6 tuổi là một “bước ngoặt” trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ, quý phụ huynh cần phải nắm bắt tâm lý trẻ 6 tuổi để giúp bé hòa nhập tốt nhất với môi trường mới


6 tuổi là giai đoạn mà trẻ sẽ làm quen với rất nhiều điều mới, có những bước tiến quyết định trong những năm đầu đời. Những thay đổi về thể chất, nhận thức cũng như tâm lý trẻ 6 tuổi đã rõ nét hơn. Đây chính là thời điểm mà 70% nền tảng cho cuộc sống sau này của các con được hình thành. Do đó, cha mẹ cần phải nắm bắt và thấu hiểu những thay đổi trong tính cách, tâm lý của trẻ 6 tuổi để có được những phương pháp phù hợp nhất để dạy con tốt trong giai đoạn này.

*

Nắm bắt tâm lý trẻ 6 tuổi

1. Sự phát triển thể chất ở trẻ 6 tuổi

Có thể bạn sẽ giật mình khi bỗng nhiên nhận ra bé yêu của mình đã có những thay đổi về thể chất trong một thời gian ngắn. Thời điểm này, trong một năm các con chỉ cao thêm từ 5 - 7cm, bạn sẽ thấy bé trong thon thả hơn khi còn nhỏ. Các cơ cánh tay và chân sẽ phát triển nhanh hơn các cơ tại ngón tay hoặc ngón chân. Vì vậy, bé rất cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng trưởng và phát triển một cách tốt nhất.

Một số cột mốc phát triển thể chất ở trẻ 6 tuổi:

Sự phối hợp giữa tay và mắt tốt hơnTrẻ tự thay quần áo thuần thục, biết cách mang giày, mang vớ cho mìnhTrẻ có thể viết, vẽ chính xác hơn và thể hiện được ý tưởng cho người khác hiểuKỹ năng vận động thô: Đạp xe bốn bánh, đá một quả bóng, nhảy qua chướng ngại vật, nhảy cao, ném/bắt bóng, chạy theo hướng dẫn, đi bộ và giữ cơ thể cân bằng...Kỹ năng vận động tinh: Xếp đồ vật chồng lên nhày, vẽ có hình khối đơn giản, giải các câu đố dễ, nhặt các đồ vật nhỏ, chải tóc, đánh răng, dùng dao kéo....

2. Sự phát triển Nhận thức ở trẻ 6 tuổi

Nhận thức, tâm lý trẻ 6 tuổi có một bước tiến dài hơn so với những năm tháng mầm non, khi mà các con bắt đầu bước vào một cộng đồng xã hội lớn hơn. Có thể vẫn còn đó những ngây thơ và vụng dại, nhưng cùng đầy những bỡ ngỡ và háo hức tìm hiểu điều mới lạ.

*

Sự phát triển nhận thức của bé 6 tuổi

Bạn sẽ nhận thấy sự phát triển nhận thức của bé yêu qua những khía cạnh:

2.1 Sự phát triển tinh thần

Giai đoạn 6 tuổi bé đã hiểu hơn về những mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả, biết được sự ảnh hưởng của mình đối với người khác. Cha mẹ cần có những hướng dẫn đúng đắn trong thời điểm này để bé nhận thức được điều hay lẽ phải, tránh hình thành những tính cách, suy nghĩ tiêu cực trong bé.

Ngoài ra, sự phát triển về tinh thần của bé 6 tuổi cũng có những thay đổi rõ rệt như:

Trẻ 6 tuổi đã biết thể hiện sự yêu ghét rõ ràng hơnBé biết rõ về các con số và thực hiện được những bài toán, phép tính đơn giản như cộng, trừTrí nhớ của các con được cải thiện hơn, có thể phân biệt được hình dạng, kích thước, màu sắc và phân loại các đồ vậtBạn sẽ cảm thấy bất ngờ với khả năng suy luận của con yêu về một vấn đề nào đóCác con cũng bắt đầu hình thành tư duy trừu tượng, có thể quan sát một bức tranh và nghĩ ra một câu chuyện thú vị theo sự tưởng tượng của chúngBé cũng phát triển khả năng lắng nghe, suy luận và hiểu được những mối liên quan, từ đó trình bày mạch lạc một vấn đề nào đó.Những bức tranh mà bé vẽ sẽ thể hiện được sự tinh vi, chú trọng đến các chi tiết hơn

Con yêu của bạn cũng có thể bị phân tâm, quên mất những chỉ dẫn nhỏ từ bạn bởi ở độ tuổi này có rất nhiều điều xảy ra với bé. Bạn cũng đừng quá ngạc nhiên, hãy cố gắng hỗ trợ bé nhé.

2.2 Sự phát triển nhận thức xã hội

*

Nhận thức xã hội của bé 6 tuổi phát triển như thế nào

Một ngày nào đó bạn sẽ nhận thấy những em bé 6 tuổi trở nên độc lập hơn, bên cạnh gia đình là quan trọng nhất thì bé còn có những mối quan hệ mới ngoài xã hội. Bé sẽ có những biểu hiện sau mà bạn nên biết:

Giao lưu, nói chuyện với những người khác ngoài phạm vi gia đìnhCó thêm nhiều bạn mới, kết bạn với những đứa trẻ khác một cách dễ dàng, mặc dù cũng sẽ có những lúc bé thích chơi một mình và không muốn có ai làm phiềnBắt đầu hiểu các khái niệm về tầm quan trọng, sự chia sẻ, chung ta giúp đỡ người khác. Có có giai đoạn bé cảm thấy tự ti, ghen tị với những bạn bè cùng trang lứa, hoặc cả anh chị em trong nhà.Bé sẽ tỏ vẻ mình là người lớn hơn so với những đứa bé nhỏ tuổi hơnThích giả vờ làm những nhân vật trong các câu chuyện tưởng tượngVẫn còn đó những nỗi sợ hãi với động vật lớn hay quái vậtPhát triển óc hài hước....

2.3 Sự phát triển ngôn ngữ

Khi bé bước vào giai đoạn 6 tuổi, chúng sẽ làm tốt những kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp, khả năng diễn đạt rõ ràng hơn rất nhiều. Hoàn toàn có thể sử dụng ngôn ngữ thành thạo của mình để thể hiện cảm xúc, nội dung muốn truyền đạt.

Một số biểu hiện về sự phát triển ngôn ngữ của các con mà cha mẹ có thể nhận thấy:

Các bé biết nói tên tuổi, ngày tháng năm sinh, nơi ở của mìnhThể hiện sự quan tâm của mình nhiều hơn thông qua giao tiếp, thích nói chuyện với người khác và chia sẻ nhiều vấn đề cá nhân của mình.Biết sử dụng ngôn ngữ mang tính mô tả và chi tiết hơn, biết cách truyền đạt để thể hiện quan điểm của riêng mìnhCác con có khả năng nghe - hiểu và lặp lại câu nói của người khác, bước chước phong thái, giọng điệu khá chính xácBắt đầu khám phá ý nghĩa của từ, khi gặp một từ nào đó không hiểu bé sẽ hỏi ngay. Bé cũng sẽ cảm thấy thích thú với những điều mới mẻ này, sau khi hiểu ý nghĩa trẻ sẽ áp dụng vào những tình huống tương tự...

3. Sự phát triển tâm lý trẻ 6 tuổi

Diễn biến tâm lý của trẻ em thay đổi theo từng độ tuổi, đặc biệt là tâm lý của trẻ 6 tuổi, chúng có những phát triển mà cha mẹ có thể "ngạc nhiên". Chính vì vậy, nắm bắt kiến thức về tâm lý bé 6 tuổi sẽ rất hữu dụng cho phụ huynh trong quá trình nuôi dạy con. Ngay bây giờ, hãy xem sự phát triển tâm lý đó là gì cha mẹ nhé.

*

Sự phát triển tâm lý của những em bé lên 6

3.1 Tâm lý tự tin và tự ti

Những đứa bé ở độ tuổi lên 6 thường rất hoạt bát, khá tò mò và hứng thú khi bắt đầu tiếp xúc với môi trường mới, làm quen với bạn bè, thầy cô, tần suất học và kiến thức cũng nhiều hơn khi còn học mầm non. Các em sẽ "gánh vác" vai trò hoàn toàn mới, vì thế mà bé vừa có tâm lý háo hức vừa tồn tại sự e dè.

Giai đoạn này, nếu được quan tâm, dạy bảo đúng mực bé sẽ "phá kén" và dễ dàng thích nghi, tự tin phát triển bản thân hơn. Ngược lại, nếu cha mẹ thường gây áp lực cho con, so sánh con với người khác, thúc ép và la rầy con thì những đứa bé sẽ hình thành nên tâm lý tự ti, thu mình sâu hơn vào "chiếc kén" của mình.

Do đó, theo các chuyên gia tâm lý trẻ 6 tuổi, cha mẹ và thầy cô cần phải cân nhắc về lời nói của mình khi nhận xét trẻ trước mặt người khác. Không nên chê trách hay khen ngợi con trẻ quá mức để tránh việc bé có những suy nghĩ không đúng về bản thân, dẫn đến tâm lý quá tự tin hoặc tự ti về bản thân.

3.2 Tâm lý hiếu động và thụ động

Do đặc điểm tò mò mạnh mẽ, những em bé 6 tuổi thường rất hiếu động, vậy nên rất cần tới sự khéo léo của cha mẹ để gợi mở cũng như kiềm chế tâm lý này cho bé. Hãy điều hướng sự tò mò, hiếu kỳ đó thành kỹ năng tìm hiểu, khám phá vấn đề, từ đó giúp con nhận ra những điều có ích, những nề nếp, quy định, kỷ luật trong học tập và trong cuộc sống.

Nhiều em sẽ gặp tình trạng rụt rè, thụ động khi tiếp xúc với môi trường mới, vì vậy phụ huynh cần lưu ý đến trạng thái tâm lý của trẻ 6 tuổi, tâm sự và chia sẻ với con nhiều hơn để trẻ tự tin tham gia các hoạt động tập thể trên trường học.

Nếu cảm thấy bé bị thụ động, cha mẹ hãy tìm hiểu lý do và áp dụng những phương pháp phù hợp để con yêu mạnh dạn, chủ động.

3.3 Tâm lý vâng lời và chống đối

Một trong những đặc điểm tâm lý trẻ 6 tuổi mà quý phụ huynh có thể nhận thấy rõ nét đó là vâng lời và chống đối. Bé yêu sẽ có những sự thay đổi bất thường về tính cách do phải đối mặt với nhiều vấn đề mới mẻ. Có những lúc bạn thấy con của mình rất đáng yêu, nghe lời người lớn, nhưng cũng có thời điểm chứng tỏ thái độ thách thức và gây hấn với mọi người.

*

Tâm lý vâng lời và chống đối ở trẻ 6 tuổi

Đây là một giai đoạn rất nhạy cảm đối với bé, các con sở hữu cái tôi khá lớn, biết sử dụng sự chống đối để đòi quyền lợi cho mình. Điều này có thể khiến người lớn cảm thấy khó chịu nhưng nếu bạn biết khéo léo sử dụng sự linh hoạt giữa nghiêm khắc và mềm mỏng để "uốn nắn" bé, giúp bé nhận ra đúng - sai và điều chỉnh thái độ phù hợp, chắc chắn bé sẽ ngoan ngoãn và vâng lời.

3.4Tâm lý Vị tha và ích kỷ

Vị tha và ích kỷ là hai trạng thái tâm lý đối nghịch của trẻ 6 tuổi rất dễ nhận thấy. Có lúc bạn thấy con rất giàu lòng trắc ẩn và vị tha, nhưng cũng có lúc con trở nên ích kỷ, chỉ muốn tốt cho mình. Vì vậy, cha mẹ cần đồng hành cùng con, hướng dẫn để bé biết cách chia sẻ, thể hiện cảm xúc đúng đắn trong những trường hợp cụ thể. Nên dành lời khen ngợi khi bé có những hành động tốt, không nên trách mắng, nổi giận khi bé sai. Lòng vị tha, sự nhân ái là hành trang quý giá cho bé yêu sau này, vì vậy cha mẹ đừng bỏ qua đặc điểm tâm lý này nhé.

Trên đây là những đặc điểm về sự phát triển thể chất, nhận thức và tâm lý trẻ 6 tuổi mà Mighty Math muốn gửi đến quý phụ huynh. Hy vọng với những chia sẻ thú vị này, cha mẹ sẽ có thêm những kiến thức quý giá để nuôi dạy con yêu một cách khoa học, đúng đắn. Chúc cho bé yêu nhà mình luôn khỏe mạnh và trở thành con ngoan, trò giỏi mà ai cũng tự hào.