Quang Anh (quê ở Hải Phòng) là người hiếm hoi trong nhiều người đồng tính khác trong cuộc hội thảo "Văn học - nghệ thuật và LGBT" không ngần ngại tâm sự về đời tư và công khai giới tính của mình. Quang Anh chia sẻ: "9 năm là một khoảng thời gian dài với nhiều người, nhưng với tôi thì nó như một giấc mơ khi tôi may mắn biết mình là ai".

Bạn đang xem: Tâm sự của người mẹ đồng tính nữ

Biết mình là "gay" từ năm lớp 7 nhưng Quang Anh cũng chỉ lơ mơ nhận ra mình có cái gì đó không ổn khi thích nhìn và chơi với bạn trai hơn bạn gái. Lúc đó, anh hoang mang không biết tại sao mình lại như vậy: "Bấy giờ Internet chưa phổ biến, mọi thôngtinđều mù mịt. Tôi như đứa trẻ sống trong bóng tối, không nhìn thấy ai và cũng không thấy một chút ánh sáng nào".

*

Những người trong cộng đồng LGBT dự hội thảo "Văn học- nghệ thuật và LGBT".

Tôi rất ấn tượng với câu diễn ngôn mà một người đồng tính đã gửi gắm: "Con đường đi ngập tràn ánh sáng, không phải bởi mặt trời, mà bởi chúng ta đã dám mở mắt ra để nhìn nó". Ý nghĩa câu nói này không chỉ dành riêng cho những người đồng tính muốn thoát khỏi vỏ bọc của chính mình mà còn dành cho cả những người có định kiến với họ. Nếu chúng ta vẫn còn những ánh mắt ái ngại, vẫn còn sự kỳ thị với người đồng tính thì chúng ta vẫn mãi ở trong vỏ bọc đó. Tại sao chúng ta không một lần nhìn thẳng vào sự thật, dù ta có ghét bỏ họ thế nào thì họ vẫn tồn tại bên chúng ta? Vậy nên chúng ta hãy nhìn nhận họ để hiểu họ một lần và sống tốt hơn khi biết mình may mắn hơn họ.

Bản tính hiền lành cộng với nỗi sợ hãi về sự khác lạ của mình, Quang Anh ngày càng sống khép kín, nhất là khi bị bạn bè trêu là "bê đê". Lên cấp 3, Quang Anh quyết định thay đổi. Anh chơi bóng rổ, chơi game, cởi mở bản thân mình hơn và thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực. Nhưng một điều mà Quang Anh không thể thay đổi được là cảm xúc: "Tôi vẫn thích nhìn các bạn trai hơn các bạn gái. Những năm cấp 3 đó, tôi chơi rất thân với một bạn trai và có thể sống chết vì cậu ấy. Nhưng tôi không bao giờ dám nói ra tình cảm của mình vì tôi biết, nếu nói ra quan hệ giữa chúng tôi sẽ không còn như trước. Lúc đó, tôi sẽ không còn bạn bè và "bí mật lớn nhất mà cả đời tôi không nói ra" sẽ bị mọi người biết".

Khi đó, anh đau khổ và sống với hàng trăm câu hỏi ám ảnh trong đầu: "Không hiểu mình là ai, mình thuộc về thế giới nào, tại sao mình lại "bị gay"... "Những câu hỏi ấy tôi không biết hỏi ai và cũng không biết ai sẽ trả lời cho mình. Tôi sợ nếu bị ai đó biết, chắc tôi chỉ có cách chết đi để tránh nhục nhã cho bản thân và gia đình", Quang Anh tâm sự.

Đã nhiều lần, Quang Anh muốn tìm đến cái chết vì thấy cuộc sống quá bế tắc. Nhưng khi nghĩ tới gia đình, bạn bè, anh lại tự động viên bản thân tiếp tục sống. Những ngày học đại học, Quang Anh tiếp tục chạy trốn bản thân. Anh bắt đầu học cách làmquenvới bạn gái nhưng chuyện tình cảm cũng không kéo dài được lâu vì anh không muốn tự lừa dối mình và lừa dối người khác. Anh lại lao đầu vào nhiều mối quan tâm khác, cố gắng kiếm tiền để quên đi bản thân mình là ai.

Năm cuối đại học, anh tình cờ quen một người có giới tính giống mình. "Người đó đã thay đổi cuộc đời tôi. Tôi yêu và được yêu. Lúc đó tôi vô cùng hạnh phúc. Nhưng rồi cái gì đến nhanh thì đi cũng nhanh, chúng tôi chia tay. Tôi chìm trong đau khổ, nghĩ mình sẽ phải tiếp tục mang bộ mặt giả dối cho đến cuối đời", Quang Anh kể.

Kỳ thị mới là một căn bệnh

Là người đã có nhiều vở kịch, bộ phim về người đồng tính khiến hàng nghìn người phải rơi lệ và khiến cho nhiều người đồng tính đã tự bước ra vỏ bọc của mình để khẳng định "tôi là người đồng tính", đạo diễn Bùi Như Lai cho biết: "Trước năm 2006, tôi vô cùng kỳ thị người đồng tính. Từng nghĩ người đồng tính có gì đó rất dị mà mình không thể tiếp cận. Nhưng khi phải trực tiếp làm về đề tài người đồng tính, tôi đã tham gia những khóa học về giới, bạo lực giới và thực sự lúc đó tôi mới biết thế nào là đồng tính, hiểu được các khái niệm đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới. Họ cũng như chúng ta, tuy có khác là xu hướng tình dục và sở thích nhưng đó là vấn đề tự nhiên. Họ không thể tự lựa chọn giới tính cho mình nên chúng ta cần tôn trọng họ".

Đạo diễn Bùi Như Lai chia sẻ: "Nếu các bạn muốn được người khác tôn trọng thì các bạn phải để cho mọi người biết mình là ai, mình là người như thế nào. Họ sẽ hiểu và tôn trọng các bạn".

Là khách mời của hội thảo, MC Tú Nhân (MC chương trình "Bạn hãy nói chúng tôi" của Đài tiếng nói Việt Nam) băn khoăn: "Là MC chương trình tâm lý, tôi gặp nhiều trường hợp đồng tính nhưng đa phần các bạn chưa dám bộc lộ hết tâm tư của mình. Điều này gây trở ngại lớn cho người làm chương trình. Nếu chúng tôi không hiểu được các bạn thì rất khó giúp các bạn hòa nhập với cộng đồng, hay đơn giản là tìm tiếng nói chung với gia đình, bạn bè".

Xem thêm: Kính Thời Trang Nữ 2020 Dành Cho Cả Nam Và Nữ, Kính Mát Nữ Thời Trang, Giá Tốt

PGS.TS Nguyễn Thị Bình chia sẻ: "Tôi thường nghiền ngẫm văn hóa lạ để thấu hiểu và giúp học trò của mình tiếp cận với những văn minh mới, tránh xa văn hóa xấu, trụy lạc... Ở Việt Nam, những tác phẩm văn học về đồng tính đến muộn hơn các nơi khác. Thậm chí, đến thập kỉ 90, những tác phẩm đó còn bị coi là văn hóa đồi trụy và bị cấm. Nhưng khi tôi biết đến nó, tôi đã trải nghiệm với từng tác phẩm để hiểu họ là những người như thế nào. Và khi tôi hiểu được thì tôi thấy thương xót cho họ nhiều hơn là kinh sợ. Bởi đó là vấn đề tự nhiên, vấn đề khác biệt và nó thuộc về thiểu số".

PGS.TS. Nguyễn Thị Bình cho rằng, những người đồng tính là những người không may mắn nhưng họ không đáng phải chịu sự kỳ thị cũng như sự phân biệt đối xử của xã hội. "Ai cũng có sự khác biệt so với người khác. Mình muốn người khác chấp nhận sự khác biệt của bản thân thì mình phải chấp nhận cái khác biệt của người khác. Đồng thời khi mình tôn trọng sự tự do của người khác thì người khác cũng sẽ tôn trọng sự tự do của mình. Đó là điều tất yếu và câu chuyện đồng tính cũng vậy. Nhưng để xã hội có thể chấp nhận người đồng tính thì cần một quá trình", PGS.TS. Bình nhận định.

Lý do khiến người đồng tính còn e dè trong việc tự cởi bỏ mặt nạ để hòa nhập với xã hội, nhà thơ Hữu Việt thẳng thắn nêu, sự kỳ thị chính là nguyên nhân lớn nhất. Theo ông, "kỳ thị mới là căn bệnh cần giới văn nghệ sỹ và mọi ngành hợp sức đấu tranh tiêu diệt để cho xã hội tiến bộ".

Đồng tính không phải là bệnh!

"Lột mặt nạ" của chính mình

Qua nhiều tháng vật lộn với đau khổ, Quang Anh quyết định tìm hiểu về chính bản thân mình. Anh truy cập vào diễn đàn Táo Xanh và đã rất bất ngờ khi không thấy một đoạn phim nóng, hay cái gì đó dung tục như anh từng nghĩ. Ở đó, anh tìm thấy nhiều tài liệu để đọc và thấy nhiều người giống mình.

Khi đó, Quang Anh như vỡ òa trong hạnh phúc vì đã hiểu đồng tính không phải bệnh, mà không phải bệnh thì không cần chữa và không thể chữa. Anh hiểu mình "là gay", chứ không phải "bị gay". Anh cho biết: "Tôi tiếp xúc với nhiều bạn khác và cũng thấy họ "lạ" như tôi. Tôi hiểu được tại sao mình bên ngoài rất manly, nhưng lại thích con trai. Tôi hiểu được thế nào là thể hiện giới, và tôi tôn trọng thể hiện giới của các bạn đó. Trước đây tôi luôn "đeo mặt nạ" nhưng giờ tôi không còn chiếc mặt nạ nào với mọi người nữa".

Những người đồng tính đều có chung ước muốn được xã hội thừa nhận. Họ cũng muốn sống một cuộc sống bình thường như những người bình thường khác. Tuy nhiên, sự kỳ thị của xã hội vẫn là một rào cản lớn đối với họ.

Sau khi biết mình là người như thế nào, Quang Anh muốn gào thật to: "Đồng tính không phải là bệnh. Tôi là người bình thường". Anh khát khao được hòa nhập cùng với mọi người: "Hành trình phía trước còn dài, tôi còn nhiều việc phải làm. Tôi phải công khai với bố mẹ, phải cố gắng xây dựng tương lai cho người tôi yêu bây giờ, phải để cho mọi người hiểu hơn về LGBT, phải giúp đỡ những người khác trong cộng đồng".

Không giấu vẻ nghi ngại trong mắt, Lan Anh (18 tuổi, quê ở Bắc Ninh) từ chối tâm sự với lý do: "Em sẽ công khai giới tính của mình nhưng không phải bây giờ. Đến hội thảo, em muốn biết nhà văn, nhà báo... nghĩ gì khi viết về thế giới của chúng em. Nhiều khi một bài báo có thể khiến người ta tự sát, có thể vùi dập đi một số phận con người. Em sẽ không ngại chia sẻ khi họ thực sự hiểu những người như em. Em không dám chắc các thông tin mình cung cấp có được phản ánh đúng hay chỉ là chiêu giật gân, câu khách. Em rất sợ điều đó".

Câu nói của Lan Anh khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Phải chăng từ chính cách ứng xử của xã hội đã đẩy những người kém may mắn này ra xa, chứ không phải họ cố tình lẩn tránh và che giấu con người thật của mình?

Thực tế, rất nhiều người đồng tính bị chính gia đình kỳ thị và ruồng bỏ sau khi họ công khai giới tính thật của mình. Thanh Hà (Hải Phòng) bị dọa phải đến gặp bác sỹ thần kinh để "chỉnh lại đầu". Bố mẹ anh cho rằng, anh đang có những suy nghĩ lệch lạc về giới tính. Chính vì thế Hà bị bố mẹ bắt ở nhà không cho ngao du với bất cứ người bạn trai nào. "Chỉnh" đầu con không được, Hà tiếp tục bị bố đánh và thẳng thừng chỉ vào mặt bảo: "Tao không bao giờ chấp nhận một thằng con đồng tính ở nhà. Mày là sự sỉ nhục lớn nhất từ trước tới giờ tao phải chịu". Từ đó, bố Hà ngày nào cũng uống rượu, đánh đập và chửi rủa anh. Quá đau đớn và tuyệt vọng, Hà bỏ nhà ra đi, cắt đứt liên lạc với người thân. Anh nhanh chóng gia nhập vào hội những người chuyển từ nam sang nữ và lang thang khắp các công viên để kiếm sống bằng nhiều cách khác nhau.

Một thời gian sau, Hà cùng bạn bè vào nam tìm người đồng cảnh với mình. Anh sống vật vờ nơi công viên, góc phố với "nghề" chính là làm bạn tình với những người đồng tính như mình. Sống buông thả, Hà sa chân vào các tệ nạn và căn bệnh HIV đã đóng sập tương lai của anh. Đau xót, anh tâm sự: "Cuộc sống của tôi không còn sự lựa chọn từ ngày tôi bỏ nhà ra đi. Tôi sợ nhất ở công viên bị công an bắt. Lúc đó nỗi ám ảnh của tôi về gia đình còn đáng sợ hơn rất nhiều".

Anh Hà còn cho biết rất nhiều người có cùng hoàn cảnh với anh. Tương lai của những người đó cũng đang bị đe dọa khi xã hội vẫn chưa hết sự kỳ thị. Các em đồng tính nữ và nữ chuyển giới có nguy cơ bị xâm hại và lạm dụng tình dục. Thậm chí có những em do khủng hoảng tâm lý, dẫn đến tự tử, lạm dụng các chất gây nghiện hay tự làm tổn thương cơ thể.