Khi bản án 7 năm tù giam với anh Minh được tuyên lên, thương hiệu Tân Hiệp Phát dường như cũng đã nhận được bản án cho riêng mình. Quan tòa ở đây, chính là người tiêu dùng.

Bạn đang xem: Tân hiệp phát gài bẫy người tiêu dùng


*

Ngày 18/12, bị cáo Võ Văn Minh bị toàn án nhân dân tỉnh Tiền Giang tuyên án 7 năm tù giam vì tội cưỡng đoạt tài sản khi dùng chai nước ngọt có ruồi để uy hiếp, lấy 500 triệu đồng của công ty Tân Hiệp Phát.

Với tội cưỡng đoạt tài sản, khung hình phạt 7 năm tù có thể là xác đáng. Trước khi bản án được tuyên, nhiều thông tin chỉ ra rằng anh Minh có thể phải chịu mức hình phạt lên tới 12 năm tù.

Mặc dù vậy, đa phần người tiêu dùng không quan tâm tới điều này. Cũng giống như làn sóng bất bình đã dấy lên khi anh Minh bị bắt, một lần nữa người tiêu dùng lại lên tiếng tẩy chay sản phẩm Tân Hiệp Phát trước bản án dành cho anh Minh.

Công bằng mà nói, so với lần trước, khi Tân Hiệp Phát khăng khăng mình đúng và anh Minh là người hoàn toàn sai, lần này phía công ty đã có những hành động mềm mỏng hơn. Trước phiên tòa xét xử, hãng nước ngọt này phát đi thông cáo báo chí tới hầu hết giới truyền thông.

Nội dung truyền tải rõ ràng nhất của thông cáo báo chí đó là Tân Hiệp Phát đã bị thiệt hại 2.000 tỉ đồng vì vụ “con ruồi trong chai nước”. Ngoài ra, Tân Hiệp Phát cũng cho biết mình đã xin miễn trách nhiệm dân sự cho anh Minh, không đòi bồi thường mà chỉ yêu cầu một lời xin lỗi.

Tuy nhiên, chừng đó hành động là chưa đủ cho một cuộc khủng hoảng sâu mà Tân Hiệp Phát đang mắc phải.

Trao đổi với hocketoanthue.edu.vn, chuyên gia về truyền thông xã hội Charlie Pownall cho rằng, dù mỗi quốc gia có những đặc điểm khác nhau, nhưng nhìn chung, cách tốt nhất để dự đoán và giảm thiểu chúng chính là xây dựng quan hệ mật thiết với giới chính trị, truyền thông và dư luận địa phương, luôn lắng nghe phản hồi của họ một cách thấu đáo.

Tân Hiệp Phát mới làm tốt một yếu tố duy nhất: đó là xây dựng mối quan hệ mật thiết với chính quyền. Họ đã thông báo rất nhanh để lực lượng công an đến can thiệp, bắt quả tang anh Minh. Ở hai vấn đề còn lại, đó là quan hệ với giới truyền thông và lắng nghe phản hồi của người tiêu dùng, Tân Hiệp Phát đã và vẫn làm rất kém.

Xem thêm: Dạo Quanh Đường Phạm Thế Hiển Quận 8, Ngày Ấy Và Bây Giờ

Hãy nhìn cách truyền tải thông tin về Tân Hiệp Phát trên các tờ báo ở Việt Nam. Đó là những thông tin tiêu cực cho thương hiệu như: “Luật sư bào chữa đặt nghi vấn anh Minh bị cài bẫy”, “hình sự hóa quan hệ dân sự”, “Quyền và nghĩa vụ người tiêu dùng”, rồi những thông tin không liên quan đến vụ án nhưng bất lợi cho Tân Hiệp Phát như “Vụ chai Dr.Thanh có bợn dấm là bất thường”,…

Trong khi đó, những thông tin có lợi hơn như Tân Hiệp Phát làm đơn xin giảm án, miễn trách nhiệm dân sự cho anh Minh không được báo chí ưu tiên. Rõ ràng, truyền thông không hề đứng bên cạnh Tân Hiệp Phát trong vụ án này.

Trong câu chuyện giữa David bé nhỏ và Goliath khổng lồ, chàng David luôn được yêu mến hơn, vì vậy không có gì lạ khi truyền thông nghiêng về phía người tiêu dùng. Tân Hiệp Phát đã mắc một sai lầm nghiêm trọng và cơ bản trong việc xử lý khủng hoảng truyền thông.

Câu chuyện xử lý khủng hoảng, không phải là câu chuyện có thể xử lý ở tòa án hay lý trí, mà nó thuộc về vấn đề quan hệ, tình cảm con người. Người tiêu dùng không nghĩ tòa án đã làm sai khi tuyên phạt một kẻ tham lam 7 năm tù, nhưng một nhãn hàng dồn ép khách hàng của họ tới mức tù tội, còn nguy hiểm hơn nhiều.

Không quá khó để thấy được sự phẫn nộ của người tiêu dùng. Hàng loạt những thông điệp tẩy chay trên mạng xã hội, những kết quả tìm kiếm từ khóa Tân Hiệp Phát trên Internet luôn đi kèm con ruồi, con ruồi 500 triệu đồng, tuyên án,…

Một số người còn hào phóng chia sẻ thông tin tất cả các mặt hàng của Tân Hiệp Phát lên để người tiêu dùng “tránh”, biến nỗ lực đổi tên từ tập đoàn Tân Hiệp Phát thành Number 1 – Tân Hiệp Phát trở nên vô nghĩa. Thương hiệu này chắc chắn cũng không vui vẻ gì khi Tân Hiệp Phát là từ khóa doanh nghiệp được tìm kiếm nhiều nhất trên Google trong năm 2015 này.

Trước khi bản án được tuyên, hầu hết các chuyên gia truyền thông đều cho rằng, nếu Tân Hiệp Phát làm đơn xin cho anh Minh được "tha bổng" và chỉ cần nói lời xin lỗi doanh nghiệp, nghĩa là biến vụ việc thành án dân sự thì nhãn hàng sẽ nhanh chóng lấy lại được hình ảnh với người tiêu dùng.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, xử lý khủng hoảng như thế nào bây giờ không còn là câu hỏi mà Tân Hiệp Phát cần quan tâm nữa. Thay vào đó, câu hỏi sẽ là phải mất bao lâu để thương hiệu này lấy lại được hình ảnh. Câu trả lời có lẽ phải tình bằng đơn vị năm. Những vấn đề thương hiệu, đến cuối cùng cũng sẽ đánh mạnh vào doanh số.

Đáng buồn hơn nữa là Tân Hiệp Phát cũng không quản lý được "điểm rơi". Năm ngoái, khi vụ việc con ruồi trong chai nước nổ ra, Tân Hiệp Phát đang chuẩn bị cho đợt bán hàng Tết, cuối năm lúc nào cũng là mùa bội thu cho các doanh nghiệp hàng tiêu dùng. Chỉ vì một con ruồi, Tân Hiệp Phát sụt giảm doanh số nghiêm trọng và chịu thiệt hại 2.000 tỉ đồng như chính đại diện hãng đã công bố. Sang đến năm nay, cũng vào dịp cuối năm, vụ xét xử anh Minh lại diễn ra.

Làn sóng tẩy chay thương hiệu, đã lắng xuống lại một lần nữa được dịp bùng phát, báo hiệu tin buồn cho “Dr.Thanh” dịp Tết năm nay.