Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo


MỤC LỤC VĂN BẢN
*

CHÍNH PHỦ -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 77/2021/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2021

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP THÂM NIÊN NHÀ GIÁO

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15tháng 11 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chứcngày 25 tháng 11 năm 2019;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Chính phủ ban hành Nghị định quy địnhchế độ phụ cấp thâmniên nhà giáo.

Điều 1. Phạm viđiều chỉnh

Nghị định này quy định chế độ phụ cấpthâm niên nhà giáo.

Điều 2. Đối tượngáp dụng

Nghị định này áp dụng đối với nhàgiáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dụccông lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục công lập) đãđược chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức vàlực lượng vũ trang, bao gồm:

1. Nhà giáo gồm viên chức chuyênngành giáo dục, đào tạo (mang mã số có các ký tự đầu làV.07) và viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mang mã số có các ký tự đầulà V.09) thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đanggiảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinhphí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sựnghiệp theo quy định của pháp luật).

2. Nhà giáo thuộc danh sách trả lươngđược cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thínghiệm tại các tàu huấn luyện, xưởng trường, trạm, trại,trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn của cơ sở giáo dục phổthông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dụcđại học công lập.

3. Các đối tượng không thuộc quy địnhtại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà giữ mã số có các ký tự đầu là V.07 và V.09không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Điều 3. Thời giantính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên

1. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên

Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:

a) Thời gian giảng dạy, giáo dục cóđóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập.

b) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáodục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sởgiáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở cáccơ sở giáo dục ngoài công lập).

c) Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo mộttrong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát,kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra đảng;thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trongquân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có).

d) Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theoluật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâmniên nghề.

2. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên

a) Thời gian tập sự.

b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 thángtrở lên.

c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định củapháp luật về bảo hiểm xã hội.

d) Thời gian đi làm chuyên gia, đi học,thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoàivượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

đ) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra,truy tố, xét xử.

e) Thời gian không làm việc khácngoài quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều này.

Điều 4. Mức phụ cấpthâm niên

1. Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáodục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng)được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiệnhưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗinăm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

2. Phụ cấp thâm niên được tính trảcùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Cách tính mức tiền phụ cấp thâmniên hàng tháng:

Mức tiền phụ cấp thâm niên

=

Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng

x

Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ

x

Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng

Điều 5. Nguồnkinh phí thực hiện

1. Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụcấp thâm niên đối với nhà giáo được sử dụng từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị vànguồn kinh phí do ngân sách nhà nước đảm bảo, cụ thể:

a) Đối với cơ sở giáo dục công lập tựbảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và cơ sở giáo dụccông lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâmniên được bảo đảm từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị.

b) Đối với các cơ sở giáo dục công lậptự bảo đảm một phần chi thường xuyên: Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâmniên được bảo đảm từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và nguồn ngân sách nhà nướccấp theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.

c) Đối với các cơ sở giáo dục công lậpdo Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Kinh phí thực hiệnchế độ phụ cấp thâm niên do ngân sách nhà nước bảo đảm và giao trong dự toánngân sách hàng năm của cơ sở giáo dục theo phân cấp quảnlý ngân sách nhà nước hiện hành.

2. Trong trường hợp Nhà nước thực hiệnđiều chỉnh mức lương cơ sở, các bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn,xét duyệt và tổng hợp báo cáo nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấpthâm niên nhà giáo vào nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương theo các quy địnhhiện hành về việc xác định nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh mứclương cơ sở hàng năm; gửi Bộ Tài chính xem xét, thẩm định theo quy định.

Điều 6. Hiệu lựcthi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hànhtừ ngày ký ban hành.

2. Chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáoquy định tại Nghị định này được áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 cho đến khithực hiện chính sách tiền lương mới theo quy định của Chính phủ.

3. Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo vàcác văn bản hướng dẫn Nghị định hết hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm2020.

Điều 7. Điều khoảnchuyển tiếp

1. Các địa phương, cơ sở giáo dụccông lập đã thực hiện chi trả chế độ phụ cấp thâm niên nhàgiáo từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến nay, thì tiếp tục thực hiện theo Nghị địnhnày.

2. Nhà giáo đang giảng dạy trong cáccơ sở giáo dục công lập vẫn giữ ngạch viên chức ngành giáo dục, đào tạo (có 2chữ số đầu của mã số ngạch là 15) mà chưa được chuyển xếpsang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (mã sốV07), chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mã số V09) thì vẫn được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định tại Nghị định này.

Điều 8. Trách nhiệmthi hành

1. Người đứng đầu cơ sở giáo dục cônglập có trách nhiệm:

a) Giải quyết truy lĩnh và thực hiệnchi trả tiền phụ cấp thâm niên nhà giáo cho các đối tượng hưởng kể từ ngày 01tháng 7 năm 2020.

b) Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội để điều chỉnh lại mức đóng và mứchưởng các chế độ (nếu có) đối với nhà giáo thuộc đối tượng quy định tại Nghị định này mà đã nghỉ hưu hoặc tạm dừnghưởng phụ cấp thâm niên trong khoảng thời gian từ ngày 01tháng 7 năm 2020 cho đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

2. Cơ quan có thẩm quyền quản lý nhàgiáo có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện chế độ phụ cấpthâm niên tại các cơ sở giáo dục trực thuộc đảm bảo theo đúng quy định của Nghị định này.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịutrách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, KTTH (2).

Bài viết liên quan