Cho đến hiện nay, không phải ai cũng thấu tỏ tường tận về tính chất đặc biệt của cuộc đọ sức quyết liệt giữa ta và địch trong 81 ngày đêm bi tráng đó. Trên cơ sở tài liệu “Tổng kết tác chiến bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972” của Viện Lịch sử Quân sự và sách “Khúc tráng ca Thành cổ” của Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, tác giả xin khái lược về cuộc chiến đấu đặc biệt này.

Bạn đang xem: Second battle of quảng trị

Vì sao có 81 ngày đêm?

*
*
*
*
Các cựu chiến binh Tiểu đoàn K3 Tam Đảo (bộ đội địa phương tỉnh Quảng Trị) tổ chức “Hát cho đồng đội tôi nghe” trong Thành cổ Quảng Trị. Ảnh: TRẦN ĐÌNH

Cuộc chiến đấu bảo vệ vùng giải phóng Quảng Trị diễn ra trong giai đoạn lịch sử đặc biệt, khi Hội nghị Paris bàn về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đang đi tới giai đoạn quyết định bằng một giải pháp chính trị. Mục đích của Mỹ-ngụy là chiếm lại Thành cổ Quảng Trị, một hình ảnh có tính biểu tượng, để vớt vát thể diện trên bàn đàm phán. Cuộc chiến nảy lửa giành giật nhau từng tấc đất đã xảy ra trên khắp chiều ngang vốn rất hẹp của tỉnh Quảng Trị ở phía đông và nam con sông Thạch Hãn, từ cánh đông-duyên hải đến cánh tây-rừng núi. Tập trung cao độ ở tuyến giữa, chủ yếu là thị xã Quảng Trị. Các trận đánh ở “cánh giữa” này được báo chí phương Tây đặc biệt chú ý. Trong vùng đất hẹp chỉ khoảng 1-2km2, địa hình tương đối bằng phẳng, dưới hỏa lực tối đa của hải quân và không quân Mỹ với kỹ thuật hiện đại nhất lúc đó. Được sự tiếp sức, chia lửa của quân dân cả nước, các chiến sĩ của nhiều tiểu đoàn, trung đoàn bộ binh, binh chủng kỹ thuật thuộc nhiều binh đoàn chủ lực và lực lượng vũ trang địa phương đã chịu đựng hàng chục vạn tấn bom đạn, trong điều kiện thiếu thốn trăm bề, bằng tính kỷ luật tuyệt vời, lòng dũng cảm và ý chí ngoan cường cũng như sự hy sinh vô bờ bến để anh dũng chiến đấu, giữ vững trận địa trong thế ba bề bị cô lập.

Với việc giữ vững được Thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm, quân và dân Quảng Trị đã hoàn thành xuất sắc ý định bảo vệ Thành cổ, không cho địch kiếm cớ “mặc cả” trên bàn Hội nghị Paris, giữ được Thành cổ trong khoảng thời gian dài gấp 8 lần so với mệnh lệnh tái chiếm của Mỹ-Thiệu.

Xem thêm: Top 11 Trận Boxing 'Siêu Kinh Điển' Mà Nhm Mong Đợi Nhất Vào Năm 2020

5 lần đánh bại ý đồ của địch

Khúc tráng ca về lòng dũng cảm

Đánh giá về 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị, sách “Tổng kết tác chiến bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972” của Viện Lịch sử Quân sự do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phát hành năm 2006 khẳng định, ta đã đạt được những ưu điểm lớn: Đã giữ được Thành cổ và thị xã Quảng Trị 81 ngày đêm (gấp 8 lần so với ý định tái chiếm của Mỹ-Thiệu) trong điều kiện so sánh lực lượng và binh khí kỹ thuật rất chênh lệch cũng như các điều kiện khác vô cùng khó khăn, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh chính trị trong thời điểm nhạy cảm về ngoại giao. Giam chân và đánh thiệt hại nặng một lực lượng tổng dự bị chiến lược của địch, bước đầu làm phá sản công thức “bộ binh ngụy cộng với hỏa lực, hậu cần Mỹ”, tạo điều kiện cho các chiến trường giữ vững thắng lợi về tiêu diệt địch và mở rộng vùng giải phóng năm 1972, chuẩn bị thiết thực cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam năm 1975. Đã tổng hợp được sự chi viện của các lực lượng từ mọi hướng cho chiến trường trọng điểm thành sức mạnh trụ bám dẻo dai, bền bỉ, giữ vững trận địa. Các đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ đã chủ động hiệp đồng, tìm ra cách đánh thích hợp để trụ bám dài ngày, giữ được mục tiêu dưới bom đạn dày đặc, đánh bại nhiều đợt tấn công quyết liệt của các lực lượng cơ động chiến lược mạnh nhất của quân đội Sài Gòn được Mỹ chi viện tối đa về hỏa lực.

Đại tướng Văn Tiến Dũng khi nghe đại diện Ban chỉ huy bảo vệ Thành cổ báo cáo (Trung đoàn trưởng Trung đoàn 48) đã khẳng định: “Chiến đấu ở thị xã Quảng Trị là sự tích anh hùng, là bản anh hùng ca trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đánh giá cao và biểu dương thành tích các đơn vị, các đồng chí”.