Nguyễn Sáng là một hiện tượng Văn Cao trong âm nhạc, song toàn cả hai phương diện hùng ca và tình ca. Cả hai nghệ sỹ tài danh cùng sinh năm 1923, cùng có một số phận thăng trầm tận hưởng cả vinh quang và cay đắng. Với Thiếu nữ bên hoa sen chúng ta được thấy có một Nguyễn Sáng đằm thắm trữ tình bên cạnh một Nguyễn Sáng hùng tráng, hào sảng đầy khí phách ở Kết nạp Đảng ở Điện Biên, Thành đồng Tổ quốc, Lớp học đêm…

Nguyễn Sáng là một hiện tượng Văn Cao trong âm nhạc, song toàn cả hai phương diện hùng ca và tình ca. Cả hai nghệ sỹ tài danh cùng sinh năm 1923, cùng có một số phận thăng trầm tận hưởng cả vinh quang và cay đắng1. Với Thiếu nữ bên hoa sen chúng ta được thấy có một Nguyễn Sáng đằm thắm trữ tình bên cạnh một Nguyễn Sáng hùng tráng, hào sảng đầy khí phách ở Kết nạp Đảng ở Điện Biên, Thành đồng Tổ quốc, Lớp học đêm… Nguyễn Sáng luôn đi đến tận cùng các cung bậc - và đó là điều làm ông khác biệt với các danh hoạ Việt Nam trong bộ tứ Sáng - Liên - Nghiêm - Phái đương thời. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trang trọng trưng bày bức tranh Thiếu nữ bên hoa sen ở chính giữa gian Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, chuyên đề sơn dầu sau 1945.

Bạn đang xem: Thiếu nữ bên hoa sen tô ngọc vân

*

Nguyễn Sáng, Thiếu nữ bên hoa sen, sơn dầu, 1972

Trước ông, đã có rất nhiều hoạ sỹ Việt Nam vẽ những người con gái đẹp bên hoa sen, từ Nguyễn Gia Trí vẽ Thiếu nữ bên đầm sen (khoảng 1930), Tô Ngọc Vân vẽ Thiếu nữ bên hoa sen (1944)… nhưng hương sắc nồng nàn, đằm thắm của sen và thiếu nữ thì trước và sau Nguyễn Sáng chưa chắc có ai sánh được. Khác với các danh hoạ Trí, Lân, Vân, Cẩn hay Nghiêm, Liên, Phái, Nguyễn Sáng dường như chỉ vẽ thiếu nữ duy nhất với hoa sen. Hoa sen có một vị trí đặc biệt trong đời sống tình cảm của hoạ sỹ, có thể kể thêm bức Thiếu nữ và hoa sen (lụa 1966), Cô gái và hoa sen (bột màu, 1978).

Trong Mỹ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại, Nguyễn Sáng là bậc kỳ tài về bố cục khuôn hình. Nguyễn Sáng làm những điều ít ai dám làm. Cũng như nhiều bức tranh khác, ông luôn cho chúng ta cảm giác choáng ngợp. Sáng kéo người xem đến sát cô gái vì ông muốn chúng ta không còn là người ngắm tranh mà như một người đang ngồi cạnh thiếu nữ để trò chuyện. Lọ hoa và bàn tay trái của cô gái sát luôn mép tranh. Để đạt được hiệu quả thị giác lôi người xem lại sát gần nhân vật, ông cũng để cho bàn tay phải chỉ cách mép tranh phía dưới tí chút. Sáng khước từ lối thấu thị cận viễn, những cách xử lý khối và ánh sáng thường thấy trong tranh sơn dầu phương Tây. Bức sơn dầu “siêu phẳng” này trái ngược với bức sơn mài Giờ học tập (1960) với các nhân vật được vờn sáng tối, khối nổi cuồn cuộn như tranh cổ điển phương Tây.

*

Nguyễn Sáng, Thống nhất, sơn mài, 1980

Hình ảnh con ngựa đỏ đang tung bốn vó vùn vụt lao đi, phía sau lưng của cô gái có thể là một bức tranh nào đó. Bức tranh này khiến tôi nhớ đến bức Gióng của ông, Cùng với Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng là một trong những người đầu tiên vẽ huyền thoại lịch sử này. Trong những loài vật được Nguyễn Sáng yêu thích vẽ nhiều nhất là mèo, mèo mới chính là loài vật được ông yêu mến nhất. Hình ảnh con ngựa trong bức tranh này là một chủ đích nghệ thuật. Trong những bài viết nghiên cứu về bức tranh này, dường như các nhà nghiên cứu chưa dành cho nó những khảo sát cần thiết. Con ngựa với sắc mầu chói gắt, với hình thể gộc gệch tương phản với những đường cong mềm mại của cô gái và hoa sen. Trong tương quan động tĩnh của toàn thể bức tranh, lẽ ra cô gái là sinh thể động nhất, sau đó tới những bông hoa sen và sau cùng là bức tranh phía sau; nhưng Sáng đã làm ngược lại. Người đàn bà trẻ ngồi nhìn thẳng ra phía người xem, nghi dung tĩnh tại, hai tay chống tạo thành hình tam giác mà cạnh phía dưới gần như trùng với mép tranh. Đôi mắt mở to trên một khuôn mặt tròn phúc hậu với các mảng khối trơn phẳng và sắc mầu êm dịu. Có lẽ trong khoảnh khắc yên lặng ấy, chỉ có mái tóc là xao động và dường như chính con ngựa phi qua làm làn tóc mây khẽ bồng bềnh. Hình ảnh con ngựa lao vút qua với cái đầu rất động theo phong cách vị lai pha trộn lập thể vừa diễn tả cử động của chiếc đầu, vừa thể hiện những điểm nhìn đa dạng từ các góc khác nhau. Con ngựa là nhân tố thứ ba trong tranh, một nhân tố quan trọng cấu thành nên tác phẩm. Nhìn từ góc độ phân tâm học, tranh của Sáng kín đáo che dấu những đam mê nhục cảm2. Nhưng đôi má hường, cặp môi dày mọng, hoa sen và con ngựa đã nói lên rất nhiều. Bức tranh âm thầm lan toả một nỗi buồn da diết, đó là Nỗi buồn chiến tranh mà Bảo Ninh sau này từng đề cập đến3.

*

Nguyễn Sáng, Cô gái và hoa sen, bột màu, 1978

Một trong sự khác biệt trong tác phẩm này của Sáng là sự tương phản nội tại của bức tranh, Nếu như thần thái, dung nhan của thiếu nữ và hoa sen tĩnh lặng bao nhiêu thì hình ảnh con tuấn mã ở phía sau lại gấp gáp, dồn dập, hối hả… bấy nhiêu. Bức tranh vẽ năm 1972, ở thời khắc khốc liệt nhất của cuộc chiến chống Mỹ với những giao tranh ác liệt của mùa hè đỏ lửa chưa từng có ở chiến trường Quảng trị, Bắc Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Chiến cục năm 1972 khép lại với trận Điện Biên Phủ trên không trên bầu trời Hà Nội. Nguyễn Sáng đã sáng tác bức Thiếu nữ bên hoa sen trong một bối cảnh lịch sử như vậy. Mùa Hạ, người xưa tượng trưng bằng hoa sen, cũng như mùa Thu được ám chỉ bằng hoa cúc. Năm 1972, tính theo tuổi ta, Nguyễn Sáng đã ở tuổi tri thiên mệnh vẫn cô đơn sau qua bao chìm nổi ông khao khát một mái ấm gia đình. Hoa sen và đàn bà trở thành một ước mơ hạnh phúc thầm kín. Ước vọng hạnh phúc của ông trong bối cảnh lịch sử ấy còn là khát vọng của hoà bình. Bức tranh có tên Thiếu nữ bên hoa sen, nhưng cái tên thiếu nữ dường nghe rất thanh lịch, gợi nên cái gì đó thanh tân, non trẻ. Nhưng nhân vật nữ trong tranh dù mặc chiếc áo dài xanh xám ảm đạm vẫn toả ra một hương sắc rất đàn bà, khiến người viết muốn đặt lại tên tranh là Người đàn bà trẻ bên hoa sen 4.

Có thể sẽ là khiên cưỡng cho rằng bức tranh Thiếu nữ bên hoa sen của Nguyễn Sáng liên quan đến bối cảnh chính trị, cụ thể là cuộc chiến ở Việt Nam trong giai đoạn khốc liệt. Nhưng với Nguyễn Sáng, người thanh niên Nam Bộ ngay từ ngày đầu khởi nghĩa đã nhiệt tình tham gia các hoạt động cách mạng, là một trong số ít hoạ sỹ (như Tô Ngọc Vân, Sỹ Ngọc, Mai Văn Hiến) tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, bức tranh chứa đựng những chiều kích lịch sử. Có một chi tiết rất đáng nhớ của lịch sử nghệ thuật Việt Nam hiện đại liên quan đến Nguyễn Sáng cần được nhắc lại: bức tranh chân dung Hồ Chủ tịch do ông vẽ đã được nhà tư sản Đỗ Đình Thiện mua với giá 1 triệu đồng trong buổi đấu giá gây quỹ ủng hộ kháng chiến5. Hình ảnh Hồ Chí Minh tiếp tục được Nguyễn Sáng thể hiện trọng bộ tem đầu tiền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và những tờ tiền giấy còn gọi “tiền cụ Hồ”. Bức vẽ Thiếu nữ bên hoa sen đánh dấu một chuyển biến trong sáng tác của Nguyễn Sáng, ở tuổi ngũ thập về sau, ông dành nhiều tâm lực cho những nhân vật và số phận đời thường như Nghệ sỹ và người mẫu, Thiếu nữ trong vườn chuối, Thiếu phụ chờ chồng, Tình cảnh hoạ sỹ, Chọi gà, Đấu vật và tranh về các con vật...

Xem thêm: Cách Tải Shopee Cho Máy Tính, Pc, Laptop Mới Nhất, Tải Shopee App Trên Pc Với Giả Lập

Tranh là hình thể, mầu sắc, đường nét. Nhưng với những tác phẩm bậc thầy như Nguyễn Sáng cảm nhận được thần khí, tầng sâu của ý tượng 6 mới thực sự cảm nhận hết sự sâu sắc, chiều sâu tư tưởng của tác phẩm. Thiếu nữ bên hoa sen được sáng tác trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt, của một con người có số phận đặc biệt. Là người từng rất thành công với những đề tài đại sự quốc gia từ rất sớm, nhưng Nguyễn Sáng không biến mình thành hoạ sỹ cung đình, hoạ sỹ xưng tụng những hư danh, ngợi ca những vinh quang chói lọi. Đã 25 năm kể từ ngày Nguyễn Sáng ra đi, nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh của ông, ngắm lại bức tranh Thiếu nữ bên hoa sen tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, tôi thầm ước có một con đường nhỏ nào đó ven đầm sen Hồ Tây hay con đường ven một đầm sen nào đó ở quê hương Mỹ Tho mang tên Nguyễn Sáng để hương hồn cô đơn của ông được khuây khỏa phần nào.7

T.H.Y.T

Chú thích:

1. Cùng với Văn Cao, Nguyễn Sáng tham gia vào phong trào Văn nhân Giai phẩm. Với những cống hiến kiệt xuất của mình. Ngày 10.9.1996, chủ tịch nước đã kí Quyết định số 991 KT/CTN tặng GTHCM đợt I cho 33 công trình, cụm công trình khoa học (bao gồm: 8 về khoa học xã hội, 12 về khoa học y dược, 11 về khoa học tự nhiên và kĩ thuật, 2 về khoa học nông nghiệp) và 44 cụm tác phẩm văn học, nghệ thuật (bao gồm: 14 về văn học, 8 về mĩ thuật, 4 về nhiếp ảnh, 5 về sân khấu, 3 về văn nghệ dân gian, 5 về âm nhạc, 1 về múa, 1 về điện ảnh, 3 về kiến trúc. Tám tác giả được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I gồm: 1) Tô Ngọc Vân; 2) Nguyễn Sáng; 3) Nguyễn Tư Nghiêm; 4) Trần Văn Cẩn; 5) Bùi Xuân Phái; 6) Nguyễn Đỗ Cung; 7) Nguyễn Phan Chánh; 8) Diệp Minh Châu.

2. Phân tâm học (viết tắt của Phân tích tâm lý học, tiếng Anh: Psychoanalysis) là tập hợp những lý thuyết và phương pháp tâm lý học có mục đích tìm hiểu những mối quan hệ vô thức của con người qua tiến trình liên tưởng. Nó được khởi thảo bởi Sigmund Freud, một bác sỹ người Áo.- nguồn Wikipedia

3. Nỗi buồn chiến tranh (1991) tên cuốn sách của Bảo Ninh miêu tả chiến tranh từ góc độ cá nhân, thân phận con người, Tác phẩm được ghi nhận là thành tựu của văn học Đổi mới.

4. Sự biểu cảm của giới tính rất mạnh trong nghệ thuật của Nguyễn Sáng.

5. Sách Đỗ Đình Thiện - Cuộc đời và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng Việt Nam, NXB Tài chính 2007. Số tiền 1 triệu đồng Đông Dương thời điểm đó tương ứng 2000 lạng vàng.

6. Ý tượng là khái niệm của hoạ luận phương Đông, được khởi đầu từ Kinh Dịch.

7. Năm 2011, tên của hoạ sỹ Nguyễn Sáng được đặt tên cho hẻm 76 đường Lê Trọng Tấn ở TP Hồ Chí Minh.

Tài liệu tham khảo:

Quách Phong (2009). Con đường nghệ thuật của Nguyễn Sáng, Nghiên cứu Mỹ thuật, số 2