Giang Thanh là người vợ thứ tư của cố lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông, khi Mao Trạch Đông phát động Cách mạng Văn hóa, Giang Thanh là một trong những người lãnh đạo quan trong trong thời kỳ này. Năm 1976, sau khi Mao Trạch Đông qua đời, Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh phát động chính biến quân sự, bắt giữ “Tứ nhân bang” (hay bè lũ bốn tên), Giang Thanh bị liệt vào người đứng đầu “Tứ nhân bang”.

*
Còn chính quyền Trung Quốc thì thừa nhận: “Tứ nhân bang” là trợ thủ chủ yếu tư tưởng chính trị được Mao Trạch Đông quán triệt vào thời kỳ cuối Cách mạng Văn hóa. Mặc dù là trợ thủ, nhưng vẫn cần nghe lời người đứng đầu. Dưới sự gợi ý của Mao Trạch Đông, năm 1974, “Tứ nhân bang” phát động “cuộc vận động phê bình Lâm Bưu, phê bình Khổng Tử”, đồng thời, được Mao ngầm cho phép, “Tứ nhân bang” chuyển hướng cuộc vận động này sang người đang bị bệnh nặng phải nằm viện – Chu Ân Lai.Năm 1975, vẫn dưới sự chỉ đạo của Mao, “Tứ nhân bang” lại triển khai các cuộc thảo luận về bất bình đẳng xã hội, quyền lực chính trị và liên quan đến vấn đề ví dụ như chiến lược tổng thể phát triển kinh tế, phương châm giáo dục, đưa công nghệ nước ngoài vào, lão cán bộ phục chức, v.v. “Tứ nhân bang” phê phán quyền lợi giai cấp tư sản không kiêng nể gì, đề xuất cần hạn chế đối với giai cấp tư sản, và cần phải tiến hành chuyên chế độc tài. Không có Mao làm hậu thuẫn, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình sẽ không coi “Tứ nhân bang” ra gì. Hiển nhiên, ĐCSTQ đem tội lỗi phát động Cách mạng Văn hóa đổ lên đầu “Tứ nhân bang”, là có nguyên nhân và mục đích. Bởi vì đã hại chết biết bao nhiêu người Trung Quốc, Cách mạng Văn hóa đã mang đến đại tai nạn cho người Trung Quốc, nên cần phải có người gánh vác tội lỗi, nhưng nếu đem tội lỗi này đổ cho Mao, ĐCSTQ liệu có thể đứng vững được không. Là để kéo dài thọ mệnh của ĐCSTQ, nên ĐCSTQ đã có ý đẩy trách nhiệm mà Mao phải gánh cho kẻ khác, và kiểm soát việc xét lại Cách mạng Văn hóa, mục đích cũng chính là che dấu bản chất tàn ác của ĐCSTQ, để nó có thể tiếp tục gây hại cho Trung Quốc.>>Giết người như giết lợn trong thời Cách mạng Văn hóa ở Quảng Tây

Lâm Bưu và Giang Thanh là chiến hữu thân mật?

Đơn khỏi tố Lâm Bưu và Giang Thanh đều quy hai người này là “tập đoàn phản cách mạng”, về cáo buộc này, Giang Thanh phản bác: “đơn khởi tố này của các vị coi kẻ muốn giết chết tôi là Lâm Bưu thành thành viên và trong cái mà các bị gọi là tập đoàn, sao lại có thể để người mưu hại và người bị mưu hại ngồi cùng chỗ được?”, “tôi và Lâm Bưu có cuộc chiến một mất một còn, khi tôi đấu tranh với tên bán nước này, thì không biết được các vị đang ở đâu cơ đấy!”Đúng như lời Giang Thanh nói, trong Cách mạng Văn hóa, Lâm Bưu và “Tứ nhân bang” chưa từng có mối quan hệ hợp tác thực sự. Ngược lại, giữa hai bên đều đầy những xung đột. Nghe nói, Lâm Bưu rất muốn bài xích vị trí trong Tiểu tổ lãnh đạo Cách mạng Văn hóa Trung ương của Giang Thanh, nhiều lần ủng hộ ý đồ Hoàng Vĩnh Thắng đánh bại Giang Thanh, còn Giang Thanh cũng hận Lâm Bưu đến xương tủy. Hơn nữa, Cách mạng Văn hóa bùng nổ về cơ bản không liên quan gì đến Lâm Bưu, có thể đả đảo Lưu Thiếu Kỳ và cất nhắc Lâm Bưu chỉ có bản thân Mao. Trong vấn đề đối đãi với phát động Cách mạng Văn hóa và trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, một mặt Lâm Bưu biểu thị ủng hộ Mao, mặt khác lại ký 8 điều trong Quân ủy, chủ trương quân đội không tham gia Cách mạng Văn hóa, cần xử lý công việc công bằng, biểu thị rõ thái độ thực sự của mình. Năm 1969, Lâm Bưu trở thành người sẽ kế nhiệm Mao, bắt đầu cùng với Mao trong xây dựng quan hệ với Mỹ và làm thế nào xây dựng lại cơ cấu quyền lực của ĐCSTQ, ví dụ như có thiết lập chức vụ chủ tịch nước đã gây chia rẽ. Người đa nghi như Mao đã bắt đầu hoài nghi Lâm Bưu muốn lật đổ ông ta, nghi ngờ Lâm Bưu muốn cướp quyền lực từ tay mình. Đặc biệt là sau đó, Mao phát động vận động phê bình Trần Bá Đạt, Lâm Bưu không hoàn toàn nghe theo Mao, mà lựa chọn thái độ tiêu cực là không tham gia hội nghị để phản đối, điều này khiến Mao càng hoài nghi Lâm Bưu hơn, từ đó Mao bày ra âm mưu hạ bệ Lâm Bưu, Chu Ân Lai cũng một lần nữa lựa chọn trợ giúp cho Mao, đến lúc cả nhà Lâm Bưu chết không còn xương cốt cũng vẫn không hiểu ra.