Mẹ đã thêm bài viết thành công

Bài viết của mẹ đã được đưa vào mục bài viết yêu thích. Mẹ có thể xem lại trong mục Hugges của tôi.


*

Đối với một số cặp vợ chồng khi chuẩn bị sinh conthì việc sắp xếp một cuộc sinh nở tại nhà là rất quan trọng. Điều này có thể do quan điểm sống riêng của họ, hoặc bởi việc sinh tại nhà giúp họ cảm thấy thoải mái hơn. Nhiều người cho rằng việc bầu bì và sinh nở là lẽ bình thường và đơn giản chỉ là một trong những sự kiện liên quan đến sức khỏe trong cuộc đời, không có lý do để cần đến sự chăm sóc y tế hay sự can thiệp của bệnh viện.

Bạn đang xem: Sinh con tại nhà không cần bà đỡ đẻ

Có nhiều lý do giải thích tại sao có những cặp vợ chồng chọn phương pháp sinh tại nhà. Đa phần họ đều đã được trang bị kiến thức chu đáo và cung cấp đầy đủ thông tin trước khi cân nhắc phương pháp sinh thường tại nhà. Đây hoàn toàn không phải là một quyết định hời hợt hay chưa thấu đáo.

Tham khảo: Sinh con dưới nước

*

Sinh tại nhà là một lựa chọn mang tính cá nhân và có thể không phải là lựa chọn phù hợp cho tất cả các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, những phụ nữ chọn phương pháp sinh tại nhà với sự trợ giúp của bác sĩ hộ sinh có tay nghề không phải là những người liều lĩnh như mọi người đánh giá. Đối với những cặp vợ chồng này, lợi ích của phương pháp sinh em bé tự nhiêntại nhà được chú trọng cho cả họ và đứa trẻ.

Tham khảo: Sinh thường

Có những trường hợp đã lên kế hoạch sinh nở tại bệnh viện nhưng khi chuyển dạ lại không kịp đến bệnh viện và sinh luôn tại nhà. Trường hợp này sản phụ sinh em bé tại nhà ngoài ý muốn do bởi cơn chuyển dạ xảy ra nhanh chóng. Việc sinh tại nhà ngoài dự kiến mang đến những rủi ro hoàn toàn khác với những trường hợp đã được chuẩn bị và lên kế hoạch chu đáo.

Tham khảo: Dấu hiệu sắp sinh

Tại sao lại chọn phương pháp sinh tại nhà?

Bởi vì phương pháp sinh thường tại nhà được xem là gần với tự nhiên hơn để chào đón một em bé chào đời. Sản phụ có thể cảm thấy thoải mái hơn khi được sinh trong chính ngôi nhà mình, trong một môi trường quen thuộc. Có nhiều người xem việc sinh tại nhà là một quyền cơ bản của con người. Có thể đối với một số sản phụ thì bệnh viện không phải là môi trường thuận lợi cho việc chuyển dạ và sinh nở. Sinh tại nhà có thể giúp bạn chủ động hơn, không bị gò bó đi lại và có thể chọn vị trí thoải mái nhất để sinh em bé. Bạn cũng được kiểm soát nhiều hơn, và "làm chủ" cơn chuyển dạ của mình. Những người ủng hộ sinh tại nhà cho rằng phương pháp này giúp sản phụ cảm thấy được tiếp thêm năng lượng khi sinh con tại nhà. Sinh con tại nhà có thể giúp xoa dịu những tổn thương tâm lý mà sản phụ đã từng gặp phải trong những lần sinh nở trước. Các sản phụ sinh tại nhà bày tỏ đây là một trải nghiệm tuyệt vời, và họ thực sự hài lòng. Sinh tại nhà cũng là cơ hội để cả gia đình cùng quây quần, gồm cả họ hàng, anh chị của em bé mới sinh, và cả bạn bè. Các ông bố, bà mẹ có được sự kết nối và nhiều cơ hội gắn bó chặt chẽ với trẻ sơ sinh hơn,. Người chồng cũng cảm thấy được tham gia nhiều hơn, chứ không đơn thuần chỉ là “vai trò trợ giúp”. Bác sĩ hộ sinh cho những trường hợp sinh tại nhà cũng sẽ chăm sóc người mẹ và em bé sơ sinh chu đáo, tận tâm bởi vì đã liên tục giúp đỡ từ khi còn trong thai kỳ đến khi đỡ đẻ tại nhà và tiếp tục chăm sóc cho mẹ và bé sau khi sinh.

Tham khảo: Dấu hiệu chuyển dạ

*

Lý do bạn không nên sinh tại nhà

Sản phụ có thể không chọn phương pháp sinh tại nhà. Đây có lẽ là một quyết định đúng đắn và họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi sinh em bé tại bệnh viện. Khi bạn có ý thức và niềm tin rằng sinh em bé tại bệnh viện sẽ an toàn hơn. Khi một bác sĩ sản khoa hoặc nhân viên y tế khuyên bạn không nên sinh tại nhà. Thường thì lý do có liên quan đến khả năng bị biến chứng cao gây nguy hiểm cho cả người mẹ và trẻ sơ sinh. Những biến chứng thai sản chẳng hạn như tiền sản giật, tiểu đường thai sản, nhau tiền đạo, thuyên tắc ối. Có tiền sử bệnh tật nào đó có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh nở. Có tiền sử chảy máu trong thời kỳ thai sản, xuất huyết hay những vấn đề về đông máu. Sinh non hay sinhđa thai. Nếu sản phụ cảm thấy không an tâm về sức khỏe của mình hay tâm lý bất ổn. Nếu lo sợ bản thân mình hay thai nhi có thể gặp nguy hiểm, thai phụ sẽ lựa chọn cách an toàn hơn. Khi thai nhi không thể hiện chỉ số đầu (có nghĩa là đầu hạ thấp). Dẫu rằng vẫn có những thai phụ chọn sinh tại nhà khi thai nhi ở tư thế đẻ ngược – chân và mông sẽ ra trước), tuy nhiên điều này không tốt. Đã từng sinh mổ trước đây hay có những phẫu thuật trong tử cung. Nếu trước đó sản phụ có tiền sử sinh nở khó khăn, dẫu rằng cần phải xem xét nguyên nhân, lý do tại sao và khả năng sản phụ có thể sanh bình thường qua ngõ âm đạo (sanh qua âm đạo sau thủ thuật mở tử cung). Một vấn đề cũng đáng phải cân nhắc là nơi bạn sống. Những sản phụ sống ở vùng nông thôn hẻo lánh, khó tiếp cận các trung tâm cấp cứu thì không nên sinh con tại nhà. Khi xảy ra trường hợp cấp cứu sản khoa, tình trạng của người mẹ và trẻ sơ sinh sẽ rất nguy hiểm nếu thời gian di chuyển đến bệnh viện bị kéo dài vì đường sá khó khăn.

Để giúp việc sinh tại nhà an toàn hơn

Khi lựa chọn sinh tại nhà, bạn phải cân nhắc nhiều yếu tố. Một trong những điều quan trọng nhất là đảm bảo bạn có được một bác sĩ hộ sinh giỏi tay nghề, được đào tạo đầy đủ. Úc và New Zealand đều có những tổ chức điều phối chịu trách nhiệm đăng ký cho các y tá và bác sĩ hộ sinh (tham khảo phần bên dưới) .

Sinh nở và làm cha mẹ nhìn chung đã trở thành một lĩnh vực đầy tranh đua với nhiều cơ hội. Dường như sự sinh nở đã biến thành một thị trường và là nơi cạnh tranh không khoan nhượng với khoản thu nhập ngày càng tăng. Đây chính là một trong nhiều lý do tại sao các ông bố, bà mẹ đang cân nhắc phương pháp sinh tại nhà cần phải chủ động tìm hiểu những sự lựa chọn cho chính mình, đảm bảo rằng mình không bỏ sót bất kỳ nghĩa vụ và quyền lợi nào trước khi đi đến quyết định.

Bạn cần cảm thấy hoàn toàn gần gũi và thoải mái với bác sĩ hộ sinh của mình và duy trì mối quan hệ thấu hiểu lẫn nhau giữa hai bên suốt thời kỳ mang thai và sinh nở. Nhưng bác sĩ hộ sinh luôn phải có trách nhiệm thực hiện công việc trong phạm vi chuyên môn của mình.

Một điều rất quan trọng khi bạn chọn sinh tại nhà là thời kỳ thai sản của bạn phải hoàn toàn bình thường và không có nguy cơ biến chứng. Điều này sẽ giúp tăng tối đa khả năng sinh nở tự nhiên và giảm đi những nguy cơ cho quá trình sinh nở.

Xem thêm: How To Unblock Adobe Flash Player Was Blocked Because It Is Out Of Date

Thực tế là không phải lúc nào cũng đoán trước được mọi vấn đề, vì thế luôn phải có kế hoạch cho những trường hợp bất ngờ, không định trước. Bạn phải chuẩn bị sẵn phương tiện di chuyển thuận lợi để đến bệnh viện kịp thời trong trường hợp xảy ra biến chứng không lường trước. Trong quá trình chăm sóc thai sản, bác sĩ nên tư vấn, thảo luận cả về những vấn đề cảm xúc và tinh thần khi sinh tại nhà. Để khi bắt đầu chuyển dạ, sản phụ chỉ tập trung hết sức lực và tâm trí vào cơn chuyển dạ và đứa trẻ trong bụng mà thôi.

Đối với em bé trong bụng mẹ

Một điều quan trọng là quyền lợi của đứa trẻ trong bụng không bị bỏ sót. Khi mà cả bố mẹ và bác sĩ đều nhất trí chọn phương pháp sinh tại nhà thì bạn cần chắc chắn rằng sức khỏe và sự an toàn của đứa trẻ phải được ưu tiên đảm bảo trước khi đưa ra quyết định này.

Cần phải suy nghĩ đến quyết định bỏ kế hoạch sinh tại nhà và chuyển sản phụ đến bệnh viện gần nhất. Ngay từ khi còn trong lúc mang bầu, bạn cần lên kế hoạch, cùng thảo luận về trường hợp bất ngờ, không định trước có thể xảy ra, chứ không phải đợi đến khi cả người mẹ và trẻ sơ sinh đều đã trong tình trạng nguy hiểm.

Các con số nói lên điều gì? Người trong cuộc nói gì?

Đã có nhiều cuộc nghiên cứu và tài liệu so sánh sự an toàn của phương pháp sinh tại nhà với sinh tại bệnh viện. Cho đến thời điểm hiện nay thì các con số phân tích cho thấy sinh tại nhà là một lựa chọn an toàn cho nhiều phụ nữ, nhất là những người có thai kỳ khỏe mạnh. Theo những người ủng hộ phương pháp sinh tại nhà, một cuộc sinh nở tại nhà an toàn bao gồm tất cả các yếu tố của ca sinh nở yên ổn, bao gồm cả an toàn về tâm lý và cảm xúc.

Một trong những cuộc nghiên cứu quy mô rộng rãi nhất về vấn đề sinh tại nhà là tại Hà Lan năm 2006 với hơn 500,000 bà bầu tham gia. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc sinh tại nhà không làm gia tăng nguy cơ tử vong hay các bệnh nguy hiểm trước khi sinh cho những phụ nữ nằm trong nhóm nguy cơ thấp, miễn là dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản hỗ trợ tốt cho các ca sinh tại nhà; các bác sĩ hộ sinh được đào tạo bài bản, phương tiện vận chuyển đáng tin cậy và chu đáo.

Theo báo cáo của Trường Đại học sản phụ khoa Hoàng gia Úc và New Zealand RANZCOG:

“Bằng chứng cho thấy tỷ lệ xấp xỉ 12% đến 43% các trường hợp được xem là “nguy cơ thấp” trong thời kỳ mang thai gặp phải các biến chứng và bắt buộc phải chuyển tới bệnh viện để sinh em bé. Tại nhiều nơi ở Úc các trường hợp như vậy không thể xử lý kịp thời”.

Quan điểm chung của Trường đại học Sản khoa Hoàng gia và Trường đại học đào tạo bác sĩ hộ sinh Hoàng gia về việc sinh tại nhà:

Tóm tắt

Trường Đại học đào tạo bác sĩ hộ sinh Hoàng gia (RCM) và trường đại học sản phụ khoa Hoàng gia (RCOG) hỗ trợ các trường hợp sinh tại nhà với thai kỳ không có biến chứng. Không có lý do gì mà các sản phụ ít nguy cơ biến chứng lại không nên sinh tại nhà, và điều này mang lại những lợi ích không nhỏ cho bản thân họ và gia đình họ. Có nhiều minh chứng cho thấy việc sinh tại nhà giúp làm gia tăng cơ hội được sinh nở an toàn và thoải mái của người phụ nữ. Lợi ích này là cho chính sức khỏe của người mẹ và cả đứa trẻ sơ sinh”.

Một đi điều thực tế về phương pháp sinh tại nhà

Tại Úc và New Zealand hiện nay, phần lớn các trẻ sơ sinh được sinh ra tại bệnh viện. Với các bác sĩ hộ sinh hoạt động độc lập, ảnh hưởng của những nguy cơ phải bồi thường bảo hiểm, bị đe dọa kiện tụng, và yêu cầu phải túc trực bên điện thoại trong suốt khoảng thời gian dài đã làm cho nhiều bác sĩ hộ sinh có tay nghề và tâm huyết dần từ bỏ công việc này.

Nguồn tham khảo

www.nursingmidwiferyboard.gov.auwww.midwiferycouncil.health.nzwww.americanpregnancy.org/labornbirth/homebirth.html

Để biết thêm, mời bạn đọc bàiSinh con

Nếu như mẹ vẫn đang có những thắc mắc trong việc phục hồi sức khỏe sau khi sinh thì tham khảo chuyên mụcChăm sóc sau sinhhoặc đừng ngần ngại gửi ngay câu hỏi của mẹ vềGóc Chuyên Giacủa hocketoanthue.edu.vn® để được các bác sĩ giải đáp nhé.

Để bé yêu luôn khoẻ mạnh, mẹ hãy tham khảo chuyên mụcCách chăm sóc béhoặc tìm hiểuBảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ