Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt khiến nhiều chị em lo lắng vì đây là hiện tượng khác thường ở cơ quan sinh dục nữ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến chị em bị chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, đó có thể là do sinh lý đang bất ổn hoặc bệnh lý phụ khoa đang tiềm ẩn. Để xác định nguyên nhân, chị em cần theo dõi các triệu chứng và tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt là như thế nào?

Bình thường chu kỳ kinh nguyệt vẫn “ghé thăm” chị em đều đặn vào ngày nào đó trong tháng. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ lặp lại sau 28 ngày và có thời gian kinh nguyệt từ 4-7 ngày. Tuy nhiên, vì một lý do nào đấy bạn thấy giữa 2 chu kỳ kinh nguyệt nối tiếp nhau xuất hiện chảy máu 1 vài lần.

Tùy từng nguyên nhân mà hiện tượng ra máu giữa chu kỳ có thể khác nhau. Bạn có thể thấy lượng máu tiết ra ít hơn chu kỳ hàng hàng và chỉ xuất hiện trong 1 vài tiếng hoặc hai ngày là tự biến mất. Màu sắc của máu kinh nguyệt có thể là màu đỏ hoặc màu nâu.

Hiện tượng ra máu ngoài chu kỳ này có thể sẽ được phát hiện sau khi đi vệ sinh. Bạn có thể quan sát màu sắc, tính chất của loại máu này. Đồng thời, bạn cũng không nên bỏ qua những triệu chứng kèm theo có thể xuất hiện như: đau lưng, đau bụng, vùng kín có mùi hôi, ngứa ngáy.


*

Nguyên nhân ra máu giữa chu kỳ chị em thường mắc

Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Đó có thể là do nguyên nhân sinh lý hoặc do bệnh lý nguy hiểm. Bạn cần nhận biết rõ các triệu chứng hoặc thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác. Một vài nguyên nhân phổ biến khi thấy xuất huyết giữa kỳ kinh.

Do nguyên nhân sinh lý

Đây là những nguyên nhân không ảnh hưởng, nguy hiểm và thường không cần điều trị mà chúng có thể tự khỏi. Theo thống kê có khoảng 70% chị em bị ra máu giữa kỳ kinh là do nguyên nhân này.

Do rụng trứng: Nguyên nhân là do tụt hàm lượng nội tiết tố Estrogen trong cơ thể khi vỡ nang trứng, trước khi hoàng thể. Thông thường hiện tượng này gặp phải ở những người có chu kỳ khoảng 15 ngày 1 lần, lượng máu chảy ra không nhiều.Do sử dụng thuốc tránh thai: Tùy từng cơ địa mỗi người, ảnh hưởng của thuốc tránh thai lại khác nhau, Thông thường thuốc tránh thai thường không có tác dụng phụ. Thế nhưng nếu bạn thay đổi nhiều hình thức tránh thai khác nhau hoặc sử dụng cùng 1 lúc sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng chảy máu bất thường giữa chu kỳ.Do căng thẳng quá mức: Căng thẳng, mệt mỏi là tác nhân xấu tác động đến sức khỏe trong đó có sức khỏe sinh sản. Nguyên nhân là do bạn căng thẳng quá mức, mất ngủ hoặc lo lắng trầm cảm. Lúc này cơ thể sẽ giải phóng ra lượng cortisol hormone estrogen, progesterone ít hơn bình thường khiến chu kỳ bị rối loạn bất thường.Do chu kỳ âm đạo khô: Thường là do suy giảm Estrogen nên dẫn đến âm đạo khô. Lượng estrogen không chỉ khiến cơ thể bất thường, bạn sẽ thấy kèm theo hiện tượng chuột rút, đau đầu nhẹ.Mới sinh con hoặc phá thai: Sau khi sinh hoặc sau khi phá thai vài tuần bạn cũng thấy chảy máu bất thường. Nguyên nhân là do tử cung chưa quen với sự thay đổi sau khi sinh con. Nếu phá thai thì do máu trong tử cung còn sót lại trong mô thai.Chấn thương âm đạo, tử cung: Do bạn sử dụng những dụng cụ cổ tử cung không phù hợp hoặc do bạn quan hệ tình dục quá mạnh bạo. Những hành động này làm chấn thương lớp niêm mạc ở âm đạo, tử cung và gây chảy máu.

Do nguyên nhân bệnh lý

Nếu do những nguyên nhân bệnh lý khiến bạn bị ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt thì hãy đi thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Hội chứng buồng trứng đa nang: Là hiện tượng buồng trứng có rất nhiều nang trứng nhưng không to lên và cũng không phóng noãn được. Nguyên nhân liên quan đến sự mất cân bằng hormone và insulin và gây nên hiện tượng tăng cân, rụng tóc quá nhiều.Viêm âm đạo: Các vi khuẩn gây viêm âm đạo làm tổn thương viêm loét bề mặt và các mạch máu, khiến chị em gặp phải hiện tượng chảy máu mà không liên quan đến chu kỳ kinh.Các bệnh lây truyền qua đường tình dục: Do bạn quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình bị nhiễm bệnh. Máu chảy ra bất thường kèm theo hiện tượng ngứa rát âm đạo, âm hộ, có dịch nhầy bất thường, có mùi hôi khó chịu.Ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung: Những bệnh lý này gây rối loạn cấu trúc, chức năng của các bộ phận này. Các khối u phá vỡ cấu trúc bình thường của cơ quan sinh dục, lớp niêm mạc bị tổn thương và dễ chảy máu.Bị sảy thai: Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt rất có thể là do bạn bị sảy thai. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị sảy thai do đó để khẳng định chắc chắn bạn nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa.
*

Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt phải làm sao?

Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt do rất nhiều nguyên nhân, do đó khi thấy hiện tượng này bạn cần thăm khám các bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Nếu do nguyên nhân sinh lý thì có thể tự khỏi hoặc thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu do nguyên nhân bệnh lý bạn cần tiến hành điều trị bệnh.

Bạn có thể nhận biết hiện tượng này là sinh lý hay bệnh lý bằng cách sau đây:

Nếu lượng máu không nhiều, chỉ thấm vào băng, máu có màu đỏ tươi là do chấn thương do quan hệ tình dục. Bạn cần nghỉ ngơi, không nên lao động nặng, vài ngày sau sẽ tự hết.Nếu máu chảy kèm theo khí hư, dịch nhờn, mủ, mùi hôi… có thể do viêm nhiễm đường sinh dục. Bạn cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục đồng thời sử dụng thuốc kháng sinh điều trị.Nếu máu chảy lượng nhỏ kèm theo hiện tượng buồn tiểu, buồn rặn, đau bụng dưới… rất có thể là do khối u gây nên. Bạn nên thăm khám bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể.

Tùy theo hiện tượng chảy máu, số lượng máu chảy và các dấu hiệu kèm theo, chúng ta có các giải pháp khác nhau. Bạn cần lưu ý khi gặp phải hiện tượng này không nên quan hệ tình dục, nên vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, không thụt rửa âm đạo…

Ra máu giữa chu kỳ là hiện tượng bất tường, cách tốt nhất là bạn nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị. Nếu còn những thắc mắc cần giải đáp bạn có thể liên hệ trực tiếp đến các bác sĩ chuyên khoa theo số điện thoại: 0243.9656.999 để được tư vấn và giải đáp.


- Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn