Thiên chức cao quý nhất của người phụ nữ đó là làm mẹ. Phụ nữ mang thai 9 tháng 10 ngày, mang bầu đã nặng nhọc, đến kỳ sinh nở càng gian khó hơn. Không biết mình có vượt cạn được hay không? Làm thế nào để chuẩn bị đủ tinh thần và hành trang cho cuộc vượt cạn thành công? Có rất nhiều câu hỏi cần được giải đáp cho các mẹ bầu.

Bạn đang xem: Sinh thường và sinh mổ

Do đó, hôm nay chúng tôi muốn nói đến chủ đề sinh thường hay sinh mổ dể chị em chúng ta có cái nhìn tổng quát về sinh đẻ và cũng không nên lo lắng nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.

Sinh thường

Quá trình đầu tiên khi đến kỳ sinh các mẹ bầu cần biết đó là chuyển dạ,vậy chuyển dạ là gì?.

Chuyển dạ là một quá trình sinh lý giúp xóa mở cổ tử cung và đẩy thai nhi ra ngoài qua đường âm đạo.

Một cuộc chuyển dạ gồm có 3 giai đoạn:

- Gai đoạn 1: Giai đoạn xóa mở cổ tử cung- Giai đoạn 2: Giai đoạn sổ thai (thai sổ ra ngoài âm đạo)- Giai đoạn 3: Giai đoạn sổ rau

Giai đoạn 1: Trung bình một cuộc chuyển dạ con so khoảng 16 – 20 giờ, con rạ khoảng 8 – 12 giờ. Trong đó giai đoạn xóa mở cổ tử cung là gia đoạn dài nhất, lâu nhất và khó khăn nhất. Các biện pháp thông thường để hỗ trợ trong quá trình chuyển dạ là rất có ích để giúp sản phụ giảm bớt cơn đau. Động viên tinh thần sản phụ, tập hit thở mỗi khi có cơn co tử cung gây đau.

Xem thêm: Các Phương Pháp Dạy Học Môn Toán Thcs, Phương Pháp Giảng Dạy Tốt Môn Toán Ở Trường Thcs

Giai đoạn 2: Khi cổ tử cung mở hết và sản phụ ở trong thời kỳ sổ thai của giai đoạn 2, khuyến khích sản phụ chọn tư thế họ thích (hình 1) và động viên sản phụ rặn. Chỉ được rặn đẻ khi cổ tử cung đã mở hết, đầu lọt thấp . Lúc này bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ hướng dẫn cho sản phụ cách rặn đẻ, Sau khi đứa bé sổ ra ngoài. Đặt đứa trẻ trên bụng người mẹ, lau khô toàn thân bé, và để bé da kề da với mẹ.Hình -1: Các tư thế sản phụ có thể chọn khi sinh

*

Giai đoạn 3 bắt đầu khi em bé đã đã được lấy ra khỏi âm đạo người mẹ, đây là giai đoạn ngắn nhất, thông thường chỉ kéo dài 15 – 20 phút. Lúc này cơn co thắc đã yếu dần, rau thai sẽ được đẩy ra ngoài, bạn không cần phải làm gì giai đoạn này, tận hưởng cảm giác con nằm trên ngực mẹ và da kề da với mẹ.

*

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngay sau khi lọt lòng, trẻ sơ sinh cần được tiếp xúc “da kề da” với ngực hay bụng mẹ trong vòng ít nhất một giờ. Lợi ích của phương pháp này:

- Ổn định thân nhiệt, nhịp tim, nhịp thở và đường huyết - Giảm khóc và căng thẳng- Bảo vệ bé khỏi tác hại của việc tách khỏi mẹ.- Tạo điều kiện cho sự phát triển tối ưu của não- Kích thích tiêu hóa và giúp bé tăng cân- Tăng cường hệ miễn dịch- Tăng tỷ lệ mẹ cho con bú và thời gian cho con bú

Nghe tiếng khóc chào đời của bé, bé lại được nằm bên mẹ, bú mẹ sớm, mọi cơn đau hình như đã tan biến hết. Sức khỏe bà mẹ bình phục nhanh chóng, hạnh phúc nào hơn thế nữa!

Sinh mổ

Trên thực tế, có những trường hợp không thể đẻ thường qua đường âm đạo mà phải mổ lấy thai. Những lý do như bà mẹ có khung chậu hẹp, con to, bất tương xứng đầu chậu, các ngôi thai bất thường (ngôi ngang, ngôi ngược…), thai suy… Hoặc mẹ mắc bệnh lý mà không thể rặn đẻ được như bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, tiền sản giật, nhau tiền đạo, nhau bong non…

Với phương pháp sinh mổ hay đẻ mổ, em bé sẽ chào đời không qua đường âm đạo của người mẹ như thông thường mà được các bác sĩ đưa ra khỏi tử cung của người mẹ thông qua một cuộc phẫu thuật. Sinh mổ có thể được lên kế hoạch trước khi bắt đầu có cơn đau chuyển dạ (trường hợp này gọi là “chọn” mổ, hay mổ chủ động) hoặc có thể là không hề có kế hoạch cho đến khi có rắc rối xảy ra trong quá trình chuyển dạ và bác sĩ buộc phải quyết định một ca “mổ cấp cứu”.

*

Sinh mổ hay đẻ mổ thường được thực hiện sau khi gây tê tủy sống, với phương pháp này người mẹ vẫn có thể nhận biết được sự ra đời của con mình nhưng không cảm thấy đau đớn trong quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các bác sĩ gây mê có thể quyết định chọn biện pháp gây mê toàn thân.

Bác sĩ sẽ thực hiện một đường cắt vào vùng bụng dưới (thường là ngang đường ngang trên xương mu), vào trong phần dưới của tử cung để lấy em bé đưa ra ngoài vết mổ. Các thao tác đưa em bé ra ngoài diễn ra khá nhanh, trong khoảng 5 đến 10 phút. Sau đó, nhau thai được lấy ra và bạn sẽ được tiêm oxytocin để giúp tử cung co lại và hạn chế mất máu. Phần lớn thời gian của ca mổ là dành cho giai đoạn khâu vết mổ ở tử cung và các lớp khác nhau của mô bụng, cơ và da.

Tuy nhiên, chúng ta cũng nên hiểu rằng sinh mổ vẫn không thể an toàn bằng sinh thường. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, mổ lấy thai nhi không phải là phương pháp an toàn mà làm tăng nguy cơ tử vong mẹ cao gấp 2 – 10 lần so với đẻ thường và tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong trong ba tháng đầu sau sinh cao gấp 3 lần so với trẻ sinh tự nhiên. Nguyên nhân là do các vết mổ đòi hỏi thời gian hồi phục lâu hơn, và việc phẫu thuật, gây mê cũng có nhiều khả năng gây ra một vài rắc rối cho cả mẹ và bé. Với những vết mổ cũ thì nguy cơ càng tăng. Vì vậy, chúng tôi vẫn khuyên bạn không nên chọn sinh mổ nếu không vì những lý do chính đáng.