phục vụ, khả năng làm việc của nhân viên. Để chuẩn bị cho hoạt động kinh doanh của quán hiệu quả. Quán cafe của bạn cần có một đội ngũ nhân viên làm việc chăm chỉ, có tinh thần trách nhiệm.

Đào tạo và tuyển dụng nhân viên bao giờ cũng là một trong những công việc quan trọng nhấttronghoạt động kinh doanh F&B (quán cafe, nhà hàng, quán ăn, trà sữa...). Hãy cùng hocketoanthue.edu.vn điểm qua một số kinh nghiệm để công việc tuyển dụng của bạn được tốt hơn.


Mục lục bài viết


1. Người quản lý

Người quản lý là người có vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong quán cafe. Vị trí này đòi hỏi người quản lý phải có nhiều kỹ năng: khả năng lãnh đạo, ăn nói trước đám đông, có sự nhiệt tình, tận tâm,có khả năng nắm bắt từng chi tiết, phải có kinh nghiệm, có khả năng ăn nói, giao tiếp đồng thời có mối quan hệ với các nhà cung cấp thực phẩm.

*

Người quản lý có vai trò cực kỳ quan trọng trong quán cafe. Phải lựa chọn những ngườicó:

Kinh nghiệm trong việc quản lý quán cafe. Có khả năng lãnh đạo. Khả năng giám sát nhân viên và giải quyết những xung đột của nhân viên (nếu có).-Có khả năng giao tiếp, có nhiều mối quan hệ với những nơi cung cấp nguyên vật liệu. Thật thà trung thực, nhiệt tình với công việc quản lý quán cafe

Để tuyển dụng nhà quản lý chất lượng, bạn phải trả cho họ mức lương hấp dẫn.Nếu bạn không thể đưa ra mức lương cao, bạn có thể thỏa thuận để chia lợi nhuận. Đây là một cách tuyệt vời để thuê được những ngườiquản lý giỏi và thúc đẩy họ góp sức xây dựng và phát triểnhoạt động kinh doanh quán cafe của bạn.

2. Đầu bếp

Nghề đầu bếp là công việc đòi hỏi sức khỏe tốt, sự kiên trì, lòng đam mê và tinh thân yêu nghề thì mới có thể gắn bó lâu dài được. Không phải ai cũng có đầy đủ phẩm chất và kỹ năng cần thiết để theo đuổi nghề này, một số phẩm chất và kỹ năng cần thiết của nghề đầu bếp. Dưới đây là những yêu cầu nên có khi bạn tuyển dụng một đầu bếp giỏi cho quán ăn, nhà hàng của mình

• Kiến thứcNghề đầu bếp không chỉ làm các công việc như chế biến, nấu nướng, mà còn có hàng trăm công việc khác như lên thực đơn, chế biến, hướng dẫn khách hàng cách ăn uống,... Do đó, để theo nghề đầu bếp, đòi hỏi bạn phải có một kiến thức kỹ càng mới đáp ứng được yêu cầu thực tế của công việc.

• Chăm chỉ, ham học hỏiĐể trở thành một đầu bếp giỏi, phẩm chất cần thiết nhất là sự chăm chỉ, ham học hỏi để tạo ra nhiều món ăn ngon, độc đáo và mang âm hưởng riêng của bạn.

• Sáng tạo, có óc thẩm mỹNgười đầu bếp phải là người có óc sáng tạo, luôn phải sáng tạo ra những món ăn mới lạ, trang trí món ăn phải đẹp, hài hòa để thu hút và tạo được ấn tượng cho thực khách.

• Kỹ năng tổ chức, quản lýHai kỹ năng này sẽ giúp bạn có khả năng điều phối, sắp xếp công việc và tạo hứng thú làm việc cho nhân viên.

• Kỹ năng quản lý tài chínhGiúp bạn có thể kiểm soát chi phí, qua đó giảm giá thành món ăn và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

• Chịu được áp lực công việcNgười đầu bếp phải làm việc với tốc độ cao, và chịu trách nhiệm về thực đơn cũng như chất lượng món ăn, nếu không phài là người chịu được áp lực cao trong công việc thì sẽ rất khó khăn để làm được việc tốt.

3. Nhân viên pha chế

Nhân viên pha chế có thể được coi là linh hồn của quán cafe. Một nhân viên pha chế giỏi phải biết cách pha cafe sao cho ngon,phải biết điều chỉnh cho hợp lý liều lượng của từng loại và am hiểu về trình tự pha chế.

Hơn thế, phong cách khi pha chế (cách cầm chai rượu hay dụng cụ lắc, cách lắc trộn hỗn hợp hay cách di chuyển khi đang pha…) cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá tài năng và tay nghề của từng người.

*

Những phẩm chất cần có của một nhân viên pha chế quán cafe, nhà hàng:

Có vị giác tốt. Có óc thẩm mĩ tốt và khéo tay. Có kiến thức và hiểu biết về các loại nước uống. Nhanh nhẹn và linh hoạt Có kinh nghiệm và khả năng giao tiếp.

4. Nhân viên phục vụ

Đội ngũ nhân viên phục vụ có mối liên hệ mật thiết nhất với khách hàng. Vì vậy, đội ngũ nhân viên phục vụ bàn phải tạo được ấn tượng tốt, không khí thoải mái, dễ chịu trong khi vẫn tuân thủ nghiêm các quy định của quán, đặc biệt trong giờ cao điểm.

Đây là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, vì thế họ cần phải tạo ra ấn tượng dễ chịu và có thể làm việc tốt dưới áp lực lớn, cùng lúc phục vụ nhiều bàn mà vẫn giữ được thái độ nhiệt tình, niềm nở.

*

Đội ngũ nhân viên phục vụ phải có được những tố chất sau: nhanh nhẹn, tươi cười với khách hàng, có khả năng xử lý những tình huống phát sinh; nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc, chịu khó, thật thà,..

Kĩ năng giao tiếp và tư vấn đồ ăn/ đồ uống cho khách hàng là những kĩ năng quan trọng mà bất cứ nhân viên phục vụ nào cũng nên được training. 70% khách hàng khi tới 1 nhà hàng đều không biết là hôm nay sẽ dùng món gì, nhất là những khách hàng đang đi tìm một món ăn mới, ở nhà hàng mới. Vì vậy điều họ mong chờ nhất là người phục vụ có thể gợi ý một bữa ngon lành và phù hợp với khẩu vị của họ.Ví dụ, họ có thể hỏi vịt quay hay vịt áp chảo ngon hơn. Nếu nhân viên nói món nào cũng ngon thì hỏng. Lúc này nên hỏi khẩu vị của khách hàng thế nào và gợi ý món phù hợp và có thể nói thêm là món A hay món B là món bán chạy nhất. Điều này sẽ giúp khách hàng tự tin và thoải mái vì đã gọi đúng món đặc biệt và xuất sắc của nhà hàng. Và đừng nói không biết khi khách hàng hỏi món C hay món D có ngon không. Khách hàng sẽ khá thất vọng khi nghe điều đó từ nhân viên phục vụ.

Quán cafe, nhà hàng hay trà sữa của bạn sẽ đông khách nếu bạn có được một đội ngũ nhân viên tận tình, có trách nhiệm với công việc, phục vụ với phong cách và luôn nở nụ cười với khách. Như video dưới đây, hẳn bạn cũng mong muốn nhân viên của mình cũng được như vậy phải không?

Cô bé trong video đã làm được những gì?

Nắm rõ sản phẩm của quán Định hướng lựa chọn sản phẩm phù hợp với khách hàng Cross-sell bán chéo sản phẩm (Mời khách dùng thêm đồ ăn kèm nước) Up-sell, bán sản phẩm có mức giá cao hơn (Anh có muốn dùng ly lớn không ạ?) Nhanh nhẹn, vui vẻ

Đảm bảo bạn nhìn trong video còn "yêu" thì khách đã gặp trực tiếp ở quán sẽ còn đến đó dài dài. Tăng doanh thu đơn giản là như vậy thôi phải không nào?