Bộ máy nhà nước Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và quản lý nhà nước. Vậy sơ đồ bộ máy nhà nước Việt Nam hiện hành được tổ chức ra sao, ai là người lãnh đạo?

Trong bài viết dưới đây, Tri Thức Cộng Đồng sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin cụ thể và chi tiết nhất về vấn đề này qua đó thấy được tính thống nhất và đồng bộ trong cơ chế của bộ máy nhà nước Việt Nam.

Bạn đang xem: Sơ đồ bộ máy nhà nước việt nam mới nhất


1. Bộ máy nhà nước là gì?

Mỗi một nhà nước đều xây dựng cho mình một mô hình nhà nước riêng nhằm phát huy tối đa hiệu quả quản lý. Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, được tổ chức sắp xếp theo những quy định, nguyên tắc riêng thống nhất, có tính đồng bộ, tất cả cùng nhau thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một Nhà nước độc lập.

Xem thêm: Những Lời Chúc Sinh Nhật Bằng Tiếng Hàn, 5 Câu Chúc Mừng Sinh Nhật Bằng Tiếng Hàn Hay Nhất

*
Hình ảnh Bộ máy nhà nước là gì?

Cụ thể, sơ đồ bộ máy nhà nước Việt Nam được tổ chức gồm ba cơ quan chính là cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. 

Cơ quan lập pháp: 

Là cơ quan quyền lực nhà nước, trong đó Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. 

Cơ quan hành pháp: 

Hay còn gọi là cơ quan hành chính nhà nước, đứng đầu là Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng, ban…

Cơ quan tư pháp: 

Chia thành hai mô hình cơ quan bao gồm cơ quan xét xử và viện kiểm sát.

Cơ quan xét xử bao gồm tòa án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân địa phương, tòa án quân sự… Viện kiểm sát: bao gồm: viện kiểm sát nhân dân tối cao, các viện kiểm sát nhân dân địa phương, viện kiểm sát quân sự.

Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam:

2. Tổ chức các phân hệ của bộ máy nhà nước Việt Nam

2.1. Quốc hội

Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đồng thời là cơ quan đại biểu đứng đầu của nhân dân. Quốc hội có quyền lập hiến và lập pháp, đồng thời đưa ra quyết định đối với các vấn đề quan trọng, có quyền giám sát tối cao tất cả các hoạt động của nhà nước. 

2.2. Chủ tịch nước

Chủ tịch nước là người giữ vị trí cao nhất trong Nhà nước, tham gia điều hành các vấn đề đối nội và đối ngoại của đất nước. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch nước được quy định cụ thể trong điều 88 hiến pháp 2013. 

2.3. Chính phủ

Cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước là chính phủ. Chính phủ có quyền thực hiện của hành pháp, tức là cơ quan thi hành những quyết định của Quốc hội. Nhiệm vụ của chính phủ là quản lý chặt chẽ và thống nhất tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội căn cứ theo Hiến pháp và pháp luật của quốc gia. 

2.4. Các cơ quan xét xử

*
Hình ảnh Các cơ quan xét xử

Các cơ quan xét xử gồm:

Tòa án nhân dân tối caoTòa án nhân dân địa phươngTòa án quân sựCác tòa án do luật định

Cơ quan xét xử có nhiệm vụ xét xử các vụ án hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân gia đình. Các cơ quan này không tuân theo quyết định của bất kỳ thế lực nào mà độc lập xét xử theo quy định của pháp luật. 

2.5. Các cơ quan kiểm sát

Các cơ quan kiểm sát gồm:

Viện kiểm sát nhân dân tối caoViện kiểm sát nhân dân địa phươngViện kiểm sát quân sự

Các cơ quan kiểm sát có nhiệm vụ kiểm sát hoạt động tuân theo pháp luật của tất cả công dân, tổ chức đồng thời thực hiện quyền công tố. Quyền công tố của viện kiểm sát được quy định bởi nhà nước. Cơ quan kiểm sát có vai trò đảm bảo việc chấp hành pháp luật được diễn ra minh bạch, công bằng và thống nhất trên mọi phương diện. 

2.6. Chính quyền địa phương

Cơ quan quyền lực nhà nước đặt tại các địa phương được gọi là hội đồng nhân dân, cái tên này cũng đã thể hiện được quyền làm chủ của nhân dân, quan điểm nhất quán của nhà nước trong việc xây dựng một xã hội của dân, do dân và vì dân. Hội đồng nhân dân đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Hội đồng nhân dân do dân bầu ra, vì vậy có trách nhiệm trước dân, giải quyết các vấn đề ở địa phương, đảm bảo các hoạt động tại địa phương diễn ra theo đúng pháp luật và hiến pháp. 

Cơ quan chấp hành của hội đồng nhân dân là ủy ban nhân dân. Đây là một cơ quan hành chính có trách nhiệm tổ chức việc thi hành hiến pháp và pháp luật. Đồng thời cơ quan này cũng có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ mà nhà nước giao phó. 


Hiện tại, Tri Thức Cộng Đồng đang cung cấp dịch vụ LÀM THUÊ LUẬN VĂN Hà Nội, HCM,… với mọi chuyên ngành học chuyên nghiệp nhất thị trường. Nếu bạn không có thời gian hoàn thành bài luận, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé! 


3. Quản lý nhà nước là gì?

Quản lý nhà nước là hoạt động được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước ứng với nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan nhà nước đó. Mục tiêu của hoạt động quản lý nhà nước là hướng đến một xã ổn định, văn minh và giàu mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển mà nhà nước đặt ra. 

Các cơ quan hành pháp, tư pháp và lập pháp trong bộ máy nhà nước đều tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước nhằm đảm bảo việc vận hành bộ máy được diễn ra hiệu quả, thống nhất từ trung ương đến địa phương. 

4. Ngân sách nhà nước là gì?

*
Hình ảnh Ngân sách nhà nước là gì?

Ngân sách nhà nước là tổng tất cả các khoản thu chi của nhà nước dự định sử dụng trong một khoản thời gian cụ thể nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. 

Ngân sách nhà nước gồm 2 loại là ngân sách địa phương và ngân sách trung ương: 

Ngân sách địa phương: là khoản thu chi ngân sách mà nhà nước phân cho địa phương sử dụng để thực hiện chức năng nhiệm vụ riêng của từng địa phương. Ngân sách trung ương: là khoản thu chi ngân sách mà nhà nước phân cho trung ương để thực hiện chức năng nhiệm vụ của cấp trung ương. 

 5. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam hiện tại

Sơ đồ bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam như sau: 

Trên đây là toàn bộ những nội dung liên quan đến sơ đồ bộ máy nhà nước Việt Nam cùng các nội dung xoay quanh chủ đề này. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn đã có cho mình những kiến thức hữu ích nhất.