Nguyễn Tấn Dũng(bí danh là:Ba Dũng, sinh ngày17 tháng 11năm1949tạiCà Mau) là mộtchính trị giangườiViệt Nam. Ông nguyên làThủ tướng chính phủthứ sáu của nướcCộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2006 – 2016). Từ năm1997đến năm2016, ông cũng đồng thời làĐại biểu Quốc hội Việt Namcáckhóa X,XI,XII,XIIIthuộc đơn vị bầu cử khu vực 3 Thành phốHải Phòng(huyệnTiên Lãng), Ủy viênBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ươngĐảng Cộng sản Việt Nam các khóa VIII, IX, X, XI, Trưởng ban Ban Chỉ đạo thi hành án phần tài sản vụ ánEPCO - Minh Phụngtừ năm 2002.

Ông từng giữ chức Trưởng banBan chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. SauHội nghị Trung ương 6 (khóa XI), ban này chuyển sang choBộ Chính trịquản lý, đứng đầu là Tổng Bí thư NGUYỄN Phú Trọng.

Ông đượcQuốc hộibầu lên vị tríThủ tướng Chính phủtừ ngày24 tháng 6năm2006sau khi Thủ tướng tiền nhiệmPhan Văn Khảiquyết định về hưu năm2006. Sau đó ông tái đắc cử nhiệm kì thứ 2 vào ngày25 tháng 7năm2011.Ông là nhà lãnh đạo cấp cao đầu tiên của Việt Nam thuộc thế hệ sauCách mạng tháng Támnăm 1945 và cũng là một trong những Thủ tướng trẻ tuổi nhất khi nhậm chức (57 tuổi). TạiĐại hội Đảng lần thứ XIIông xin không tái cử vào BCH Trung ương và được chấp nhận.Từ ngày 6 tháng 4 năm 2016 ông thôi nhiệm vụThủ tướng Chính phủ, nghỉ hưu theo chế độ.

Xuất thân

Nguyễn Tấn Dũng quê ởThành phố Cà Mau, tỉnhCà Mau. Cha ông là Nguyễn Tấn Thử (tên khác: Nguyễn Tấn Minh, Mười Minh)chính trị viên phó Tỉnh đội Rạch Giá, mất ngày 16 tháng 4 năm 1969, khi một trái bom Mỹ đã ném trúng hầm trú ẩn của Tỉnh đội Rạch Giá, và được truy phong liệt sĩ.

Thân mẫu ông là bà Nguyễn Thị Hường (1924 – 2017).

Là con thứ hai trong gia đình, Nguyễn Tấn Dũng còn được gọi với cái tênBa Dũng.

Giáo dục

Từ tháng 11-1961 đến tháng 12-1976:Tham gia công tác, chiến đấu trong Quân đội.Học Bổ túc văn hóa cấp III và Khóa đào tạo Quân y sỹ và Bổ túc chương trình Phẫu thuật ngoại khoa của bác sĩ Quân y.Từ tháng 01-1977 đến tháng 9-1981:Học khóa Sỹ quan chỉ huy cấp Tiểu đoàn - Trung đoàn.Từ tháng 10-1981 đến tháng 12-1994: Học Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc - Hà Nội.Từ năm 1991 đến năm 1994, ông học Cử nhân Luật hệ tại chức.

Sự nghiệp

· Năm1961, ông tham giaQuân đội nhân dân Việt Nam, làm công tác văn thư, liên lạc, cứu thương, y tá, y sĩ. Nguyễn Tấn Dũng sau đó lần lượt giữ các chức vụ: Tiểu đội bậc trưởng (tương đươngTrung sĩ), Trung đội bậc trưởng (Chuẩn úy), Đại đội bậc phó (Thiếu úy), Đại đội bậc trưởng (Trung úy) – Đội trưởng Đội phẫu thuật, Đại đội trưởng và Chính trị viên trưởng Đại đội Quân y thuộc Tỉnh độiRạch Giá. Nguyễn Tấn Dũng gia nhậpĐảng Lao động Việt Namngày10 tháng 6năm 1967, chính thức ngày10 tháng 3năm 1968.

· Cuối năm 1969, nhờ người bạn chiến đấu Phan Trung Kiên, ông thoát chết trong một trận càn quét ở Cà Mau – Kiên Giang.Nguyễn Tấn Dũng, lúc đó đang là cấp bậc trung úy, đã chọn ở lại phục vụ trongQuân đội nhân dân Việt Nam.

· Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Tấn Dũng là trung uý, chính trị viên Đại đội Quân y thuộc Tỉnh đội Rạch Giá.

· Sau năm 1975, ông lần lượt giữ các chức vụThượng úy, Chính trị viên trưởng Tiểu đoàn Bộ binh 207;Đại úy, Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn Bộ binh 152;Thiếu tá, Trưởng ban cán bộ Bộ chỉ huy Quân sự tỉnhKiên Giang.

· Từ tháng 10 năm 1981 trở đi, ông phục viên và tham gia công tác chính trị, sinh hoạt củaĐảng Cộng sản Việt Namtại địa phương, lần lượt giữ các chức vụ: Tỉnh ủy viênKiên Giang, Phó Ban Tổ chức cán bộ Tỉnh ủy; Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang, Bí thư Huyện ủyHà Tiên; Phó Bí thư Thường trực rồi Bí thư Tỉnh ủy; Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Bí thư Đảng ủy quân sự tỉnh Kiên Giang; Ủy viên Đảng ủyQuân khu 9; Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang.

· Từ tháng 1 năm 1995, ông tham gia công tác trong trung ương với các chức vụ: Thứ trưởngBộ Nội vụ; (tháng 1 năm 1995 - tháng 8 năm 1996), Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương. Được bầu làm Ủy viênBan chấp hành Trung ương Đảngtại các kỳ Đại hội Đảng CSVN thứVI(năm1986, dự khuyết) và thứVII(năm1991).

· Năm 1991 đến năm 1994: học Cử nhân Luật hệ tại chức.

· Ngày 1 tháng 7 năm 1996, ông được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị,Bí thư Ban Chấp hành Trung ươngvà được Bộ Chính trị phân công làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứVIIIvà là Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Phụ trách vấn đề tài chính của Đảng CSVN (từ tháng 6 năm 1996 đến tháng 8 năm 1997).

Từ tháng 9 năm1997, ông được bầu làm đại biểuQuốc hộikhoá X (đại biểu khu vực 3 Hải Phòng) và được đề cử và sau đó được Quốc hội thông qua giữ chức Phó Thủ tướng; sau đó Thủ tướngPhan Văn Khảicử giữ chức vụ Phó Thủ tướng Thường trực và Chủ tịch Hội đồng Tài chính - Tiền tệ của Chính phủ, trong thời gian này ông được nhà nước Lào tặng thưởng Huân Chương ISALA hạng nhất (huân chương cao quý nhất của Lào).

Tháng 5 năm 1998,Quốc hộithông qua cử ông kiêm chứcThống đốcNgân hàng Nhà nước Việt Nam. Chức vụ này ông giữ đến ngày 11 tháng 12 năm 1999 thì bàn giao lại cho ôngLê Đức Thúy.

Tháng 8 năm 2002, ông tiếp tục được đề cử giữ chức vụ Phó Thủ tướng và đượcQuốc hội khoá XIthông qua.

Ngày16 tháng 5năm 2006, Thủ tướngPhan Văn Khảiđề cử Nguyễn Tấn Dũng làm người kế nhiệm mình trước phiên khai mạc kỳ họp thứ 9Quốc hội khóa XI.

Ngày24 tháng 6năm2006, Nguyễn Tấn Dũng đượcQuốc hộibầu làm tânThủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông trở thành vị Thủ tướng trẻ nhất trong 20 năm trước đó.

Ngày25 tháng 7năm2007,Quốc hội khóa XIItiếp tục bầu ông Nguyễn Tấn Dũng giữ cương vị Thủ tướng Chính phủ, với tỷ lệ 96,96% phiếu đồng ý hợp lệ trên tổng số đại biểu.

*
Nguyễn Tấn Dũng tạiDiễn đàn Kinh tế thế giới2010.

Ngày26 tháng 7năm2011, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII ông tái đắc cử nhiệm kỳ 2 giữ chức Thủ tướng chính phủ nước Việt Nam, với tỷ lệ 94% phiếu đồng ý hợp lệ trên tổng số đại biểu.

Năm2010,Việt Namvới vai trò chủ tịch luân phiên củaASEANđược đánh giá là thành công trong hoạt động ngoại giao và kết nối các thành viên được nhiều báo chí đánh giá là nhờ công lớn của ông.

Tháng 1 năm 2016, tạiĐại hội XIIcủa Đảng Cộng sản Việt Namông vẫn nhận được đề cử vào BCH Trung ương, mặc dù trước đó ông xin không tái cử. Sau đó Đại hội đã biểu quyết cho phép ông rút khỏi danh sách bầu cử.

Từ ngày 6 tháng 4 năm 2016, ông thôi nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ và nghỉ hưu theo chế độ.

Hoạt động trong nhiệm kỳ

· Nguyễn Tấn Dũng có những thành công về mặt đối ngoại. Năm tháng sau khi nhậm chức, ông để lại dấu ấn đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình với thành công của hội nghị APEC (tháng 11/2006). Tháng 5/2007, tạp chí World Business bình chọn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một trong 20 nhân vật cải cách của châu Á.

· Trong nhiệm kỳ Thủ tướng của Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam trở thành thành viên chính thức củaTổ chức Thương mại Thế giới(WTO) và sau đó làthành viên luân phiên không thường trựccủaHội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc(nhiệm kỳ 2008/2009).

· Ngày 29 tháng 4 năm 2009, ông ban hành công văn 650/TTg – KTN, chỉ đạo các bộ ban ngành phối hợp triển khaidự án bauxite tại Tây Nguyên.

· Trong cuộcKhủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, khi lạm phát cả năm của Việt Nam lên cao nhất khu vực (25%),chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thông qua gói kích cầu trị giá tổng cộng 8 tỷđô la(tương đương 143.000 tỷđồng). Về gói kích cầu này, ôngNguyễn Trần Bạtcho rằng, dòng tiền chảy không đến các mục đích như được thông báo, không có khu vực kinh tế nào ở Việt Nam tỏ ra khởi sắc sau gói kích cầu ngoài thị trường chứng khoán và nâng mức thâm hụt ngân sách lên đến 8% so với 5% của năm 2008.Tuy nhiên, theoNgân hàng Phát triển châu Ánhận định thì gói kích cầu của Chính phủ đã có tác dụng tốt và kinh tế Việt Nam quý IV năm 2009 được đánh giá là hồi phục và tăng tốc.Tuy nhiên, sang năm 2010, gói kích cầu đã bộc lộ nhược điểm: bội chi ngân sách đến mức báo động, dự trữ ngoại hối quá thấp, bất ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này dẫn tới lạm phát tăng cao, các chính sách thắt chặt tiền tệ ngay sau đó gây khó khăn kinh tế.IMFvàWBphải đề nghị Việt Nam thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô.

· Ông Dũng hưởng lương 15 triệu VND/tháng (năm 2013).

· Tập trung đầu tư xây dựng haiĐại học Quốc gia Hà NộivàĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minhđể sớm phát triển hai Đại học này thành các cơ sở giáo dục Đại học xuất sắc, hàng đầu của Việt Nam, từng bước vươn lên đẳng cấp khu vực và quốc tế.

Tổ tư vấn nhiệm kì 2011 – 2016

Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhiệm kì 2011 – 2016 gồm có 13 người sau (kèm chức vụ năm 2016):

1. ÔngTrương Đình Tuyển(Đặc phái viên Kinh tế của Thủ tướng, Trưởng nhóm/Tổ trưởng)

2. GS.TSNguyễn Xuân Thắng(Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam)

3. TSVũ Viết Ngoạn(Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia)

4. TSCao Viết Sinh(Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

5. TSNguyễn Sĩ Dũng(Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội)

6. TSNguyễn Đình Cung(Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

7. TSTrần Đình Thiên(Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam)

8. TSĐặng Kim Sơn(Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT)

9. TSVõ Trí Thành(Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

10. GS.TSKHNguyễn Quang Thái(Tổng thư ký kiêm Phó Chủ tịch thường trực Hội Kinh tế Việt Nam)

11. TSTrần Du lịch(Đại biểu Quốc hội, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM)

12. TSLê Xuân Nghĩa(Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, sau đó là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh)

13. TSNguyễn Đức Thành(Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội).