Trái ngược với thị trường khác chủ yếu nằm trong tay doanh nghiệp ngoại hoặc nhập khẩu thì thị phần mẹ và bé Việt Nam lại nằm trong tay doanh nghiệp nội.Bạn đang xem: Thị trường mẹ và bé

Thống kê cho thấy, ở Việt Nam, mỗi năm trung bình có khoảng 1,56 triệu trẻ em chào đời, kéo theo nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chăm sóc mẹ và bé tăng cao. Thêm vào đó, với thu nhập được cải thiện và nhu cầu cao hơn, các sản phẩm dành cho mẹ và bé đã dần trở thành những sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống của người tiêu dùng.Đây là thị trường đầy tiềm năng cho các công ty cung cấp dịch vụ, sản phẩm liên quan đến bà mẹ, trẻ em. Với qui mô thị trường ước đạt 7 tỉ USD, tăng trưởng 30% - 40% một năm, các doanh nghiệp kinh doanh trong thị trường mẹ và bé tại Việt Nam vẫn phát triển mạnh mẽ và từng bước chiếm lĩnh thị trường.Việt Nam là quốc gia đạt tỉ lệ hộ gia đình có trẻ em cao nhất Đông Nam Á, với 12% hộ gia đình có con dưới 1 tuổi và 20% hộ gia đình có con từ 1-2 tuổi. Với đặc điểm này, Việt Nam hiện là thị trường đầy tiềm năng cho các công ty cung cấp dịch vụ, sản phẩm liên quan đến bà mẹ, trẻ em. Các báo cáo thị trường cho biết doanh thu của dòng sản phẩm và dịch vụ dành cho trẻ em tại Việt Nam từng được dự báo có thể đạt quy mô 5 tỉ USD, tốc độ tăng trưởng lên tới 30-40%.
*

Đây có lẽ là lý do để vài năm gần đây, ngành hàng mẹ và bé trở nên sôi động, thu hút sự chú ý của doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư. Đặc biệt, xu hướng của người tiêu dùng đã dịch chuyển từ mô hình truyền thống, mô hình siêu thị sang chuỗi bán hàng sản phẩm dành riêng cho mẹ và bé một cách rõ rệt. Điển hình là sự tấn công và vươn lên mạnh mẽ của hàng loạt tên tuổi như Bibo Mart, Kids Plaza, Con Cưng, Shoptretho, TutiCare... Trong đó Con Cưng đang dẫn đầu về độ phủ, với 286 siêu thị, Bibo Mart với 139 cửa hàng, Kids Plaza với 68 cửa hàng, Shoptretho với 37 cửa hàng, TutiCare với 28 cửa hàng...

Thế "chân vạc" trong thị trường mẹ và bé Việt Nam

 

Trong khi các chuỗi bán lẻ đồ tiêu dùng của Việt Nam đang ngày càng khó khăn, dường như ngành hàng mẹ và bé vẫn còn là những chiếc bánh ngon mới ra lò. Những tên tuổi trong ngành này chưa nhiều, chỉ loáng thoáng vài cái tên lớn như Kids Plaza, Bibo Mart, Con cưng…. 

Cụ thể, năm 2017 doanh thu chuỗi cửa hàng Bibo Mart đạt 1.717 tỉ đồng, tăng 59% so với năm trước đó. Năm 2019, chuỗi cửa hàng này đạt gần 1.524 tỉ đồng doanh thu, lợi nhuận trước thuế ước đạt 32 tỉ đồng, bám sát đối thủ.

Mặt khác dù sinh sau đẻ muộn nhưng cả Con Cưng và Kidsplaza đạt được những tăng trưởng vượt trội.

Cuối năm 2019, Con Cưng ghi nhận doanh thu đạt gần 2.500 tỉ đồng, tăng gần 60% so với cùng kì. Không lạ khi biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp những năm gần đây luôn xấp xỉ 30%, cao nhất trong ngành.

Tương tự, hệ thống Kids Plaza cũng ghi nhận mức tăng trưởng nhanh về doanh thu, năm sau luôn cao hơn năm trước. Đơn cử năm 2016 Kids Plaza đạt 390 tỉ đồng doanh thu thì cuối năm 2019 con số này đã lên 939 tỉ đồng, tức tăng 1,4 lần chỉ sau 3 năm.

Tại Hà Nội, trong khi Kids Plaza có 39 cửa hàng, trải đều từ nội thành đến ngoại thành thì bám sát theo là 36 cửa hàng của Bibo Mart. Tại TP.HCM, 2 đơn vị này cũng đổ bộ mạnh mẽ với các điểm bán bám sát nhau lần lượt là 18 và 34 với diện tích mặt bằng rộng, thoáng và view đẹp.

Theo Nielsen, với tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam, nhu cầu của các bậc cha mẹ đối với những sản phẩm dành cho con sẽ ngày càng cao về cả số lượng và chất lượng. Tại các thị trường phát triển, nơi mà tỉ lệ sinh thấp và các loại sản phẩm chăm sóc em bé đang bão hòa, tăng trưởng sẽ được thúc đẩy bởi sự đổi mới và cao cấp hóa sản phẩm, trong khi ở các thị trường đang phát triển, nhu cầu gia tăng sẽ là động lực tăng trưởng lớn nhất.